Một số điều cần khắc phục khi chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Một số điều cần khắc phục khi chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản

Một số điều cần khắc phục khi chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản

 

Thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản và chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chuyển đổi một số rộng, ruộng nhiễm mặn, năng suất cây lúa thấp sang nuôi trồng thủy sản, nhiều địa phương đã thu được kết quả đáng mừng, góp phần xóa đói giảm nghèo. Song vừa qua, quá trình thực hiện đã và đang xuất hiện nhiều khó khăn. Ao, hồ đào diện tích nhỏ, không có quy hoạch, không có mương tưới, mương tiêu; ao mới đào chưa được cải tạo còn chua phèn đã đưa tôm, cá vào nuôi, dẫn đến chết hàng loạt, gây nhiều thiệt hại cho nông dân, ngư dân.

Để khắc phục tồn tại trên, thời gian tới các địa phương và ngư dân cần thực hiện tốt một số biện pháp trong việc chuyển đổi cơ cấu ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản.

Phải có quy hoạch cụ thể từng vùng lớn.

Các địa phương quy hoạch từng vùng lớn trước, tạo cơ sở cho từng xã, từng thôn quy hoạch vùng nhỏ dựa trên các điểm chính sau:

  • Trên cơ sở mương lấy nước vào và mương tiêu nước đi, có hệ thống cống điều tiết chung của vùng lớn.
  • Diện tích các ao, đầm định đào phải có diện tích từ 0,5 - 1 ha để có đủ điều kiện thâm canh sau này.
  • Độ sâu ao tùy từng vùng, nếu chua mặn thì đào nông 0,5-0,6m, cần đắp ao bờ. Ngược lại nếu không chua mặn thì đào sâu hơn.
  • Những vùng nuôi tôm, có thể quy hoạch vùng nuôi tôm khép kín: Có ao lắng lọc (30%) ao nuôi tôm riêng biệt, không thải nước ra biển làm ô nhiễm môi trường.
  • Những vùng rộng lớn giao ổn định cho dân đốt gạch xây bờ ao, mương tưới, mương tiêu kiên cố, có đường điện, đường giao thông đi lại dễ dàng.

Tổ chức thi công từng bước.

Quy hoạch chung được chính quyền các cấp phê duyệt, tiến hành thi công từng bước.

- Một xã cho thành lập tổ chỉ đạo thi công, cho đấu thầu làm các trục chính đường mương, đường điện, cống lớn. Giao cho nông dân tự đào ao, đóng gạch xây bờ, có sự hỗ trợ một phần kinh phí của Nhà nước, theo quy hoạch chung của xã.

- Ao, đầm đào sâu 0,6-1m đắp lên thành bờ (đất thừa quật lên thành bờ) trồng cây ăn quả. Đối với vùng chua phèn phải đắp đất màu hai bên, đất chua, phèn chảy xuống ao, không nên đào sâu.

- Làm cuốn chiếu từng vùng nhỏ, làm đến đầu cải tạo sử dụng ngay đến đó.

Cải tạo ao, đầm xong mới sử dụng nuôi tôm, cá.

Các ao, đầm khi mới chuyển đổi cơ cấu từ ruộng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi thủy sản, phải được cải tạo theo các bước sau mới sử dụng vào nuôi thủy sản.

* Cải tạo đáy ao:.

+ Ao, đầm được đào đắp lên:.

Đáy ao chưa có mùn và bùn; nước chua, phèn còn dồn lại ở đáy. Phải cho nước mới vào rồi tháo đi 2-3 lần rửa hết chua phèn (pH thường là 4,5-5), có thể cày, bừa lên cấy 1-2 vụ lúa. Sau khi thu hoạch, cho dập rạ xuống để tạo mùn cho đáy ao, nâng độ pH lên 6-7. Trước khi đưa vào nuôi tôm, cá, ao phải được tát cạn, tẩy, dọn kỹ, dùng 20 kg vôi bột/100 m2, vôi bột rắc khắp đáy để khử chua, diệt cá tạp, lọc nước vào bón lót 150kg phân chuồng/100m2 rồi mới nuôi cá, tôm.

* Cải tạo bờ ao:.

Ao, đầm mới đào, đất mới đắp lên bờ còn chua phèn, đến mùa hè nắng nhiều làm cho chua phèn bốc rộp lên, khi mưa rào lớn nước dồn chảy xuống ao, đầm kéo theo chua phèn làm cho pH từ 7 có thể giảm xuống 4-5, gây xốc, tôm, cá chết hàng loạt. Vậy sau khi cải tạo đáy phải tiến hành cải tạo bờ bằng cách dùng vôi bột rắc khắp mặt và mái xoải bờ, cũng có thể xẻ 2 bên mái bờ 1 rãnh rộng 20-30cm, sâu 0,4m, dùng vôi bột rắc vào đó, khi mưa nước chua phèn chảy vào rãnh sẽ khử chua phèn. Dùng cỏ rác hoặc trồng cỏ, rau xanh phủ trên mặt bờ để ngăn nước mưa làm xối phèn, chua xuống ao.

Từng hộ gia đình, từng địa phương, thôn, xã, huyện, tỉnh cần thận trọng, có quy hoạch, có biện pháp làm từng bước vững chắc, tránh quá nhiệt tình, không hiểu biết kỹ thuật, sẽ làm cho chủ trương đúng hóa sai, hiệu quả kém.

 

Theo Thông tin Khoa học Công nghệ Kinh tế Thủy sản - E-An Giang, 13/10/2003

 

Một số biện pháp cần lưu ý khi nuôi thủy sản trong mùa mưa lũ

Lượng mưa các nơi trong khu vực ở mức xấp xỉ đến cao hơn một ít so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Để hạn chế tác động xấu của môi trường đến sức khỏe tôm cá nuôi và nguy cơ thất thoát sản phẩm thủy sản trong ao hồ trong địa bàn tỉnh do ảnh hưởng bất thường của thời tiết và mưa lũ trong tình... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Cải tạo ruộng nuôi tôm sú
Nghiên cứu lựa chọn chất mang ứng dụng cho lọc sinh học để xử lý nước nuôi thủy sản hoàn lưu
Kết quả nghiên cứu sử dụng rong sụn để xử lý ô nhiễm ưu dưỡng trong ao nuôi tôm
Xử lý nước thải nuôi tôm bằng rong biển
Các phương pháp sinh học xử lý ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thuỷ sản ven biển
Hoạt động nuôi tôm và những nguy hại do ô nhiễm môi trường
Chất thải của trại nuôi tôm và phương pháp xử lý
Đánh giá diễn biến chất lượng nước trong các ao nuôi tôm vùng ven biển tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
Áp dụng GAP và kiểm tra môi trường biển trong nuôi tôm ở Thái Lan
Máy quạt nước cải tiến cho ao nuôi tôm, cá thâm canh

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #24
Chiêu số 24: Hoa lan thích phun nước như sương.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #30
Chiêu số 30: Dùng một thìa cà-phê Epsom Salt cho mỗi gallon nước coi như phụ với Magnesium, tưới mỗi ba tháng để làm tan rã chất muối tồn đọng trong chất trồng lan.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #67
Chiêu số 67: Cây lan có củ mầm cần một thời gian khô ráo sau khi tưới và ngược lại với những cây không có củ mầm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #87
Chiêu số 87: Khi thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón thêm phân, tưới thêm nước là sớm đưa cây lan về cõi chết.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #49
Chiêu số 49: Nên tưới vào buổi sáng, chứ đừng tưới vào lúc buổi chiều nóng bạn đi làm về.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #36
Chiêu số 36: Sau khi thay chậu, giữ cho cây lan khô ráo 1 tuần làm cho rễ bị gãy, giập chóng lành và tránh nhiễm độc.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #76
Chiêu số 76: Luôn nhớ rằng nếu ít nước, lan sẽ không chết, nhưng quá ướt, lan sẽ bị thối rễ và chết. Quá nhiều phân bón sẽ làm cháy lá, cháy rễ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #48
Chiêu số 48: Cái rây bột có thể dùng làm cái rổ trồng lan mà lại rẻ tiền.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #22
Chiêu số 22: Ở những vùng ấm áp, cố gắng gắn lan lên những cây trong vườn. Khi có hoa nhìn tự nhiên hơn là trồng trong chậu.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #70
Chiêu số 70: Vào mùa lạnh hãy phun hơi sương với bình xịt chứa nước nóng, tránh xịt vào hoa.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT