Chọn cây trồng




Danh sách bệnh cây

Bệnh     
BỆNH BẠCH TẠNG (Java downy mildew)

 Bệnh do nấm Sclerospora maydis gây ra. Đính bào đài phân nhánh đôi. Nhánh dài 150-
550 micron, với tế bào chân nhánh dài khoảng 60-180 micron. Đính bào tử có dạng hình cầu
hoặc hình bán cầu, kích thước: 27-39 x 17-23 micron (Hình 14C).
 
        
         

Cây bắp thường bị nhiểm bệnh nầy từ khi mới có 2-3 lá, nhưng  cũng có thể kéo dài đến
giai đoạn cây trổ cờ. Cây phát triển kém, lá hẹp lại và có màu vàng hay vàng xanh. Sau đó,
cả lá bị vàng, khô héo, cây chết. Nếu bệnh xâm nhập khi cây đã lớn, trên lá có  những vết
bệnh màu trắng hay vàng trắng và phát triển từ chân lá trở lên, tạo thành vệt sọc dài. Ở mặt
dưới lá, trên vết bệnh, đôi khi có lớp mốc màu trắng xám. Bệnh nặng, làm cả lá có màu trắng 
bạc, cây lùn và bất thụ, cây khô và chết dần

  - Trong một vùng, nên gieo trồng đồng loạt cùng thời gian và đúng mùa vụ, cây bắp sẽ
tránh được thiệt hại do bệnh gây ra (thoát bệnh, né bệnh).
 
     - Dùng giống kháng bệnh hoặc ít nhiểm bệnh. Chọn hạt giống tốt: nẩy mầm mạnh, đầy
đặn, khô.
 
     - Vệ sinh đồng ruộng: thu dọn và thiêu đốt hoặc chôn vùi xác cây bệnh sau khi thu hoạch.
cần phát hiện bệnh sớm và loại trừ các cây bệnh ra khỏi ruộng.
 
     - Luân canh bắp với lúa, cây họ cà, rau; tránh luân canh với luá  miến, kê.
 
     - Khử hạt trước khi gieo bằng một trong các thuốc như Falizan, Ceresan, Agronan ở 0,5%,
sau khi trộn với thuốc, hạt được ủ từ 7-10 ngày trước khi mang ra gieo.
 
     - Phun ngừa và trị bệnh bằng Maneb, Chloroneb, Bordeaux hoặc Copper oxychloride.

Mầm bệnh được lan truyền sang cây con khi trồng từ hạt giống còn tươi bị nhiểm bệnh,
còn trồng bằng hạt giống đã khô thì cây  con sẽ không mang bệnh.

Các đính bào đài phát triển ra khỏi các khí khẩu trên bề mặt lá, lộ ra ngoài, tạo thành
một lớp mốc trắng như sương phủ trên vết bệnh. Đính bào tử được sinh ra nhiều ở nhiệt độ
thấp (10-27 độ C), ẩm độ cao, trời âm u, nhiều sương , ít nắng gắt; đến giai đoạn nẩy mầm,
đính bào tử sẽ tạo ống mầm để xâm nhập vào lá; như vậy, đính bào tử là nguồn lây lan bệnh
chủ yếu trong ruộng bắp đang phát triển trong điều kiện thời tiết vừa nêu trên. 
 
          Ở giai đoạn sinh sản hữu tính, noãn bào tử được thành lập  bên trong mô lá bệnh khô
rụng trong ruộng. Noãn bào tử có màu vàng nhạt, hình cầu, võ dày, có khả năng lưu tồn lâu
trong đất.
 
          Sợi nấm bệnh được tìm thấy ở hạt chưa trưởng thành, nhưng không thấy ở hạt đã khô.
Sợi nấm, noãn bào tử được lưu tồn trong xác cây bệnh và trong đất sẽ là nguồn bệnh đầu tiên
trong ruộng  bắp. Đính bào tử từ ruộng bắp bệnh trong mùa khô cũng sẽ là nguồn lan truyền
bệnh cho vụ sớm trong mùa mưa.
 

BỆNH ĐỐM LÁ NHỎ (Southern leaf blight, Leaf spot)

Bệnh do nấm Helminthosporium maydis Nishikado & Miyake, giai đoạn hoàn toàn là
Cochliobolus heterostrophus Drechsler. Loài nầy tỏ ra thích ứng với điều kiện nóng ẩm cao
hơn loài H. turcicum.
 
      
 
        

 Trên lá, đốm bệnh có nhiều dạng và màu sắc khác nhau: có đốm hình chữ nhật, hình
thoi hoặc hình ellip, màu vàng, nâu vàng hoặc nâu đỏ, có viền nâu tím bao quanh, dài 5-10 mm và được giới hạn bởi hai gân phụ của lá (Hình 11). Sự thay đổi hình dạng và màu sắc của
đốm bệnh là do giai đoạn phát triển của bệnh, điều kiện thời  tiết, phản ứng của giống bắp
trồng,v.v...; ngoài ra, còn do đặc tính gây hại của dòng nấm bệnh:
 
     - Trên lá: dòng nấm O tạo ra những đốm bệnh hình chữ nhật với viền màu nâu, có kích
thước nhỏ 0,6 x 1,2-1,9 cm; còn dòng nấm T thì tạo vết bệnh to hơn, hình chữ nhật hoặc hình
thoi với viền  màu màu nâu đỏ.
 
     - Trên thân: dòng T tạo vết bệnh giống như trên lá, còn dòng O  không tạo vết bệnh trên
thân.
 
     - Trên trái: dòng T tạo ra lớp mốc như nỉ đen, còn dòng O không tạo vết bệnh trên trái.
 
          Bệnh làm chết các mô chứa diệp lục tố, làm giảm khả năng quang hợp, làm thân cây
yếu ớt, lá không còn bổ dưỡng trong chăn nuôi, giảm năng suất hạt. Khi hạt giống bị nhiểm
bệnh, cây con có thể sẽ chết. Bệnh rất phổ biến ở những vùng có khí hậu ấm áp, ẩm ướt, như
ở vùng nhiệt đới. Bệnh có thể tấn công từ khi cây mới có  2-3 lá đến lúc thu hoạch. Cây thiếu
dinh dưỡng, bệnh càng trầm trọng thêm.

   - Dùng giống kháng bệnh. Giống kháng bệnh có nhiều dạng: dạng kháng bệnh bằng phản
ứng cho đốm bệnh màu vàng, do di thể rhm; dạng kháng bệnh bằng phản ứng cho đốm bệnh
nhỏ, vùng bị hại ít, dạng nầy được chi phối bởi nhiều di thể. Tính kháng dòng O được  chi
phối bởi nhân, còn tính kháng dòng T được chi phối bởi nhân  và tế bào chất. Ở ĐBSCL, các
giống ít nhiểm bệnh được ghi nhận  là: Western yellow, Thái sớm hổn hợp, Mehico 4 và
Mehico 7. Các giống dễ nhiểm bệnh là: Taiwan 11, Đỏ Đài Loan, Răng ngựa,...
 
     - Khử hạt với maneb, captan, organomercury hoặc với hổn hợp carboxin và thiram. Bón
phân đầy đủ và cân đối N-P-K.
 
     - Phun thuốc ngừa trị bệnh như ở bệnh Đốm lá to. Trong điều kiện nhà lưới, có thể dùng vi
khuẩn đối kháng để phòng trị bệnh.

Việc xác định dòng nấm gây bệnh được dựa vào  triệu chứng bệnh xuất hiện  trên cây
con (4 tuần tuổi) khi được chủng bệnh. Ngay sau khi chủng bệnh, cây con được giữ nơi có ẩm
độ cao (95%) trong 24 giờ để bệnh phát triển.

   Có hai dòng gây hại đã được xác định là dòng T và dòng O. Dòng C (tấn công giống
bắp có tế bào chất C) là dòng thứ ba, mới được xác định tại Trung Quốc.
 
          Đính bào tử có hình thoi dài, hơi cong, màu nâu vàng, gồm nhiều tế bào,có 2-15 vách
ngăn, kích thước: 25-140 x 10-21 micron.
 
          Đính bào đài có màu nâu, mọc riêng lẻ hay kết thành chùm, gồm nhiều tế bào với 4-17
vách ngăn, kích thước: 162-487 x 5-9 micron, mang 1-8 đính bào tử (Hình 12B).
 
          Giả bao nang (pseudothecia) có miệng, hình cầu, màu đen, kích thước: 0,4-0,6 x 0,4
mm, chứa nhiều nang (asci). Mỗi nang có 4 nang bào tử; nang bào tử gồm 6-10 tế bào, kích
thước: 6-7 x 130-340 micron. Giai đoạn sinh sản hữu tính hiếm khi xảy ra trong  điều kiện tự
nhiên.
 
          Mầm bệnh tạo bào tử từ cây bệnh hoặc xác cây bệnh. Bào tử  được gió mang đi lây
nhiểm vào các lá bắp, đốm bệnh xuất hiện và 5-6 ngày sau đó sẽ cho ra bào tử. Dòng O ít gây
hại hơn dòng T. Ở lô hạt được thu thập từ ruộng nhiểm bệnh, có đến 99% hạt có sự  hiện diện của dòng T, trong khi không thấy dòng O mặc dù nó cũng      có khả năng gây hại trên hạt.
Bệnh cũng được truyền từ hạt; tuy nhiên, điều nầy chỉ xảy ra ở dòng T, còn ở dòng O thì chưa
có bằng chứng rõ ràng. Cây con phát triển từ hạt bị nhiểm dòng T, sẽ bị héo chết trong vòng
3-4 tuần sau khi trồng.

BỆNH ĐỐM LÁ TO - Northern leaf blight, Leaf blight, Turcicum leaf blight)

 Bệnh  do  nấm  Helminthosporium turcicum Passerini, giai đoạn hoàn toàn là
!ITrichometasphaeria turcia!i Luttrell, thuộc lớp Nấm Nang.

 Trên lá có đốm bệnh hình thuyền, màu vàng nâu hoặc xám, kích thước: 1-15 x 1 cm
(Hình 10), thường xuất hiện ở các lá dưới rồi lan dần lên các lá trên. Các đốm có thể liên kết lại làm cả lá bị cháy. 
          Qua phân tích, cho thấy bệnh càng nặng khi nồng độ ion Ca và Zn cao trong lá bi và nồng độ ion K thấp. Ở giống kháng bệnh, đốm bệnh nhỏ hơn, có màu xám trắng với viền màu vàng nhạt. Mô tế bào nơi đốm bệnh của giống kháng, thường chết nhanh, làm mầm bệnh không phát triển được. Phản ứng nầy thường thấy ở bắp Răng ngựa, bắp ngọt. 
          Bệnh thường xảy ra vào giai đoạn bắp trổ cờ trỡ về sau. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể làm chết cây con hoặc làm cây bị lùn khi mầm bệnh hiện diện liên tục trong ruộng bắp. Sau khi bắp phun râu được 4 tuần, nếu chỉ có dưới 30% diện tích lá bị bệnh và bệnh chỉ  ở các lá dưới, thì năng suất sẽ không bị thiệt hại đáng kể. Cây bị bệnh nầy thường bị phụ nhiểm bệnh Thối thân và Thối rể.
 
          Bệnh  còn  tấn  công  trên  cây  lúa  miến  và  nhiều  loại  cỏ:  johnsongrass,  sudangrass, gamagrass

    - Vệ sinh đồng ruộng, không bón quá nhiều đạm, cần bón thêm kali.
 
     - Luân canh với chu kỳ hai năm. Chọn trồng giống kháng bệnh, các giống kháng bệnh nầy có nguồn gốc từ các vùng Colombia, Caribê, Peru,Venezuella. Chọn giống dài ngày vì nó ít nhiểm bệnh hơn giống ngắn ngày.
 
     - Khi cây cao khoảng 0,5m, nên phun thuốc ngừa bệnh. Các thuốc có chứa maneb hoặc chlorothalonil hoặc propiconazol đều có hiệu quả trong việc phòng trị bệnh nầy, như: Dithane M-45 (80% mancozeb), Manzate 200 (80% maneb), Tilt (41,8% propiconazole), phun định kỳ 5-7 ngày/lần.

 Điều kiện phát sinh phát triển bệnh là: trời mát  và ẩm, buổi sáng có sương mù, cây vào giai đoạn trổ cờ và nhất là ở các vùng có vĩ độ cao.

Đính bào tử có màu nâu vàng sậm, dạng hình thoi hoặc hình con suốt (spindle-shaped), hơi cong, gồm nhiều tế bào với 1-9 vách ngăn, kích thước: 30-150 x 12-28 micron. Chúng được sinh ra trên các đính bào đài phát triển thành chùm. Đính bào đài có màu nâu ô-liu, kích thước: 7-9 x 150-250 micron (Hình 12A). Đính bào tử có thể sống đến 12 năm ở O độ C và ẩm độ thấp (49-58%). Ở 25 độ C và ẩm độ là 49%, đính bào tử chỉ sống dưới 6 tháng. Giai đoạn hoàn toàn (sinh sản hữu tính), !IT. turcica!i, hiếm khi xảy ra trong thiên nhiên; các giả bao nang (pseudothecia) được thấy trong môi trường nuôi cấy, có dạng hình cầu, kích thước: 13-17 x 42-78 micron, chứa nhiều nang bào tử (ascospores); mỗi nang bào  tử gồm 4 tế bào. 
          Tính biến động của mầm bệnh hiện diện  trong ba dòng nấm gây hại trên cây bắp; các dòng khác thì gây hại trên các cây khác.
 
          Nấm bệnh  lưu  tồn  trong xác cây bệnh và  trong đất, dưới dạng đính bào tử và bì bào tử (chlamydospoes). Mầm bệnh không được lan truyền từ hạt giống.
 
          Nấm bệnh xâm nhập vào lá, sáu ngày sau, mô tế bào bị nhiểm bệnh sẽ héo khô. trong điều kiện ẩm ướt hoặc sau cơn mưa, nấm  bệnh tạo bào tử ở hai mặt của vết bệnh, làm cho bệnh lây lan lên các lá bên trên. Vào năm 1935, có một báo cáo cho rằng hạt có thể bị nhiểm bệnh do nấm !IHelminthosporium!i sp.. Như vậy, loài nấm nầy có thể là một trong các loài có khả năng gây hại trên hạt đã được biết là: H. maydis, H. carbonum, H. rostratum, chớ không chắc là loài H. turcicum. Và các báo cáo khác cũng cho thấy loài H. turcicum không gây bệnh cho hạt

BỆNH ĐỐM VẰN (Banded disease, Banded leaf & sheath spot)

Bệnh  do  nấm  Rhizoctonia solani f. sp.  sasaki;  R. icrosclerotia; Corticium solani;
Thanatephorus cucumeris; Pellicularia filamentosa  gây ra. Nấm có sợi nấm không màu, có ngăn vách và phân nhánh thẳng góc. Hạch nấm hình cầu hoặc hình      trái xoan (oval), có màu nâu đến màu đen.
 
       
 
         

Các vết bệnh to, ướt, bất dạng, vằn vện xuất hiện trên thân, Lẹ lá, phiến lá và cả trên
lá bi . Bệnh cũng tấn công vào hạt, làm hạt phát triển kém, hạt nhăn nhúm lại. Ở giai
đoạn sau của bệnh, trong điều kiện ẩm ướt, trên vết bệnh có nhiều sợi nấm trắng và các hạch nấm nâu tròn. Bệnh xuất hiện sớm, thường làm cây con héo rủ.

 - Vệ sinh đồng ruộng, chú ý diệt cỏ dại. Trồng với mật độ cây thích hợp cho từng giống và từng mùa vụ, nên trồng thưa vào đầu mùa mưa. Đối với giống Ganga 5, trồng 50.000 - 55.000 cây/ha thì  bệnh ít xảy ra.
 
     - Chọn trồng giống ít nhiểm bệnh, như Ganga 5, Western yellow, Phát ngân, Răng ngựa. Các giống dễ nhiểm bệnh là: Taiwan II, Nù trắng, Mehico 4, Mehico 7. Cũng có khả năng tìm ra các giống kháng được bệnh nầy. Với 218 giống được trắc nghiệm giống kháng bệnh ngoài đồng, có 51 giống kháng , 132 giống nhiểm trung bình  và 35 giống nhiểm nặng.
 
     - Phun thuốc phòng trị bệnh vào gốc cây bắp và đất quanh gốc, với các thuốc như Kitazin, Dinasin, Benlate, Validacin hoặc Copper B.

  Nấm bệnh có trong đất, rơm rạ. xác cây bệnh. Mầm bệnh có phổ Ký chủ rất rộng, gồm nhiều loại cây trồng và nhiều loài cỏ dại.

Bệnh thường phát triển mạnh khi có mưa nhiều, ẩm độ cao (100%), nhiệt độ cao khoảng 25-30 độ C, ruộng được gieo trồng với mậc độ dày. Bệnh thường gây hại nặng khi cây bắp ở giai đoạn từ trổ cờ đến phun  râu.

 

Nấm được lưu tồn và lây lan ở hai dạng: sợi nấm và hạch nấm. Từ đất, sợi nấm bám vào mặt ngoài của thân cây, phát triển lên trên. Mặc dù bệnh có gây nhiểm vào hạt trên cây nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng bệnh sẽ được truyền từ hạt vào cây. Nấm bệnh có tính biến động rất cao.

BỆNH HÉO CÂY CON (Damping off, Rhizoctonia root rot, Crown and brace root rot)


          Bệnh do nấm Rhizoctonia solani.


          Nấm bệnh tấn công phần thân gần mặt đất, làm cây con héo gục. Gặp điều kiện thích
hợp, cây đã lớn cũng bị nhiểm bệnh: rể và thân bị thối. Phần gốc và rể cây có các vết bệnh
màu nâu hơi đỏ.
 


          Phòng  trị bệnh bằng cách: cày phơi đất, Khử đất bằng thuốc Kitazin hoặc Dinazin, khử
hạt, tránh đọng nước trong ruộng bắp, có thể phun thuốc Copper Zinc, Kitazin , Dinazin hoặc
Validacin vào gốc cây.
 
          Biện pháp luân canh hầu như không mang lại hiệu quả trong việc phòng trị bệnh nầy

NA#

Trong môi trường PDA, nấm bệnh tạo ra các khuẩn
lạc (colonies) lúc đầu không màu, sau đó có màu nâu. Tế bào sợi nấm có kích thước: độ lớn
5-11 micron và độ dài lên đến 25 micron. Các nhánh sợi nấm mới được thành lập ở những góc
thích hợp của tế bào, các nhánh sợi sẽ thắt lại ở điểm phát sinh, và ngăn vách ngay trên điểm
thắt nầy. Mầm bệnh lưu tồn trong đất, trong xác cây bệnh, và có khả năng biến động rất cao.
 
          Mặc dù hạt có mức độ nhiểm bệnh cao, nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng
mầm bệnh từ hạt sẽ lan truyền sang cây con.
 

BỆNH HÉO TƯƠI

Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas stewartii (E.F. Smith) Dowson (Bacterium stewartii  E.F. Smith,  Erwinia stewartii,  Pseudomonas stewartii,  Aplanobacter stewartii, Phytpmonas stewartii). Vi khuẩn tấn công vào hạt hoặc có sẵn trong hạt (hiện diện trong nội phôi nhũ, không có ở lớp vỏ hạt), rồi xâm nhập vào cây con, theo  mạch nhựa lên thân và lá, làm nghẹt mạch dẫn truyền. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào cây qua vết thương hoặc qua khẩu.
Côn trùng cũng là tác nhân mang truyền bệnh từ cây bệnh sang cây mạnh, loài bọ cánh cứng [flea beetle, Chaetocnema pulicaria, thuộc họ Chrysomelidae, họ phụ Alticinae (Halticinae)] được xem như là nguồn lan truyền bệnh quan trọng nhất trong nhóm côn trùng truyền bệnh . Vi khuẩn không truyền qua đất.
 
          Vi khuẩn nầy không mang đặc  tính  tiêu biểu của giống Xanthomonas, vì nó không cử động và có sắc tố vàng khác với những  loài khác đã được thử nghiệm trước đó. Tuy nhiên, loài vi khuẩn  nầy có các đặc tính sinh hóa tương hợp với các loài thuộc giống Xanthomonas. Do đó, Dowson vẫn giữ nó lại trong giống vi khuẩn nầy, và nó được xem như là một trường hợp điển hình về tính bất động ngẩu nhiên của giống vi khuẩn nầy. 

Cây bệnh thường héo và chết sớm, các lá dưới có những sọc dài màu xanh nhạt đến
vàng rồi nâu, sọc có dạng bất thường chạy dọc theo phiến và lan dần vào trong thân, cả lá có thể bị khô rồi chết. Những cây còn sống sót thì thường bị lùn. Cắt ngang thân, thấy mô dẫn truyền có màu nâu chocolate và tiết ra từng giọt dịch vi khuẩn màu vàng và nhớt . Phát hoa đực phát triển sớm, tàn úa và có màu trắng.

   - Dùng giống bắp lai có dặc tính kháng bệnh, như Golden Harvest. Tính di tuyền và cơ nguyên của tính kháng bệnh đã được nghiên cứu rộng rải. Tính kháng bệnh mang tính trội và do một vài gen điều khiển. Trồng giống muộn sẽ ít bị nhiểm bệnh hơn giống sớm. Các nhóm bắp ngọt, bắp đá, bắp răng ngựa, đều dễ bị nhiểm bệnh. Chọn giống từ ruộng không bệnh.
 
     - Dự báo bệnh bằng cách theo dõi sự lưu tồn của bọ cánh cứng. 
 
     - Khử hạt bằng các cách:

       * Trộn hạt khô với thuốc khử hạt, như Arasan 0,2%, vào 7-10 ngày trước khi       
gieo.
          * Ngâm hạt qua đêm trong dung dịch thuốc kháng sinh Streptomycine 100 ppm     hoặc Terramycine.
          * Ngâm hạt ngay trước khi gieo trong HgCl2 0,1% trong 20  phút hoặc ngâm với    nước nóng 45 độ C trong 15 phút.
 
     - Phòng trị côn trùng lan truyền bệnh. Tránh gây vết thương cho  cây.

Bệnh phát triển mạnh khi có mưa nhiều, nhiệt độ và ẩm độ cao.

NA#

BỆNH KHẢM SỌC LÁ (Striped mosaic, Corn stripe, Maize mosaic)

Bệnh do virus gây ra, virus có tên là MMV (maize mosaic virus). Virus gây bệnh Khảm
ở cây dưa leo và một số dòng virus  gây bệnh Khảm ở cây mía dường như là tác nhân gây nên bệnh Khảm sọc lá bắp. Bệnh cũng có thể do nhiều dòng virus hổn hợp lại để gây bệnh, đôi khi, chỉ do một dòng virus gây bệnh. Virus cũng được ghi nhận ở Brazil và Venezuela là có những dòng gây hại khác  nhau.
 
          Bệnh  được truyền bởi rầy xanh, rầy mềm hoặc rầy nâu nhỏ (Delphacides striatella).

Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cây còn nhỏ ( cây được 6 tuần lể trở lại). Trên lá
non, đầu tiên có những đốm màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt, đốm hơi tròn, xuất hiện loang lổ, tạo thành vân trên mặt lá. Các đốm bệnh nầy thường nối lại, tạo thành những  sọc dài màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt, đôi khi có màu xanh sậm rồi  khô héo (Hình 1). Lá khô dần, sọc vàng xuất hiện trên thân, cây lùn do các lóng thân kém phát triển, cây thường không cho trái  hoặc cho trái có ít hạt hoặc không hạt. Cờ bắp bị thoái hoá, có  thể xuất hiện các chồi con mọc từ nách lá. Cây cũng có thể mọc thành buội.

Dùng  giống  kháng  bệnh,  như  nhóm  bắp Guatemala, Hawaii  sweet. Diệt  cỏ dại, phát hiện bệnh sớm và thiêu hủy cây bệnh để tránh lây lan. Áp dụng thuốc phòng trị các côn trùng truyền bệnh.

NA#

Các vector nầy có thể truyền được bệnh sau khi hút nhựa cây bệnh được hai tuần. Cây sẽ biểu hiện triệu chứng bệnh sau khi nhiểm virus được ba tuần. Virus không truyền qua hạt và virus sẽ mất hoạt tính ở nhiệt độ 50-55 oC.

BỆNH RỈ (Rust, Common rust)

Bệnh do nấm Puccinia spp., đây là nấm ký sinh bắt buộc. Có ba loài được ghi nhận đã gây ra bệnh rỉ trên bắp là: P. sorghi,  P. polysora, P.purpurea. Nấm P. polysora thường gặp ở những vùng trồng bắp có nhiệt độ cao, như ở ĐBSCL, trong khi ở Miền Bắc VN, bệnh rỉ trên bắp có thể do loài !IP. sorghi!i
 
          Đốm  rỉ  thường  là  các  hạ-bào-quần  (uredosores)  của  nấm  bệnh. Nấm  bệnh  được  lan truyền qua hạt và xác cây bệnh. 
 
         

Cả hai mặt lá có nhiều đốm tròn nhỏ hoặc hơi dài, nhô lên, màu nâu vàng hoặc hơi đỏ (do tập hợp của các hạ-bào-tử), hoặc có màu nâu đen (do tập hợp của các đông-bào-tử); xung quanh đốm có vành màu vàng; các đốm rỉ thường tập hợp thành từng đám dày (Hình 8).
 
          Khi bị nhiểm bệnh sớm, cây con lùn, lá rụng sớm; khi bị nhiểm bệnh trễ, từ tượng trái trở về sau, thì bệnh không gây hại  đáng kể. Bệnh thường thấy vào giai đoạn trổ cờ.

- Cày phơi đất và vệ sinh đồng ruộng. Chọn giống ngắn ngày và nên gieo sớm.
 
     - Dùng giống kháng bệnh: hiện nay, các giống bắp ngọt lai có khả năng kháng được bệnh; giống Ganga 5 được ghi nhận là tương đối chống bệnh. Tính kháng hàng ngang (đa gen) ở các giống bắp là một đặc tính tốt giúp bắp kháng được bệnh trong nhiều năm. Các nghiên cứu về dịch bệnh cũng được chú ý nhằm bảo vệ tính kháng bệnh của cây bắp.
 
     - Khử hạt rất hiệu quả, như ngâm hạt trong nước nóng 52-54 độ C trong 5-10 phút trước khi gieo hoặc trộn hạt với thuốc khử hạt trong khi tồn trữ và ngay trước khi gieo.
 
     - Phun thuốc bảo vệ lá non, như Dithane, Zineb, Mancozeb, Tilt, Benlate hoặc Copper
Zinc.

NA#

Ở vùng nhiệt đới,  loài P. polysora có thể tấn công liên tục cây bắp và một số ký chủ phụ bằng hạ-bào-tử (uredospores). Trái lại, loài P. sorghi cần có giai đoạn trải qua đông trên cây ký chủ phụ, ở dạng đãm-bào-tử; và đến mùa xuân sẽ phóng thích ra dạng tú-bào-tử (aecidiospores), còn gọi là bào-tử-xuân, rồi tiếp tục xâm nhiểm vào cây bắp.
 
          Hạ-bào-tử  có  màu  nâu  vàng,  hình  cầu  hoặc  hình  trứng,  kích  thước:  21-30  x  24-33 micron. Đông-bào-tử gồm hai tế bào, màu nâu vàng, hình trứng dài hơi thắt lại ở vách ngăn giữa hai tế bào, kích thước: 14-25 x 28-46 micron.

BỆNH THAN ĐEN (Corn smut, Common smut, Boil smut, Blister smut)


 
          Bệnh do nấm Ustilago maydis; U. zeae. 

  Trên thân, lá, cờ và trái có những bướu to (Hình 19). Bướu có màu trắng, xám, hồng rồi
đen, bên trong chứa nhiều bì bào tử màu đen (chlamydospores) hoặc đông bào tử (teliospores)
màu nâu đen. Các bướu vỡ ra và phóng thích bào tử, bào tử được gió đưa sang cây khác hoặc
tiềm sinh trong đất. Cây con bị nhiểm bệnh có thể chết sớm. Hạt bị nhiểm bệnh sẽ trở thành
bướu (gall).
 


 
     - Vệ sinh đồng ruộng: thu dọn cây bệnh trước và sau vụ mùa, loại trừ các bướu bệnh bằng
cách cắt bỏ bướu khi chúng mới xuất hiện.
 
     - Hạn chế các vết thương cơ học gây ra trên cây, ngăn ngừa sâu đục thân.
 
     - Cày sâu, phơi đất, bón phân cân đối. Áp dụng biện pháp luân canh với chu kỳ 2-5 năm
cho những nơi bi bệnh nặng thường xuyên.
 
     - Dùng giống kháng bệnh. Chọn hạt giống từ cây mạnh. Có thể kiểm tra hạt giống trước
khi gieo trồng, bằng phương pháp rửa hạt: cho hạt vào nước vô trùng, lắc mạnh trong 15 phút
rồi ly tâm (3000 vòng/phút), quan sát chất lắng, dưới kính hiển vi, để phát hiện đông bào tử.
 
     - Khử hạt bằng hổn hợp Carboxin và Thiram hoặc bằng Benomyl, hoặc bằng cách xông hơi
nước nóng 45 độ C trong 3 giờ hoặc 47 độ C trong 2 giờ.
 
     - Việc phun thuốc trừ nấm bệnh chỉ giới hạn được phần nào tác hại của bệnh.
 
     - Phòng trừ sinh học: các nghiên cứu về vi khuẩn đối kháng đã được tiến hành trong những
năm của hai thập niên 1930 và 1940, nhưng sau đó, công trình nầy không được tiếp tục nữa.
Hiện nay,  người ta phát hiện có một loài amip và loài myxobacterium có khả năng trừ được
nấm bệnh !IU. maydis!i trong đất.

Sự biến động của nấm bệnh là do sự thay đổi về khả năng gây bệnh và đặc tính của nó
trong môi trường nuôi cấy.
 
          Sự  lan  truyền bệnh:  trong đất, các đông bào  tử nẩy mầm sinh ra các đãm bào tử. Đãm
bào tử nhờ gió phát tán, gặp ký chủ sẽ tiếp tục chu kỳ gây bệnh, đây là nguồn lây lan chủ yếu
của bệnh nầy (Hình 20). Vào năm 1977, đã có ghi nhận chi tiết cho rằng hạt bệnh cũng là
nguồn lan truyền bệnh quan trọng, nhưng sau đó điều nầy không được công nhận nữa, có
nghĩa là mầm bệnh ở hạt giống không phải là nguồn lây lan chủ yếu.

Các thể sinh sản (sori) được thành lập dưới dạng
các bướu bất thường trên lá, thân hoặc trên các phát hoa; Kích thước bướu rất thay đổi: bướu
dài từ dưới 1cm đến 10cm.
 
          Đông bào  tử hình cầu hoặc hình ellip, bề mặt có gai nhỏ, đường kính: 8-11 micron; khi
nẩy mầm cho ra 4 hoặc nhiều hơn 4  đãm bào tử (sporidia, basidiospores). Đãm bào tử không
màu (hyaline) và có dạng hình thoi.
 
          Bì bào tử có thể lưu tồn rất lâu (7 năm) trong đất và hạt. 
 
          Mầm bệnh tấn công vào cây con, làm cây bị chết ngay hoặc bệnh phát triển theo sự
phát triển của cây và tạo ra triệu chứng khi cây bước vào giai đoạn sinh dục. Ngoài ra, bì bào
tử còn có thể xâm nhiểm vào cây lúc trổ cờ. Cây dễ bị nhiểm bệnh khi cây bị sâu đục thân
tấn công, khi gốc cây bị thương tích hoặc khi bẻ cờ lúc chọn tạo giống. Mô tế bào nhiểm bệnh
sẽ có lượng amin acid tự do (như glutamic, alanin, glycin) tích tụ cao, nhưng khi bướu được
hình thành thì glycin và alanin sẽ giảm, còn glutamic vẫn cao hơn bình thường.
 
        

BỆNH THÁN THƯ (ĐÉN, Anthracnose, Colletotrichum top dieback and stalk rot)

Bệnh do nấm Colletotrichum graminicola, C. lucumanensis.
 
        

Bệnh thường xuất hiện trên lá cây bắp còn nhỏ. Đốm bệnh ướt, màu nâu hay xám
trắng, hình cầu hoặc hình bầu dục kéo dài và nhọn ở hai đầu, với kích thước thay đổi. Lá bệnh
héo dần rồi chết. Bệnh làm cây con lùn. Ở cây lớn, thân có thể bị mất màu do có nhiều vệt
nhỏ, màu đen nằm ngay bên trong lớp biểu bì, mô thân bị thối (Hình 16). Bệnh còn làm thối
rể. Hạt có sọc đen và có thể có các đĩa đài (acervuli) xuất hiện trên hạt, hạt nẩy mầm kém.
Mức độ nhiểm bệnh ở hạt có liên quan mật thiết đến mức độ nhiểm bệnh  ở cây con.

     - Dùng giống kháng bệnh: giống kháng được bệnh có thể do đa gen  điều khiển.
 
     - Luân canh và vùi sâu xác cây bệnh.
 
     - Chọn hạt giống tốt. Có thể kiểm tra hạt bằng cách ủ hạt rồi quan sát bằng mắt thường,
nếu hạt bị nhiểm bệnh thì các đĩa đài có thể xuất hiện trên hạt.
 
     - Khử hạt bằng các thuốc khử hạt có gốc Hg. Có nhiều loại thuốc trừ nấm phun lên lá đã
được thử nghiệm nhưng không có hiệu quả trong việc phòng trị bệnh nầy

Mầm bệnh được lan truyền qua hạt giống và xác cây bắp trên mặt đất. Mầm bệnh có
thể lưu tồn ít nhất là hai năm trong hạt. Từ cây bệnh hoặc xác cây bệnh, bào tử nấm bệnh
được phóng thích vào không khí và đất rồi lây lan.
 
          Ngoài cây bắp, nấm bệnh còn tấn công trên lúa miến, lúa mì, lúa mạch và nhiều loài
cỏ.

Nấm bệnh tạo nên các đĩa
đài (acervuli) màu nâu sậm, có dạng tròn hoặc dạng trái xoan (oval), với các phụ bộ hình gai
màu đen mọc  trên đốm bệnh (Hình 17).
 
          Đính-bào-đài không màu. Đính-bào-tử  cũng không màu, không vách ngăn, có hình  trụ
với kích thước: 4,9-5,2 x 26,1-30,8 micron. 
 
          Trước đây, có các ghi nhận cho biết loài nấm nầy có nhiều dòng gây hại khác nhau,
nhưng kết quả gần đây nhất cho thấy không có sự hiện diện các dòng nấm khác nhau của loài
nấm nầy.

BỆNH THỐI GỐC THÂN (Pythium stalk rot)

          Bệnh  do  các  loài  nấm  như:  Pythium aphanidermatum; P.butlerii; Rheosporangium
aphanidermatum; Nematosporangium aphanidermatum.

  Bệnh xảy ra ở phần  lóng  thân sát  trên mặt đất. Vết bệnh có màu nâu nhạt, mềm nhũn
nước và thường bị giới hạn trong một lóng thân. Về sau, lóng thân nầy trở nên mềm nhũn và
sậm màu, thường bị xoăn lại và nhăn nhúm trước khi cây đổ ngả (Hình 18). Sau đó, gốc thối
và cây ngả gục. Cây bị đổ ngả nhanh hơn các bệnh Thối thân khác.
 
          Các  triệu chứng của bệnh nầy gần giống như bệnh Thối thân (Bacterial stalk rot) do vi
khuẩn Pseudomonas lapsa. 
 
 



     - Dùng giống kháng bệnh: trong các trắc nghiệm giống kháng bệnh, bằng phương pháp
chủng bệnh nhân tạo trong nhà lưới và ngoài đồng, cho thấy các giống có mức độ nhiểm bệnh
khác nhau. Một vài giống kháng bệnh đã được ghi nhận ở Ấn Độ.
 
     - Sửa soạn đất kỹ, phun thuốc  Zineb, Dithane hoặc Copper Zinc vào gốc cây

Mầm bệnh được lan truyền từ đất.
 

Các nấm Pythium aphanidermatum; P.butlerii; Rheosporangium
aphanidermatum; Nematosporangium aphanidermatum có khả năng sống hoại
sinh trong đất, nhất là ở đất có thành phần cơ giới nặng. Từ đất, nấm xâm nhiểm vào rể cây.

BỆNH THỐI HẠT và CHẾT CÂY MẦM


          Có hai nhóm tác nhân gây bệnh:
 
     -  Nhóm  nấm  trong  hạt:  gồm:  Diplodia zeae, Gibberella zeae, Fusarium moniliforme,
Penicillium, Aspergillus, Helminthosporium,  Pythium và Rhizoctonia.

    -  Nhóm  nấm  trong  đất:  gồm:  Fusarium, Helminthosporium, Sclerotium, Rhizoctonia,
Trichoderma, Pythium, Penicillium và Aspergillus.
 

Hạt và mầm có thể bị thối ở giai đoạn trước hoặc sau nẩy mầm Nhiều loại nấm có thể
tấn công bằng hình thức ký sinh hay hoại sinh, làm mầm bị thối và chết.

 

  - Trước khi gieo trồng, cần thử hạt để kiểm tra sức khỏe hạt, bằng cách cho hạt nẩy mầm
trong dĩa petri có chứa môi trường thạch (agar) hoặc trong dĩa có lót vải hoặc giấy thấm nước,
quan sát tình trạng nẩy mầm cuả hạt và các mầm bệnh có xuất hiện trên hạt đang nẩy mầm.
 
     - Chọn hạt có phẩm chất tốt: hột già, nguyên vẹn. được phơi sấy và tồn trữ đúng cách. Khử
độc hạt giống bằng thuốc Arasan, Phygon.
 
     - Dọn đất thật kỹ trước khi gieo. Dùng phân chuồng, phân rác đã hoai mục. Giữ ẩm độ đất
thích hợp. Khử đất bằng thuốc Kitazin hoặc Zineb.

Giai đoạn hạt nẩy mầm sẽ dễ bị nhiểm bệnh, nhất là trong điều kiện đất ẩm ướt và nhiệt độ thấp.
 

NA#

BỆNH THỐI KHÔ TRÁI do nấm Nigrospora (Nigrospora ear rot, Basisporium dry rot)


          Bệnh do nấm Nigrospora oryzae; Basisporium gallarum; Khuskia oryzae; Coniosporium
geveci.
 
          Bao nang có miệng, hình cầu với đường kính: 200 micron. Nang bào tử không màu, gồm
hai tế bào, kích thước: 16-21 x 5-7 micron. 
 
          Đính-bào-tử có màu đen, hình trứng hoặc hình cầu với đường kính: 10-16 micron. Đính-
bào-đài ngắn, màu nâu nhạt.
 
          Mầm bệnh có thể truyền qua hạt, lưu tồn trong xác cây bệnh và có thể biến động trong
môi trường nuôi cấy.
 
 

 
          Lõi trái có màu đen và bị thối mục, nát vụn ra. Hạt lép, thường các hạt ở gần cuống trái
bị hư, bên dưới hạt có sợi nấm và bào tử nấm phát triển (Hình 28 và 29). Trên thân có các vết
bệnh  nhỏ màu xám hoặc đen, phát triển vào cuối vụ. Nấm bệnh có thể làm  cho thân bắp dễ
bị gảy, hạt kém nẩy mầm và mau bị hư khi tồn trữ, trọng lượng trái thường nhẹ đi. 


     - Tránh trồng nơi thiếu ánh nắng, thiếu nước. Không dùng bắp nhiểm bệnh làm giống.
 
     - Dùng giống kháng bệnh: các giống kháng đã được tuyển chọn từ các trắc nghiệm giống.
Lõi trái của giống kháng bệnh sẽ có pH thấp hơn so với giống nhiểm bệnh.
 
     - Kiểm tra hạt bằng phương pháp rửa nước: hạt được cho vào nước cất rồi lắc mạnh trong
15 phút, ly tâm trong 15 phút với 300 vòng/phút, sau cùng là quan sát bằng kính hiển vi để
phát hiện bào tử của mầm bệnh. Hoặc kiểm tra hạt bằng phương pháp ủ hạt rồi  quan sát
mầm bệnh.
 
     - Khử hạt bằng hổn hợp thuốc Carboxin và Thiram, hoặc thuốc Triadimenol. Hoặc sử lý
hạt bằng nấm !ITrichoderma viride!i. Việc sử lý hạt đã cho hiệu quả cao trong việc phòng
bệnh ở cây con. 
 
     - Thiêu hủy xác cây bệnh và cày sâu. Thu hoạch đúng lúc.

NA#

NA#

BỆNH THỐI TRÁI do nấm Rhizoctonia (Rhizoctonia ear rot)


 
          Bệnh do nấm Rhizoctonia zeae. Sợi nấm có màu hồng đỏ, làm cho hạt thối chết. Hạch
nấm có màu nâu hoặc đen. Khả năng biến động của mầm bệnh chưa được ghi nhận. 
 
          Mặc dù mầm bệnh được thấy trong phôi và nội phôi nhũ của hạt, nhưng chưa có ghi
nhận nào cho rằng mầm bệnh được lan truyền từ hạt. Mầm bệnh lưu tồn chủ yếu trong đất.

 
          Rể có vết nâu. Trên trái, lớp mốc màu hồng đỏ phát triển trên hạt và xen giữa các hạt
(Hình 21), sau đó lớp mốc nầy sẽ chuyển sang màu xám mờ. Vỏ trái có các hạch nấm màu
nâu hoặc đen.
 

 
          Không cần khử hạt. Biện pháp phòng trị bệnh nầy chưa được biết nhiều.

NA#

NA#

BỆNH THỐI TRÁI và THÂN do nấm Gibberella (Gibberella ear and stalk rot, Red ear rot, Pink ear rot)


 
          Bệnh do nhiều  loài nấm gây  ra: Gibberella zeae; G. fujikuroi G. saubinetti; Fusarium
roseum f. sp. cerealis; F. roseum graminearum; F.graminearum (Hình 24).

Bao nang có miệng (perithecium) hình cầu với đường kính: 140-250 micron, có màu đen
hơi xanh. Nang-bào-tử gồm 4 tế bào không màu, có kích thước: 3-5 x 20-30 micron.
 
          Đại đính-bào-tử (macroconidia) hơi cong, không màu, gồm 4-6 tế bào, có kích thước: 4-
6 x 30-60 micron. 
 
        
 
         


 
          Bệnh làm thối thân, trái, hạt hoặc làm cho cây con yếu, rể hư. Trên cây con, lá có màu
xanh xám mờ nhạt. Thân có vết nâu hoặc đen, với những bao nang có miệng màu đen xuất
hiện gần các đốt thân dưới thấp, mô trong thân có màu hồng hoặc đỏ và bị nát vụn ra (Hình
22a và 22b). Tỉ lệ hạt nhiểm bệnh được ghi nhận có thể lên đến 66%. Trên trái có thể có các
bao nang có miệng được thành lập ở lá bi và ngay trên hạt. Triệu chứng bệnh trên trái có  hơi
thay đổi tùy theo loài nấm gây bệnh, như:
 
     - Bệnh do nấm Gibberella fujikuroi (giai đoạn sinh sản vô tính là   Fusarium moniliforme) :
từng hạt riêng rẻ hoặc một nhóm hạt trên trái bị hư. Hạt hư có màu hồng hoặc nâu đỏ, có lớp
sợi nấm bám  bên ngoài hạt và hạt dễ bị bể vụn ra.
 
     - Bệnh do nấm G. zeae (giai đoạn sinh sản vô tính: F. graminium): bệnh bắt đầu từ chóp
trái lan xuống, lá bi dính vào trái do lớp sợi nấm màu hồng phát triển bên trong (Hình 23).
 


 
          Phòng trị bệnh bằng cách:
 
     - Trồng giống kháng bệnh: tính kháng bệnh nầy đã được tìm thấy ở một số giống bắp lai.
 
     - Thu hoạch nhanh gọn, không dùng hạt từ trái bệnh để làm giống, phơi hạt thật khô khi
tồn trữ, bón phân cân đối.
 
     - Kiểm tra hạt bằng phương pháp ủ hạt để quan sát sự hiện diện  của mầm bệnh.
 
     - Khử hạt giống bằng thuốc khử hạt Captan , Manep hoặc  Radothiram, Lekinol 15 để tăng
sức mọc mầm và bảo vệ cây con  chống lại loài G. zeae. Cũng có thể khử ạt bằng biện pháp
sinh học: dùng vi sinh vật Bacillus subtilis và Chaetomium globosum     sẽ giúp cây được cứng
cáp và giảm được triệu chứng thối thân.
 
     - Phun thuốc phòng trị bệnh: dùng Maneb hoặc Benomyl.
 
     - Thiêu hủy xác cây bệnh và phòng trừ côn trùng

Mầm bệnh được lưu tồn trong hạt rất lâu, có thể lên đến 13 năm khi hạt được tồn trữ
trong bao giấy ở 0 độ C. Mầm bệnh còn được lưu tồn trong xác cây bệnh, sẽ phóng thích
nang-bào-tử và đính-bào-tử để tiếp tục gây bệnh.
 

Mầm bệnh có thể biến động do khả năng gây bệnh của chúng. Hạt nhiểm bệnh có chứa
độc tố moniliformin làm giảm sức nẩy mầm của hạt và gây độc cho gia súc ăn những hạt nầy.
Nấm bệnh có thể được lan truyền từ hạt sang cây con, nhưng cách lan truyền nầy chưa được
chứng minh rõ ràng. Mầm bệnh còn được lan truyền do côn trùng và chim. Mầm bệnh có thể
xâm nhập vào cây mà không cần qua vết thương trên cây.

BỆNH THỐI TRÁI và THỐI THÂN do nấm Diplodia (Diplodia ear & stalk rot, Diplodiosis, Dry rot)


          Bệnh  do  các  loài  nấm  như:  Diplodia zeae; D. maydis; D. zeaemaydis; tenocarpella
maydis; Macrodiplodia zeae; Sphaeria maydis;  S. zeae.
 
          Túi đài có màu nâu sậm hoặc đen, hình cầu, với đường kính 150-300 micron. Đính-bào-
tử gồm 2 tế bào, dạng thẳng hoặc hơi  cong, màu nâu vàng, kích thước: 5-6 x 25-30 micron.
Đôi khi đính bào-tử bị mất màu và có dạng sợi dài, với kích thước: 1-2 x 25-35 micron (Hình
27).
 
        

 
          Cả trái bị phủ bởi lớp sợi nấm trắng hoặc xám, có đốm đen. Lá bi dính vào trái, bị bạc
màu và có lốm đốm các chấm đen, đó chính là các túi đài (pycnidia) của nấm bệnh. Các túi
đài nầy có thể xuất hiện trên hạt và ở lõi trái bắp (Hình 25). Hạt có màu     đen, nhăn nheo và
thường mọc mầm ngay trong trái còn được mang trên cây.
 
          Nấm bệnh có thể từ hạt nhiểm vào cây con, làm héo cây con hoặc thối thân. Các đốt
thân ngả sang màu nâu và trở nên xốp (hổng ruột). Các túi đài nằm dưới lớp biểu bì thân, có
thể mọc tua tủa ra quanh đốt thân (Hình 26).
 


     - Dùng giống bắp lai kháng được bệnh. Đặc tính di truyền và cơ nguyên của tính kháng
bệnh nầy đang được nghiên cứu rộng rải.
 
     - Nên thu hoạch sớm, luân canh và tránh bón phân đạm cao; bón phân cân đối giữa N, P và K.
 
     - Cày sâu và thiêu hủy cây bệnh.
 
     - Khử hạt giống: dùng Captan, Thiram hoặc Organomercury, sẽ cải thiện sức nẩy mầm của
hạt đã bị nhiểm bệnh và làm giảm hiện tượng  héo cây con.
 
     - Nên kiểm tra hạt trước khi gieo trồng và trong khi tồn trữ.
 
     - Phun ngừa và trị bệnh: dùng Benomyl hoặc Maneb. Ngăn ngừa sâu đục trái.

NA#

Mầm bệnh được tìm thấy trong phôi và phôi nhũ của hạt. Vào năm 1941, trong các lô
hạt được khảo sát có 18,4% hạt bị nhiểm bệnh ở miền Nam nước Mỹ, 66,7% ở vùng Trung
Simpo PDF Password Remover Unregistered Version - http://www.simpopdf.comGiáo Trình Bệnh Cây Chyên Khoa  121
Đông nước Mỹ. Còn ở Nigeria, có 38% hạt bị nhiểm bệnh. Mầm bệnh trong hạt sẽ làm hạt
kém nẩy mầm và làm héo cây con.
 
          Về độc chất của mầm bệnh chứa trong hạt dùng làm thực phẩm thì còn đang được tranh
luận.
 
          Hạt  được  xem  là  nguồn  bệnh  quan  trọng. Mầm bệnh  từ hạt được  lan  truyền  lên  trục
trung diệp của cây con. Mầm bệnh còn lưu tồn trong đất.
 
          Mầm bệnh cũng có khả năng biến động, đặc tính nầy được biểu hiện qua khả năng gây
bệnh và sự phát triển của mầm bệnh trong  môi trường nuôi cấy.
 
          Mầm bệnh dễ xâm nhiểm vào trái trong thời gian ba tuần sau khi bắp phun râu, nhất là
khi trái bị sâu đục trái gây vết thương 
 


Trồng rau đậu, hoa màu


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Bảo quản, chế biến sau thu hoạch



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #84
Chiêu số 84: Trong nhà thường có độ ẩm rầt thấp 10-30% không thích hợp với lan. Lan đòi hỏi một độ ẩm tối thiếu là 40%.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #63
Chiêu số 66: Nếu bạn muốn khử trùng mà không dùng đến lửa thì dùng 10% thuốc tẩy giặt Chlorox (bleach) hay 3% nước Oxy già (H2O2) pha với nước.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #43
Chiêu số 43: Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #35
Chiêu số 35: Nên thay chậu ít nhất mỗi 2 năm một lần và chỉ tưới sau một tuần lễ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #21
Chiêu số 21: Để đỡ những cây lan có rễ bò ra ngoài như Vanda hoặc Epidendrum thì dùng ba que tre, buộc chụm lại trên đầu (như cái lều mọi).



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #10
Chiêu số 10: Cây lan có thể xuống giá rất nhanh. Hiện tại mong muốn sở hữu độc quyền một cây lai rất khó vì công nghệ nuôi cấy lan bây giờ phát triển quá nhanh.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #33
Chiêu số 33: Hãy dùng giấm cất hơi (distilled) để chùi chất muối bám vào thành chậu đất.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #65
Chiêu số 64: Nếu hồ nghi, cứ dùng phân 20-20-20 là an toàn hơn cả.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #83
Chiêu số 83: Nước tưới không nên dùng nước đã qua hệ thống lọc bằng muối (Soft water)



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #70
Chiêu số 70: Vào mùa lạnh hãy phun hơi sương với bình xịt chứa nước nóng, tránh xịt vào hoa.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Kỹ thuật nuôi cá


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT