Hoa Lan Bí Kíp #40
Chiêu số 40:
Chất lưu-huỳnh (diêm sinh) có thể dùng để bôi vào chỗ cắt để giảm thiểu bệnh tật.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #13
Chiêu số 13:
Cây lan có đốm, chấm hay sọc đen, nâu chưa chắc là đã bị vi rút, nhiểm trùng hay nấm nếu cây non vẫn xanh tốt.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #52
Chiêu số 52:
Khi chia cây hay cắt cây con “keiki”, ta rắc bột quế vào chỗ cắt để tránh lây bệnh.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #36
Chiêu số 36:
Sau khi thay chậu, giữ cho cây lan khô ráo 1 tuần làm cho rễ bị gãy, giập chóng lành và tránh nhiễm độc.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #74
Chiêu số 74:
Nên nhớ chỉ bón ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước (4 lít). Nên áp dụng câu Weekly và Weekly, nghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #7
Chiêu số 7:
Từ từ mua lan, không nên mua một lúc nhiều cây quá, hãy trồng thử một năm xem mình yêu thích lan tới mức độ nào.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #6
Chiêu số 6:
Mỗi vườn, mỗi vùng có tiểu khí hậu khác nhau, cho nên việc thay đổi cách trồng và tưới theo vườn người khác nên cân nhắc cẩn trọng.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #63
Chiêu số 66:
Nếu bạn muốn khử trùng mà không dùng đến lửa thì dùng 10% thuốc tẩy giặt Chlorox (bleach) hay 3% nước Oxy già (H2O2) pha với nước.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #66
Chiêu số 65:
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại lan trưng bày trong nhà thì cứ thử trồng cây Hồ-Điệp. Nó sinh ra để trồng trong nhà.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #16
Chiêu số 16:
Vào mùa nóng, khô, ta có thể nhúng cả chậu vào nước sạch hoặc (nếu cần) nhúng toàn thân cây lan vào nước khoảng 15 phút. Làm như vậy mỗi tháng ta có thể ngăn ngừa sâu bọ làm ổ và rửa sạch những chất khoáng tồn đọng trong chậu.
theo hoalanvietnam.org