Kết quả bước đầu nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi lồng tại vùng biển Sông Cầu, Phú Yên

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Kết quả bước đầu nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi lồng tại vùng biển Sông Cầu, Phú Yên

Kết quả bước đầu nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi lồng tại vùng biển Sông Cầu, Phú Yên

 

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng những năm qua làm cơ sở cho ngư dân ven biển miền Trung, đặc biệt là Phú Yên phát triển mạnh nghề nuôi tôm hùm lồng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, năm 2001 toàn tỉnh Phú yên có hơn 11.000 lồng, riêng huyện Sông Cầu có khoảng 10.000 lồng nuôi tôm hùm, chủ yếu là nuôi tôm hùm bông (P.ornatus) và tập trung ở các xã ven biển như: Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân Cảnh, Xuân Thọ và thị trấn Sông Cầu.

Tuy vậy, sự phát triển tự phát và việc quản lý chưa tốt đặc biệt là thức ăn nuôi tôm hùm lồng chủ yếu là thức ăn tươi sống, gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi, làm dịch bệnh xảy ra. Trước thực trạng đó, hướng tìm hiểu hiện trạng bệnh tôm hùm nuôi lồng ở nơi có nghề nuôi tôm hùm.

1. Phương pháp thu mẫu:

Mẫu thu chọn lọc, tại thời điểm tôm thường mắc bệnh, chọn những con có dấu hiệu bệnh lý (yếu, lờ đờ, kém ăn, màu sắc thay đổi ) đem vào nghiên cứu. Thu mẫu 7 lần với số lượng 21 con có trọng lượng từ 60 500 gam/con (trung bình : 280 gam/con).

2. Phương pháp nghiên cứu sinh vật gây bệnh

+ Phân lập, định danh vi khuẩn : Dựa vào khoá phân loại vi khuẩn của Bergey, 1994.

+ Xác định vi khuẩn tổng số và vi khuẩn vibrrio : sử dụng phương pháp Kock.

+ Nghiên cứu độ nhạy kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh : Phương pháp đĩa nhạy kháng sinh có cải tiến của Kirby Bauer, 1986.

+ Nghiên cứu ký sinh trùng: sử dụng phương pháp của viện sỹ V.A.Dogiel, 1960.

+ Nghiên cứu nấm : nuôi cấy bệnh phẩm trên môi trường PGYA (Pepton Glucose Yeast agar) được làm với NaCl 2%, kết hợp với một số kháng sinh để chống sự phát triển của vi khuẩn.

3. Phương pháp thu thập thông tin về bệnh tôm hùm nuôi lồng

Việc thu thập thông tin dựa trên 2 nguồn chính là :

+ Từ các cơ quan chuyên ngành như phòng NN&PTNT Sông Cầu, Sở Thuỷ sản Phú Yên và từ những người có liên quan đến hoạt động nuôi tôm hùm lồng, chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp và điều tra bằng phiếu hỏi.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

1. Hiện trạng bệnh ở tôm hùm bông nuôi lồng tại Sông Cầu, Phú Yên

Qua tìm hiểu phân tích thực trạng bệnh ở tôm hùm bông nuôi lồng tại Sông Cầu, Phú Yên chúng tôi phát hiện một số bệnh thường xảy ra ở tôm hùm khu vực này như sau :

Mộtsố bệnh thường gặp ở tôm hùm bông nuôi lồng tại Sông Cầu, Phú Yên

STT Dấu hiệu đặc trưng Giai đoạn tôm mắc bệnh Mô tả dấu hiệu bệnh lý Tác hại của bệnh
1 Trắng râu Tôm con Râu 1 chuyển từ nâu sang vàng, hồng rồi sang trắng Chết hàng loạt
2 Long đầu Tôm con, tôm trưởng thành Phần giáp đầu ngực và phần thân long ra, có chất dịch bên trong lớp biểu bì khu vực này Chết rải rác đến hàng loạt
3 Ðầu to Tôm con, tôm trưởng thành Phần giáp đầu ngực tôm rất lớn, khác thường, phần thân và đuôi nhỏ Chết rải rác
4 Mềm vỏ Tôm trưởng thành Toàn bộ cơ thể tôm mềm kéo dài như lúc vừa mới lột xác Chết rải rác
5 Ðóng sun, hầu Tôm trưởng thành Nhìn bề ngoài thấy sun, hầu bám đầy ở phần giáp đầu ngực Chết rải rác
6 Ðen mang Tôm con, tôm trưởng thành Mang tôm thối rữa và chuyển màu đen Chết hàng loạt
7 Phồng mang Tôm con, tôm trưởng thành Mang tôm phồng lên, có chất dịch vàng dưới lớp biểu bì nắp mang Chết rải rác đến hàng loạt
8 Ðỏ thân Tôm con, tôm trưởng thành Toàn bộ thân tôm chuyển sang màu hồng, tôm yếu dần, bỏ ăn và chết Chết hàng loạt

 

Nhận xét: Qua bảng trên thấy rằng, tôm hùm nuôi lồng tại vùng biển Sông Cầu, Phú Yên có dấu hiệu bệnh lý khá đa dạng. Tỷ lệ tôm chết khi mắc các bệnh mềm vỏ, long đầu, đóng sun hay hầu và bệnh đầu to là ít, chỉ chết rải rác không gây hại đáng kể cho người nuôi một khi biết cách ngăn ngừa. Tuy nhiên, đối với bệnh đỏ thân, trắng râu và đen mang lại có tần số xuất hiện cao, gây chết tôm hùm nuôi hàng loạt và nhanh chóng (sau 3-7 ngày khi phát hiện dấu hiệu bệnh lý). Ðặc biệt dấu hiệu tôm đỏ thân - dấu hiệu thường gặp nhất ở mọi kích cỡ tôm từ 50 gr/con đến 1200 gr/con. Ðây có thể là sản phẩm tổng hợp của nhiều tác nhân gây bệnh tác động vào tôm hùm nuôi. Do vậy cần có những nghiên cứu sâu hơn về các tác nhân, biện pháp phòng trị bệnh đỏ thân cũng như bệnh trắng râu và đen mang ở tôm hùm bông nuôi lồng khu vực này.

2. Vi khuẩn

Qua 7 lần lấy mẫu phân tích, kết quả phân lập vi khuẩn, nấm và động vật ký sinh trên tôm hùm bông nuôi lồng ở Sông Cầu, Phú Yên được thể hiện như sau :

Vi khuẩn luôn luôn là tác nhân chủ yếu gây nhiều bệnh cho tất cả các sinh vật gồm vi khuẩn VibrrioAeromonasPseudomonasProteus. Không những tôm he (Penaeus) nuôi ở nước mặn thường bị cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio mà ở tôm hùm (Panulirus) nuôi lồng trên biển cũng cho kết quả tương tự. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với phát hiện của Evans (1987) khi nghiên cứu bệnh vi khuẩn trên tôm hùm. Tuy vậy, tần số bắt gặp các giống vi khuẩn này khác nhau, trong đó vi khuẩn vibrio gặp ở hầu hết các đợt mẫu nghiên cứu. Do đó việc nghiên cứu Vibrio là một trong những hướng chủ yếu.

Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái, thực hiện các phản ứng sinh vật hoá học, dựa vào khoá phân loại vi khuẩn của Bergey, chúng tôi có thể xác định tên của chủng vi khuẩn Vibrio đã phân lập là V.parahaemolyticus.

Ðể làm cơ sở khoa học cho việc dùng kháng sinh phòng trị bệnh vi khuẩn ở tôm hùm nuôi lồng, chúng tôi thử độ nhạy một số kháng sinh đối với vi khuẩn V.parahaemolyticus. Kết quả thu được như sau :

Kếtquả thử độ nhạy kháng sinh của vi khuẩn V.parahaemolyticus

Loại ký sinh   -     Ðộ nhạy  Nalidixic acid (30 mg/dĩa) Ciprofloxacin (5 mg/dĩa) Cephalexin (30 mg/dĩa) Norfloxacin (10 mg/dĩa) Bactrim (1,25/23,75mg/dĩa)
Ðường kính vòng vô khuẩn (mm) 24 26 27 29 9 11 26 28 15 17
Loại ký sinh Ðộ nhạy

Ofloxacin (5 mg/dĩa)

Gentamycin (10 mg/dĩa) Cefurantin (30 mg/dĩa) Doxycyclin (30 mg/dĩa)

Cefoperazone (75 mg/dĩa)

Ðường kính vòng vô khuẩn (mm) 22 24 13 15 12 14 20 22 19 - 21

 

Các loại kháng sinh có độ nhạy cao với vi khuẩn V.parahaemolyticus trong điều kiện thí nghiệm là : Ciprofloxacin, Nalidixic acid, Norfloxacin hiện tại có khả năng phòng trị tốt bệnh vi khuẩn ở tôm hùm nuôi lồng khu vực Sông Cầu, Phú Yên. Tuy vậy, không phải khi nào cũng có hiệu quả, có thể do các nguyên nhân :

- Do nồng độ kháng sinh dùng trong thức ăn thấp hơn nồng độ cần thiết (có thể do thuốc khó hoà tan hoặc trong thức ăn hay trong nước có sẵn một số chất kháng có thể kết hợp làm mất tác dụng kháng sinh).

- Do sự kháng thuốc của vi khuẩn V.Parahaemolyticus, là vi khuẩn Gram âm, dễ xảy ra kháng thuốc.

- Do tác nhân chính gây nên bệnh đỏ thân chưa phải là V.parahaemolyticus. Ðây là vấn đề, cần nghiên cứu thêm.

3. Nấm và vật ký sinh

Ngoài vi khuẩn, nấm và động vật ký sinh cũng là 2 tác nhân gây bệnh thường gặp trên các sinh vật nuôi. Các mẫu tôm hùm bông đem nghiên cứu, qua kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường, kính hiển vi và phân lập trên môi trường PGYA chúng tôi thu được kết quả là tôm hùm nuôi lồng khu vực Sông Cầu, Phú yên thường nhiễm nấm Lagenidium sp, với tần số bắt gặp khá lớn (>50% số mẫu nghiên cứu), nấm fusarium sp bắt gặp ít hơn (30% số mẫu nghiên cứu). Tuy nhiên khả năng gây hại ở các loại nấm này chưa rõ ràng khi tần số bắt gặp thấp trên tôm hùm nuôi lồng, nhưng chúng lại rất nguy hiểm ở giai đoạn ấu trùng, có thể gây chết 90% ấu trùng trong vòng 49 - 72 giờ (Nilsson và ctv, 1976).

Nhận xét và khuyến nghị

1. Nhận xét

+ Tôm hùm bông nuôi lồng tại Sông Cầu, Phú Yên thường gặp một số bệnh ; trắng râu, long đầu, đóng sun hay hầu, đầu to, mềm vỏ, đen mang, phồng mang và bệnh đỏ thân. Trong đó bệnh trắng râu, đỏ thân và đen mang có tần số xuất hiện bệnh cao, gây chết tôm hàng loạt và nhanh chóng. Ðặc biệt là bệnh đỏ thân gặp ở mọi giai đoạn tôm nuôi từ 30 g/con đến 1.200 g/con, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi tôm hùm lồng khu vực này.

+ Vi khuẩn thường gặp trên tôm hùm bông nuôi lồng tại Sông Cầu, Phú yên có các giống : Vibrio, Aeromonas, Pseudomonas, Proteus. Trong đó giống Vibrio đặc biệt là loài V.parahaemolyticus gặp ở tất cả các đợt lấy mẫu phân tích.

+ Có thể sử dụng một số kháng sinh như Norfloxacin, Nalidixic acid, Ciprofloxacin để phòng trị bệnh Vibrio ở tôm hùm nuôi lồng. Tuy vậy, việc sử dụng này cần lưu ý đến nồng độ và khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.

+ Nấm thường gặp trên tôm hùm bông nuôi lồng tại Sông Cầu, Phú yên có các giống : Lagenidium và Fusarium. Tỉ lệ tôm hùm bông nuôi lồng nhiễm 2 loại nấm này lại khác nhau, nấm lagenidium nhiều hơn nấm fusarium.

+ Ðộng vật ký sinh trên tôm hùm bông nuôi lồng tại Sông Cầu, Phú Yên, bước đầu đã tìm thấy bọn sun, hầu bám ở phần giáp đầu ngực của tôm hùm nuôi. Chúng có thể là tác nhân cơ hội gây bệnh cho tôm hùm.

2. Khuyến nghị

Ðể có những biện pháp hữu hiệu phòng tránh bệnh cho tôm hùm cần quan tâm nghiên cứu sâu về :

+ Các tác nhân và biện pháp phòng trị bệnh đỏ thân, trắng râu và đen mang, vì đây là những bệnh thường gặp và gây thiệt hại nhiều cho người nuôi tôm khu vực này. Cần nghiên cứu thêm về nấm và động vật ký sinh.

+ Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp ở tôm hùm bông nuôi lồng (qui hoạch vùng nuôi, qui trình chăm sóc, thức ăn, mật độ thả và các biện pháp phòng bệnh tổng hợp)

 

ThS. Võ Văn Nha - Trung tâm NCTS 3, Tap chi KHTS 2/2003

 

Kết quả bước đầu nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi lồng tại vùng biển Sông Cầu, Phú Yên

.Ở Việt Nam, việc nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng những năm qua làm cơ sở cho ngư dân ven biển miền Trung, đặc biệt là Phú Yên phát triển mạnh nghề nuôi tôm hùm lồng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, năm 2001 toàn tỉnh Phú yên có hơn 11.000 lồng, riêng huyện Sông Cầu có khoảng 10.000... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #3
Chiêu số 3 : Không nên thử nghiệm qua nhiều loại phân trong thời gian ngắn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #27
Chiêu số 27: Nên hứng nước mưa để tưới cho lan trong khi nước máy làm đọng muối vào cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #31
Chiêu số 31: Vào dịp Giáng-Sinh, thay vì dùng hoa Poinsettia có thể dùng Cattleya percivaliana, vừa đẹp vừa thơm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #41
Chiêu số 41: Chia lan với hai hay nhiều củ mầm cộng với bộ rễ hoàn hảo sẽ làm cho cây sống dễ dàng hơn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #23
Chiêu số 23: Ráng trồng Vanda trong rổ treo bằng thép mà không có đất trồng. Dây thép không mục nên khỏi phải thay chậu.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #6
Chiêu số 6: Mỗi vườn, mỗi vùng có tiểu khí hậu khác nhau, cho nên việc thay đổi cách trồng và tưới theo vườn người khác nên cân nhắc cẩn trọng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #6
Chiêu số 6: Mỗi vườn, mỗi vùng có tiểu khí hậu khác nhau, cho nên việc thay đổi cách trồng và tưới theo vườn người khác nên cân nhắc cẩn trọng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #12
Chiêu số 12: Rệp nhện (Spider mite) rất sợ mùi dầu khuynh diệp (Eucalyptus). Hãy bẻ vài cành khuynh diệp treo vào cây lan hoặc dùng dầu thấm vào bông gòn và để vào chậu lan. Rệp nhện sẽ biến mất.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #70
Chiêu số 70: Vào mùa lạnh hãy phun hơi sương với bình xịt chứa nước nóng, tránh xịt vào hoa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #53
Chiêu số 53: Dùng lưỡi dao cạo "xài rồi bỏ" (disposable razor blades) để cắt rễ hay chia cây; sau đó bỏ đi. Tính ra chỉ có 5 cent cho mỗi cây.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT