Kỹ thuật nuôi chồn nhung đen

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Kỹ thuật nuôi chồn nhung đen

Kỹ thuật nuôi chồn nhung đen

Chồn nhung đen là động vật thuộc họ gặm nhấm có xuất xứ từ Nam Mỹ. Đây là giống vật nuôi rất phù hợp với người nghèo bởi chúng chỉ ăn cỏ và các loại rau, củ, quả bình thường, nhưng lại cho thịt nhiều hàm lượng dinh dưỡng và được bán với giá khá cao.

Cho nhiều tiêu ít

Theo TS Võ Văn Sự (Viện Chăn nuôi), tại các nước Nam Mỹ, người nghèo thường nuôi chồn nhung đen để lấy thịt với 10% lượng thịt tại các nước này được sản xuất từ chồn nhung. Các nước Đông Phi, Châu Á như: Nigeria, Cameroon, Philippines, Trung Quốc… đã thử nghiệm thành công và phát triển loài chồn nhung đen đáp ứng nhu cầu cho người dân, mỗi năm cung cấp hàng trăm tấn thịt ra thị trường.

Tại Nam Nigeria, 10% gia đình nông dân nuôi chồn nhung đen, họ bảo nuôi chồn nhung còn dễ hơn cả nuôi gà vì chúng không phá phách, thời gian nuôi ngắn ngày, thức ăn lại dễ kiếm. Tiến sĩ Võ Văn Sự cho hay, chồn nhung đen được đưa về Viện Chăn nuôi năm 2005, sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm cho thấy loài vật nuôi này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, môi trường tại nước ta. Hiện trên địa bàn cả nước đã có hàng trăm mô hình nuôi chồn nhung đen với quy mô vừa và nhỏ.

Tiến sĩ Phạm Công Thiếu - Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi (Viện Chăn nuôi) cũng rất quan tâm tới việc phát triển loài chồn nhung đen. Theo ông, chồn nhung ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại cỏ, thân cây ngô, dây lang, lạc, mía… rất phù hợp với người dân nông thôn Việt Nam trong thời buổi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao và dịch bệnh tràn lan như hiện nay. Đặc biệt chúng rất hiền, không phá phách hoặc tiềm ẩn nguy cơ phá hại như rùa tai đỏ hay các sinh vật ngoại lai khác.

Thực tế, khi tham quan mô hình nuôi chồn nhung đen tại Viện Chăn nuôi, chúng tôi thấy chúng chỉ quanh quẩn trong chuồng cao chưa đầy 30 cm nhởn nhơ ăn cỏ voi mà không hề nhảy ra ngoài. Hình thù bên ngoài chồn nhung đen không khác gì một con thỏ, nhưng tai nhỏ, không có đuôi và luôn khoác lên mình bộ lông đen tuyền. Chồn nhung đen thương phẩm ngoài thị trường hiện nay được bán với giá từ 200.000 – 300.000 đồng/kg.

Kinh nghiệm nuôi chồn nhung đen

Sau nhiều năm nuôi nghiên cứu, nhân giống thành công loài chồn nhung đen, Viện Chăn nuôi đúc kết được một số kinh nghiệm nuôi như sau:

Chọn giống: Trong quá trình xây dựng đàn chồn mới hoặc gây giống từ đàn chồn gốc, người nuôi chú ý chọn những con khỏe mạnh, thể hình đầy đặn, béo tốt, xương cốt chắc chắn, toàn thân có lông màu đen tuyền bóng mượt, sạch sẽ, cử động linh lợi, hoạt bát. Đầu tròn đều, cổ, ngực, bụng săn chắc, tứ chi đầy đủ và không bị biến dạng. Mắt đen sáng, không bị ghèn mắt, mũi ươn ướt, không có hiện tượng rụng lông, hô hấp bình ổn, da mềm mại và có tính đàn hồi, không bị bệnh ngoài da...

Thức ăn: Như đã giới thiệu ở trên, thức ăn của chồn nhung đen rất phong phú, có thể là thức ăn xanh, thức ăn tinh, thức ăn củ quả hoặc có thể là phế phụ phẩm… Chính vì vậy, tuỳ điều kiện chăn nuôi mỗi nơi có thể áp dụng các khẩu phần ăn phù hợp với điều kiện thực tế. Do thức ăn của chồn là thức ăn xanh chứa khá nhiều nước nên nhìn chung nhu cầu nước uống tiêu thụ của chồn rất ít. Trung bình, mỗi ngày một con chồn trưởng thành tiêu tốn khoảng 40 gr nước.

Sinh sản: Chồn nhung đen có khả năng sinh sản khá cao, mỗi năm trung bình đẻ khoảng 4 lứa; mỗi lứa trung bình từ 3 - 4 con. Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày, thời gian cai sữa cho chồn con là 20 - 21 ngày. Thường sau khi cai sữa xong từ 1 - 3 ngày, chồn cái lại động dục, đây là thời điểm người chăn nuôi có thể cho giao phối lần tiếp theo. Đối với chồn hậu bị chuẩn bị bước sang giai đoạn sinh sản, vào khoảng 50 - 60 ngày chúng có những biểu hiện động dục đầu tiên. Tuy nhiên, không nên để chồn tự do ghép đôi giao phối ở thời điểm này mà nên để chồn khoảng 70 - 80 ngày tuổi đối với con cái, 90 - 100 ngày tuổi đối với con đực mới cho giao phối vì thời điểm đó chồn mới phát triển thành thục các cơ quan sinh dục. Tỷ lệ ghép phối, đối với chồn được nuôi theo nhóm quần thể có thể ghép phối theo tỷ lệ 1 đực 4 cái.

Trước khi đẻ 2 - 3 ngày, chồn thường cắp những cọng rơm rạ lá khô để làm tổ. Chính vì vậy, cần tách riêng chồn mẹ và chuẩn bị nguyên liệu, chuồng trại sạch sẽ để chồn sinh con. Chồn con sau khi sinh đã mở mắt và rất nhanh nhẹn, khoảng nửa giờ đồng hồ chúng có khả năng chạy bình thường, 3 ngày tuổi chúng đã ăn một số loại thức ăn xanh mềm. Chú ý, thời gian này tránh thả lẫn con đực trưởng thành vào vì chúng có thể cắn chết chồn con.

Chuồng trại: Tuỳ điều kiện từng gia đình, chuồng chăn nuôi chồn không cần quá cầu kỳ đầu tư, có thể dùng những phòng cũ, chuồng lợn cũ cải tạo lại là sử dụng được. Chỉ cần chú ý xây dựng chuồng nuôi sao cho thoáng mát, mùa đông ấm, mùa hè mát, không bị ẩm ướt. Đặc biệt, chuồng nuôi phải yên tĩnh và chống được chuột. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng, bởi 95% chồn con sau khi sinh bị chết là do chuột cắn. Bởi vậy, chuồng nuôi tốt nhất phải được làm bằng lưới mắt cáo cỡ nhỏ tránh chuột có thể vào cắn chết chồn con.

Ngoài ra, chồn nhung đen rất nhát gan, nên khi xây dựng chuồng trại phải lựa chọn nơi có môi trường xung quanh yên tĩnh. Tốt nhất, nên sử dụng chuồng lồng có nhiều tầng cách ly với mặt đất để nuôi theo nhóm vừa dễ bề theo dõi quản lý lại tăng khả năng bảo vệ cho đàn chồn con.

Vệ sinh, thú y: Chồn nhung đen là loại động vật rất ít bệnh tật, trong thực tế chúng thường mắc một số bệnh đơn giản sau: Bệnh kí sinh trùng đường tiêu hoá, bệnh xuất huyết truyền nhiễm, bệnh nổi hạch và ve, ghẻ ngoài da. Tuy nhiên, để phòng chống tốt hơn các bệnh này thì nên tiêm phòng định kì 6 tháng 1 lần với bệnh xuất huyết truyền nhiễm. Đồng thời vệ sinh sạch sẽ, thức ăn, nước uống, chuồng trại, môi trường chăn nuôi đề phòng các bệnh kí sinh trùng trên.

NGÔ VĂN HUÂN - Nông Nghiệp VN, 10/06/2011

Video: Kỹ thuật nuôi chồn lông nhung (Phần 1)

 

Video: Kỹ thuật nuôi chồn lông nhung (Phần 2)

 

Kỹ thuật nuôi chồn nhung đen

Chồn nhung đen còn có tên gọi là "hắc thốn", có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ở vùng núi Andes, được Tây Ban Nha nhập vào nuôi cách đây hàng trăm năm. Sau được nuôi ở một số nước Châu âu, rồi phát triển sang Châu Á, chủ yếu nuôi nhiều ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm thực ở bơm bánh răng
by nhvan226
Bơm chìm nước thải hoạt động như thế nào
by nhvan226
Giá xe Honda Winner X 2024 mới nhất và thông tin màu sắc, phiên bản, TSKT (T03/2024)
by reviewxe12345
Giá xe Honda SH 160i 2024 mới nhất và thông tin màu sắc, phiên bản, TSKT (T03/2024)
by reviewxe12345
Chi tiết phiên bản, màu sắc, thông số, giá xe Honda SH 350i 2024 (T03/2024)
by reviewxe12345
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #56
Chiêu số 56: Giữ cho hoa lan khỏi bị gió lùa. Đừng để cho hơi lạnh hay hơi nóng thổi vào cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #22
Chiêu số 22: Ở những vùng ấm áp, cố gắng gắn lan lên những cây trong vườn. Khi có hoa nhìn tự nhiên hơn là trồng trong chậu.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #65
Chiêu số 64: Nếu hồ nghi, cứ dùng phân 20-20-20 là an toàn hơn cả.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #1
Chiêu số 1: Những nguyên tắc cơ bản cho người trồng lan: - Khô nhưng không hạn. - Ẩm nhưng không ướt.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #29
Chiêu số 29: Khi vo gạo, bạn hãy giữ nước gạo lại và phun nhẹ cho lan. Làm như vậy coi như bạn đang tưới cho cây sinh tố B1, hữu hiệu chẳng khác nào Superthrive. Nhưng đừng dùng khi nước vo gạo đã chua.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #17
Chiêu số 17: Nếu những cây Dendrobium của bạn có vẻ chết thì đừng có liệng chúng đi. Hãy trút cây ra khỏi chậu và để nơi mát với ánh sáng vừa phải. Đôi khi (và chỉ hy vọng), cây con "kei ki" sẽ mọc ra ở chỗ thân khô.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #6
Chiêu số 6: Mỗi vườn, mỗi vùng có tiểu khí hậu khác nhau, cho nên việc thay đổi cách trồng và tưới theo vườn người khác nên cân nhắc cẩn trọng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #63
Chiêu số 66: Nếu bạn muốn khử trùng mà không dùng đến lửa thì dùng 10% thuốc tẩy giặt Chlorox (bleach) hay 3% nước Oxy già (H2O2) pha với nước.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #4
Chiêu số 4: Không nên di chuyển, dời đổi thường xuyên cây lan.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #85
Chiêu số 85: Khi mới chơi lan không nên mua những cây quá đắt tiền. Vì mình chưa có kinh nghiệm có thể làm chết cây, tốn tiền dễ bị nản.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT