Kỹ thuật trồng đậu đũa

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Kỹ thuật trồng đậu đũa

Kỹ thuật trồng đậu đũa

Thời vụ:

Có thể trồng 3 vụ: Vụ xuân, gieo hạt từ 20/2 đến 20/3, vụ hè, gieo hạt từ 20/5 đến 20/6 và vụ thu, gieo hạt từ 5/7 đến 5/8. Trong đó vụ xuân hè thường cho năng suất cao hơn vụ thu.

Chọn và làm đất: Đậu đũa không kén đất, song phải dễ thoát nước, nhất là thời kỳ tháng 9, tháng 10 mưa nhiều. Tốt nhất nên chọn đất thịt nhẹ có độ pH từ 6 đến 7. Đất trồng đậu đũa nên được trồng luân canh với các cây trồng khác, đặc biệt là lúa nước. Chọn những nơi có điều kiện tưới tiêu chủ động. Làm đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống cao 25-30cm, mặt luống rộng 100cm, rãnh rộng 30cm.

Bón phân lót:

Sau khi lên luống xong tiến hành bón lót từ 15 tấn/ha phân chuồng hoai mục, 400 kg phân lân/ha. Toàn bộ phân chuồng và phân lân được rải đều vào rạch trước khi gieo hạt. Nếu không có phân chuồng có thể dùng phân hữu cơ sinh học để thay thế. Sau khi bón lót xong ta lấp đất kín phân không để hạt tiếp xúc trực tiếp với phân dễ bị thối, không đảm bảo mật độ. Trước khi gieo hạt, nếu thấy đất khô cần tưới nhẹ cho hạt có đủ độ ẩm dễ nẩy mầm.

Gieo hạt: Để đạt được năng suất cao, khi gieo bà con cần đảm bảo mật độ. Mỗi luống gieo 2 hàng với khoảng cách hàng cách hàng 60-65cm, cây cách cây 25-30cm hoặc 35-40cm tùy giống (giống phân cành ít, lá nhỏ gieo dày; giống phân cành nhiều, lá to thì gieo thưa). Chọn hạt tốt, đồng đều để gieo 2 hàng trên luống. Mỗi hốc gieo 3 hạt, sau đó khi cây mọc có từ 1 đến 2 lá thật ta tiến hành tỉa bỏ bớt 1 cây yếu, chỉ giữ lại mỗi hốc 2 cây khỏe mạnh tương đương với mật độ 10 vạn cây/ha. Chỉ dùng một lớp đất mỏng lấp nhẹ lên trên hạt giống, tránh lấp quá chặt hạt khó nẩy mầm. 

Chăm sóc:

Tùy điều kiện thời tiết, sau gieo khoảng 1 tuần đậu sẽ nẩy mầm. Khi cây đậu có 1-2 lá thật tiến hành xới phá váng để tăng độ thoáng khí trong đất giúp bộ rễ phát triển. Cần chú ý kết hợp làm cỏ, xới xáo và bón phân thúc cho cây. 

-Bón thúc: Chỉ dùng phân đạm và phân kali để bón thúc cho đậu đũa với lượng cho 1 ha như sau: 200 kg đạm urê, 200 kg clorua kali. Toàn bộ lượng phân này được chia đều cho 3 lần bón thúc: Bón lần 1 khi cây có từ 2 đến 3 lá thật; lần 2 khi cây có 5-6 lá thật (trước khi cắm giàn); Lần 3 khi cây đang ra quả rộ...

- Giai đoạn từ sau trồng đến khi cây ra hoa, đậu quả cần duy trì độ ẩm ở mức 75-80% giúp cây sinh trưởng, ra hoa đậu quả tốt, tăng sản lượng và chất lượng. Chỉ dùng các nguồn nước sạch như nước sông, nước giếng khoan tuyệt đối không được sử dụng nước thải sinh hoạt hoặc ao hồ tù đọng, ô nhiễm để tưới cho đậu đũa. 

- Cắm giàn: Khi cây bắt đầu vươn cao ta tiến hành cắm giàn cho đậu leo. Trước khi cắm giàn cần xới xáo và vun gốc. Mỗi một hốc cắm một cây dóc dài khoảng 1,8-2m, lượng dóc cắm từ 1.500 -1.600 cây/sào. Giàn làm theo kiểu chữ A hoặc chữ X, được buộc chắc chắn bằng các nẹp ngang. 

- Sau khi thu lứa quả thứ 2 (khoảng 60-65 ngày sau trồng) ta tiến hành bón thúc đợt 3 cũng là đợt cuối cùng cho cây bằng cách bổ hốc cách gốc khoảng 5-7cm, cho phân đạm và kali vào, lấp đất, tưới đủ ẩm cho cây nhanh chóng hút được dinh dưỡng. Xen kẽ giữa các đợt thu hái có thể bón thúc thêm phân chuồng hoai mục để quả to hơn và các lứa quả sau ra nhiều hơn. Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Chú ý phòng trừ sâu bệnh cho đậu đỗ theo hướng dẫn của cán bộ BVTV và bảo đảm thời gian cách ly, tránh gây độc hại cho người tiêu dùng.

NNVN, 11/8/2003

www.vietlinh.vn

 

Kéo dài thời gian thu hoạch đậu đũa

Đậu đũa là loại rau phổ biến ở thị trường châu Á, nhu cầu của thị trường nước ngoài trong những năm gần đây là tiêu thụ đậu tươi và đông lạnh.

Cây đậu đũa là cây thích khí hậu nóng, nhiệt độ ban ngày thích hợp là 25 - 35 độ C và nhiệt độ ban đêm không dưới 15 độ C. Đậu đũa trồng được trên nhiều loại đất, thích hợp trên đất nhiều hữu cơ, pH = 5,5 - 6. Đậu đũa trồng quanh năm nhờ có nhiều giống (đậu leo, đậu lùn...). Vụ đông xuân gieo tháng 11 - 12, vụ xuân hè gieo tháng 2 - 3, vụ hè thu gieo tháng 5 - 6 và vụ thu đông gieo tháng 8 - 9.

Chọn đất cao, thoát nước tốt, làm sạch cỏ, bón 1 tấn vôi/ha, cày xới kỹ và phơi ải từ 7 - 10 ngày. Những nơi đất thấp phải lên luống cao 15 - 20cm. Khử đất với Basudin và Kitazin hạt trước khi gieo. Lượng giống gieo 18 - 20 kg hạt/ha (đậu leo) và 30 - 40 kg hạt/ha (dạng lùn). Đối với đậu leo gieo hạt khoảng cách 1.2 x 0.40m, đậu lùn 50 x 30cm, mỗi lỗ để 2 cây.

Mùa mưa ít nắng nên gieo thưa để dễ chăm sóc và thu hái. Mùa nắng nên gieo dày để thu được năng suất cao. Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẵn trong đất và nhu cầu của cây qua từng giai đoạn sinh trưởng.

Công thức phân thường dùng cho đậu đũa là: N: 180 - 250 kg/ha, P2O5: 150 - 200 kg/ha, K2O: 80 - 120 kg/ha. Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1 ha: 1 tấn phân 16-16-8, 100 - 150 kg urê, 50 kg DAP và 50kg KCl hoặc 400 - 450 kg urê, 800 - 1.000 kg super lân, 150 - 200 kg KCl, 20 - 25 tấn phân chuồng và 1 - 2 tấn tro trấu.

Bón thúc lần 1 khoảng 20 - 25 ngày sau gieo: Làm cỏ và đánh rãnh một bên hàng đậu, bón phân NPK rồi vun mép lấp phân và giữ ấm gốc.

Bón thúc lần 2 khoảng 1 tuần sau lần 1: Làm cỏ và đánh rãnh bên phía đối diện, bón phân NPK và vun mép còn lại. Làm tương tự với bón nuôi trái 40 - 45 ngày sau gieo. Trong thời gian thu hoạch trái tươi, tưới giặm phân đạm và kali 10 ngày/lần để kéo dài thời gian thu trái và trái đậu được tốt.

ThS Lê Thị Nghiêm, Dân Việt, 17/07/2012

www.vietlinh.vn

 

Kỹ Thuật Trồng Đậu Đũa An Toàn

1. Giống: Đậu đũa (tên khoa học: Vigna sesquipedalis Fruwirth) là loại rau ăn quả phổ biến ở thị trường Châu Á, thuộc nhóm cây thân leo, có thể trồng quanh năm. Có hai nhóm giống là đậu lùn và đậu leo: - Đậu lùn: cây cao 50 – 70 cm, chiều dài quả 20 – 30 cm, hạt dày, thịt quả chắc, ăn ngon,... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Hiệu quả của việc vệ sinh máy giặt thường xuyên
by avocado
Cách vệ sinh máy hút bụi công nghiệp đúng nhất
by duseovntop
Mẫu cân điện tử Ohaus nên mua nhất
by willxvnrao
Cân điện tử 3kg sử dụng khá nhiều trong đời sống
by toilaaido
Ý nghĩa của logo của từng loại ví da
by bobodinh
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #52
Chiêu số 52: Khi chia cây hay cắt cây con “keiki”, ta rắc bột quế vào chỗ cắt để tránh lây bệnh.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #3
Chiêu số 3 : Không nên thử nghiệm qua nhiều loại phân trong thời gian ngắn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #61
Chiêu số 61: Hãy đặt cây lan ở nơi làm sao cho ta có thể ngắm được hoàn toàn đoá hoa rực rỡ. Khi hoa tàn hãy mang ra chỗ khác.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #50
Chiêu số 50: Để cho cây lên đều nên xoay chậu thường xuyên. Để giữ rễ mọc trong chậu, ta nên xoay sao cho rễ hướng về nguồn sáng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #14
Chiêu số 14: Nếu bạn trồng hoa lan ngoài trời thì đừng tưới cây lan khi mặt trời đang chiếu thẳng vào cây. Nước có thể đọng lại, trở nên nóng và làm hại tế bào của cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #45
Chiêu số 45: Giảm thiểu phân trong thời gian cây nghỉ dưỡng. Tưới tháng một lần phân là đủ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #85
Chiêu số 85: Khi mới chơi lan không nên mua những cây quá đắt tiền. Vì mình chưa có kinh nghiệm có thể làm chết cây, tốn tiền dễ bị nản.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #67
Chiêu số 67: Cây lan có củ mầm cần một thời gian khô ráo sau khi tưới và ngược lại với những cây không có củ mầm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #45
Chiêu số 45: Giảm thiểu phân trong thời gian cây nghỉ dưỡng. Tưới tháng một lần phân là đủ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #34
Chiêu số 34: Dùng lá khuynh-diệp nhỏ bỏ vào mỗi chậu cây lan Hồ-Điệp sẽ ngăn được rệp nhện (spider-mites).



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT