Tên Việt Nam: Mây nếp
Tên Việt Nam khác: Mây trắng, mây mật
Tên khoa học: Calamus tetradactylus Hance
Họ Cau (Arecaceae)
1. Mô tả hình thái
Mây nếp là loài cây mọc cụm, mỗi cụm gồm nhiều thân khí sinh mọc lên từ thân ngầm (có từ 30-50 thân khí sinh/cụm). Thân ngầm nằm dưới đất có hình dạng như củ gừng, vỏ mầu đen và cứng như sừng, có xu hướng ăn nổi dần trên mặt đất. Thân khí sinh vươn dài, không phân nhánh, leo dựa vào cây khác, cây trung bình có đường kính 0,8-1,2cm, dài đến 30m hoặc hơn nếu...
- Kỹ thuật trồng Mây nếp
Tên Việt Nam: Mây nếp
Tên Việt Nam khác: Mây trắng, mây mật
Tên khoa học: Calamus tetradactylus Hance
Họ Cau (Arecaceae)
1. Mô tả hình thái
Mây nếp là loài cây mọc cụm, mỗi cụm gồm nhiều thân khí sinh mọc lên từ thân ngầm (có
từ 30-50 thân khí sinh/cụm). Thân ngầm nằm dưới đất có hình dạng như củ gừng, vỏ mầu đen và
cứng như sừng, có xu hướng ăn nổi dần trên mặt đất. Thân khí sinh vươn dài, không phân nhánh,
leo dựa vào cây khác, cây trung bình có đường kính 0,8-1,2cm, dài đến 30m hoặc hơn nếu không
bị khai thác. Thân chỉ phát triển trên ngọn, như vậy thân mây chỉ dài ra mà không phát triển đường
kính, kích thước giữa ngọn và gốc ít chênh lệch. Thân chia đốt và lóng, lóng dài 15-40cm, đốt ít
nổi.
Lá Mây nếp là lá đơn xẻ thuỳ lông chim rất sâu, gần giống như một lá kép. Lá ở cây còn
nhỏ có cuống dài, mang 4-6 thuỳ lớn dài 18cm, rộng 6cm. Cây trưởng thành lá dài đến 1m, trên
cuống lá mang 14-20 lá chét, mọc từng cụm cách nhau 4-20cm thuỳ dài 10-30cm, rộng 2-3cm. Bẹ
lá hình ống, bao kín thân cây rất chặt, đỉnh bẹ lá có thìa lìa cao 3-5mm, không gai, khi non thìa lìa
mầu xanh khi già mầu nâu. Trên mặt bẹ lá có gai dẹt. Từ bẹ lá mọc ra "tay mây"; Tay mây nằm đối
diện và thấp hơn nách lá khoảng 2cm (thường từ lá thứ 6-7 trở đi tay mây mới xuất hiện). Tay mây
hình sợi mỏng, màu xanh lục, dài khoảng 1m. Trên tay mây có những vuốt gồm 2-4 gai mập ngắn,
- có gốc thường dính vào nhau, tay mây giúp thân bám chắc vào giá thể. Lá mây xanh quanh năm và
4-5 năm mới rụng lá.
Mây nếp là cây đơn tính khác gốc. Cụm hoa là một bông mo dạng đặc biệt của các tay mây
phía ngọn. Bông mo dài, mảnh, có lá mo hình ống, mầu lục có gai bao ngoài. Hoa đực mầu vàng,
đài 3 thuỳ, 3 cánh hoa, 6 nhị. Hoa cái nhỏ, có cuống, đài 3 thuỳ, 3 cánh hoa hẹp và dài hơn thuỳ
đài, bầu hình nón, núm có 3 thuỳ cong. Quả hình cầu, đường kính 8mm, đầu có mỏ nhọn và núm
nhuỵ tồn tại. Vỏ quả có vẩy bao bọc, vẩy xếp thành 18 hàng dọc. Quả khi non mầu xanh lục, khi
già mầu xám vàng. Mỗi quả có một hạt, hạt hình cầu đường kính 5mm, có vỏ rất cứng. Quanh hạt
là cùi thịt mọng nước có vị chua, ngọt chát, ăn được. Mỗi cây có khoảng 4-5 buồng quả, mỗi
buồng có khoảng 100 quả, trung bình 1kg có 3.200-3.500 quả hoặc 8.000-8.500 hạt.
2. Đặc điểm sinh thái
2.1. Điều kiện tự nhiên
Mây nếp phân bố nhiều ở miền Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào...
Mây nếp thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhiệt độ không khí từ 20
đến 250C, lượng mưa trung bình từ 1500 đến 2500mm, độ ẩm không khí cao, không bị sương giá
và ngập úng nhiều ngày. Mây nếp ưa đất sâu, ẩm, giàu mùn, xốp, độ pH từ 4,5 đến 6,0. Mây nếp là
một trong những loài Song Mây có phân bố rộng nhất ở Việt nam, có thể gặp Mây nếp mọc tự
nhiên ở khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam. Tập trung nhất là ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình,
Nghệ An... Trong rừng tự nhiên thường gặp Mây nếp trong kiểu rừng lá rộng thường xanh, có độ
cao khoảng 100-800m, tập trung nhiều nhất ở độ cao 200-500m. Trong các kiểu rừng rụng lá hay
nửa rụng lá rất hiếm gặp mây nếp.
2.2. Đặc điểm sinh sản, sinh trưởng và ph
Giá: 10K
|