Thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển sản xuất nông
nghiệp của Việt Nam, giá trị xuất khẩu và sản lượng liên tục tăng trong nhiều
năm qua, kim ngạch xuất khẩu đạt mức 4,2 tỉ USD trong năm 2009 (Tổng Cục
Hải Quan, 2010), tăng gấp 6 lần so với năm 1986. Xuất khẩu thủy sản chiếm
7,65% giá trị GDP năm 2009 (ARTEX, 2010). Năm 2010, kim ngạch xuất
khẩu thủy sản đạt khoảng 4,5 tỉ USD (Y Nhung, 2010).
Ở ĐBSCL, diện tích và sản lượng tôm sú nuôi là 584.000 ha và 293.829 tấn năm
2008, tương ứng chiếm 94% và 95% so với cả nước. Sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu đạt 191.550 tấn và 1.625 triệu USD (Cục Nuôi trồng thủy sản, 2009).
Hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến chiếm 51,9%/tổng diện tích nuôi thủy
sản của vùng, nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh chỉ chiếm 6,8%/tổng diện
tích nuôi tôm năm 2008 (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009). Nuôi tôm
theo tiêu chuẩn BAP cũng đã xuất hiện ở Việt Nam, nhưng với quy mô nhỏ và
mang tính chất thử nghiệm (VASEP, 2004; ARTEX, 2010). Tiêu chuẩn thực
hành nuôi tốt (BAP) do tổ chức Liên minh thủy sản toàn cầu (GAA) phát triển từ
năm 2002 và được Hội đồng chứng nhận thủy sản (ACC) cấp chứng nhận. Tiêu
chuẩn BAP áp dụng cho các nhà chế biến xuất khẩu tôm, cá rô phi và cá da trơn
vào hệ thống bán lẻ và nhà hàng lớn ở Mỹ và một số các nhà nhập khẩu của
Canada và Châu Âu. Theo ACC (2010c, d, e và f), có 128 nhà máy chế biến, 132
trại nuôi, 29 trại sản xuất giống và 9 công ty đóng gói lại các sản phẩm thủy sản
tại 17 quốc gia được cấp chứng nhận (CN) BAP. Tại Việt Nam, có 16 nhà máy
chế biến tôm, 6 trang trại nuôi và 4 trại sản xuất giống tôm được cấp CN BAP từ
2005 đến nay. Nghiên cứu này nhằm (i) mô tả và đánh giá thực trạng việc áp
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 428-439 Trường Đại học Cần Thơ
430
dụng tiêu chuẩn CN BAP trong nuôi tôm sú ở ĐBSCL; và (ii) so sánh hiệu quả
sản xuất giữa nuôi tôm sú đạt CN và CCN.Trích từ: http://tailieufree.vn