Tham khảo tài liệu 'kĩ thuật sản xuất giống và nuôi nghêu', nông - lâm - ngư, ngư nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
- Kĩ thuật sản xuất giống và nuôi nghêu
I. Đặc điểm sinh học của nghêu
1. Phân bố:
Ở Việt Nam nghêu phân bố nhiều ở Gò Công Đông (Tiền
Giang), Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre), Cầu Ngang,
Duyên Hải (Trà Vinh), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Bạc Liêu,
Vĩnh Lợi, Ngọc Hiển (Minh Hải), ven biển Cần Giờ (Thành
phố HCM), chưa thấy ở ven biển Bắc bộ, Trung bộ.
Nghêu sống vùi trong đáy cát bùn của vùng triều, chủ yếu ở
giải triều giữa và dưới triều, có thể gặp ở độ sâu 4m. Trong tự
nhiên chưa gặp loài này ở vùng đáy bùn, đáy rắn chắc.
2. Sinh sản:
Nghêu là loài phân tính đực cái riêng, chưa gặp hiện tượng
lưỡng tính. Những con có tuyến sinh dục thành thục nhìn
thấy tuyến sinh dục căng lên như hai múi bưởi, màu nâu nhạt.
- Mùa đẻ của chúng là quanh năm, tập trung vào tháng 6,
chiếm đến 60% cá thể chín muồi. Mùa đẻ phụ vào tháng 11-
12.
Sức sinh sản: Số trứng trong noãn sào con cái 3.168.000 -
8.650.000, trung bình 5.362.000 trứng trong một cá thể.
Con cái có tuyến sinh dục thành thục ở kích thước chiều cao
vỏ bé nhất 28-29mm, con đực là 32-33mm.
Nghêu đực và cái phun tinh trùng và trứng vào nước, trứng
được thụ tinh phát triển thành ấu trùng, ấu trùng của chúng
sống trôi nổi trong nước một thời gian thì hình thành vỏ rồi
chìm xuồng đáy.
Ấu thể nghêu lớn lên thành “nghêu cám” bé bằng nửa hạt
gạo, vỏ mỏng, dẹp, nặng 0,04-0,07g/con (15.000-25.000
con/kg) vùi sâu khoảng 1cm, nghêu cám theo triều lên kiếm
ăn nên thường bị sóng cuộn và dòng triều đưa đi tương đối
xa, có khi lên bờ phơi khô mà chết.
- Khoảng hơn 1 tháng sau “nghêu cám” lớn thành nghêu giống,
nặng 0,16-0,20g/con (5.000-6.000con/kg), vỏ đã tương đối
cứng, có thể đem ương ở các bãi.
3. Tập tính ăn: Nghêu là loại động vật ăn lọc.
Trong ống tiêu hoá của nghêu thấy: mùn bã hữu cơ 75-90%,
còn lại là sinh vật phù du chủ yếu là tảo Silic phù du:
Bacillariopyceae (90-95%), tảo giáp Dinophyceae (3,3-
6,6%), tảo lam, tảo lục, tảo kim mỗi loại từ 0,8-1,0%.
Tháng 2-5 nghêu ăn tích cực, lượng thức ăn trong ống tiêu
hoá cao nhất.
Các tháng mùa mưa lũ và sau mùa lũ có độ muối nhạt, chúng
phải ngậm vỏ, không ăn một thời gian dài trong ngày, độ no
thấp.
Ở Trà Vinh nghêu có độ béo cao nhất vào tháng 4-6, thấp
nhất vào tháng 10-12.
4. Sinh trưởng:
- Trong điều kiện tương đối thuận lợi, môi trường không xấu.
Từ trứng đến “nghêu cám” qua 2 tháng, từ nghêu cám đến
nghêu giống cỡ 800-1.000 con/kg qua 6-8 tháng và từ nghêu
giống đến nghêu thịt (cỡ 50 con/kg) qua 10 - 11 tháng nữa.
Tổng thời gian từ khi nghêu được sinh ra đến lúc thu hoạch là
18 - 20 tháng, có chiều cao vỏ từ 4 - 71mm.
Ở Trà Vinh nghêu cỡ 20mm, nặng trung bình 2,7g/con (370
con/ kg )
Nghêu càng lớn thì tỷ lệ thể tích càng to, tuy nhiên khối
lượng thịt tăng chậm hơn khối lượng vỏ. Cụ thể 100 kg
nghêu cỡ chiều cao 35 - 37mm, nặng 45 - 50 con/kg, ta thu
được 7,7 - 8,3 kg thịt; nhưng 100 kg nghêu to cỡ 49 - 50mm,
nặng 19 - 21 con/kg thì chỉ thu được 6,7 - 7,3 kg thịt, vì vậy
không nên để nghêu quá lớn mới thu hoạch.
II. KỸ THUẬT NUÔI:
- 1. Chọn bãi nuôi:
a. Nền đáy:
Nền đáy có ý nghĩa quyết định trong đời sống của nghêu.
Nền đáy là cát bùn hoặc cát - cát bùn có cỡ hạt 0,062 -
0,250mm là thích hợp.
Chọn bãi ở vùng trung triều và dưới triều, đáy tương đối bằng
phẳng, ít dốc, nền đáy hơi xốp, độ sâu vùi của nghêu khoảng
4-6cm dưới lớp mặt đáy.
b. Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình
Giá: 10K
|