Chăn nuôi không phân bằng đệm lót sinh thái

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Chăn nuôi không phân bằng đệm lót sinh thái

Chăn nuôi không phân bằng đệm lót sinh thái

 

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, mỗi năm đàn vật nuôi của nước ta thải ra môi trường hơn 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Lượng chất thải khổng lồ này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất, môi trường và sức khỏe con người. Mới đây, công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái được đưa vào áp dụng đã bước đầu hạn chế được tình trạng này.

Từ vấn nạn chất thải

Ths Đào Lệ Hằng, Phòng Môi trường chăn nuôi (Cục chăn nuôi) cho biết: Theo đánh giá của tổ chức Nông lương thế giới (FAO) thì Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi lớn nhất thế giới. Thời gian qua, ngành chăn nuôi nước ta có bước phát triển khá nhanh, giai đoạn 2001 – 2006 tốc độ tăng trưởng đạt 8,9%. Tuy nhiên, các cơ sở chăn nuôi hiện vẫn phát triển tự phát mà chưa theo quy hoạch, chủ yếu là tận dụng vườn nhà. Khoảng 80% tổng số cơ sở chăn nuôi còn xây dựng ngay trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ dịch bệnh cho vật nuôi lẫn con người và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.

Chất thải trong chăn nuôi tồn tại ở cả ba dạng: chất thải rắn, lỏng, khí (CO2, NH3, CO4…). Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, năm 2008, tổng khối lượng chất thải rắn thải ra môi trường của ngành chăn nuôi là 80,45 triệu tấn, tăng hơn 2 triệu tấn so với năm 2007. Mỗi năm có khoảng vài trăm triệu tấn chất thải khí, vài chục nghìn tỷ m³ chất thải lỏng do chăn nuôi thải ra. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 40 – 70% chất thải rắn được xử lý, còn lại trực tiếp xả ra môi trường. Hầu hết các cơ sở chăn nuôi không có nhà xử lý phân hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn chất lượng. Khoảng 40% chất thải lỏng trực tiếp được dùng tưới hoa màu, nuôi cá hoặc đổ thẳng ra hệ thống thoát nước của khu dân cư. Ngành chăn nuôi cũng “đóng góp” tới 18% nguyên nhân gây hiệu ứng nóng lên của Trái đất.

Trong khi đó, theo Ths Đào Lệ Hằng thì công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định. Việc triển khai, giám sát, thanh kiểm tra hoạt động này vẫn chưa phát huy được hiệu quả, chưa lồng ghép việc bảo vệ môi trường chăn nuôi với các hoạt động khác. Các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm giảm thiểu chất thải chăn nuôi mỏng, nhận thức về bảo vệ môi trường chăn nuôi của nhiều hộ chăn nuôi vẫn còn hạn chế. 85% số hộ chăn nuôi được hỏi cho biết, họ thiếu khả năng xử lý chất thải do thiếu đất, thiếu công nghệ và thiếu kinh phí. 100% số hộ mong muốn được hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi. Trong khi đó, một số phương pháp kiểm soát chất thải chăn nuôi như: xây hầm biogas, ủ phân… chưa phát huy được hiệu quả tối ưu.

Đến chăn nuôi không… phân

Để giảm thiểu cơ bản chất thải chăn nuôi thì biện pháp chiến lược vẫn là chuyển hướng sang phương thức chăn nuôi tập trung quy mô lớn gắn với công nghiệp hóa và an toàn sinh học. Mới đây nhất, công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái đã được đưa vào thử nghiệm tại ba trang trại lợn ở Sóc Sơn (Hà Nội), Nghĩa Hưng (Nam Định), Văn Giang (Hưng Yên), mở ra triển vọng tốt về xử lý chất thải chăn nuôi. PGS.TS Nguyễn Xuân Trạch, Trưởng khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản (ĐH Nông nghiệp I) cho biết: “Đây là công nghệ chăn nuôi được học hỏi từ Trung Quốc, sử dụng công nghệ vi sinh lên men làm đệm lót chuồng trại. Tuy mới được thử nghiệm nhưng cho kết quả rất khả quan trong việc giải quyết chất thải chăn nuôi”. Phương pháp làm đệm lót sinh thái được TS Nguyễn Xuân Trạch hướng dẫn như sau: rải chất đệm (50% trấu + 50% mùn cưa) thành 3 lớp, mỗi lớp dày 20cm, mỗi lớp tưới một lần dịch lên men, độ ẩm đạt 50%, để từ 3 – 7 ngày cho lên men. Giữ cho nhiệt độ bề mặt vào mùa Hè là 25ºC, mùa Đông là 20ºC. Độn lót sinh thái có thể sử dụng bình thường được trong 4 năm. Một gói men của Trung Quốc giá khoảng 50.000 đồng.

Nguyên liệu để làm đệm lót sinh thái là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột ngô, bã sắn… Đệm lót làm nền chuồng nuôi sẽ thay cho nền bê tông như truyền thống. Các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển trong mùn cưa sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc gia cầm thải ra. Thời gian để phân giải nước tiểu mất khoảng 3 giờ, còn phân trong vòng 2 – 3 ngày. Do đó, giảm đáng kể mùi hôi thối của phân, giảmruồi muỗi, tạo môi trường thông thoáng cho lợn phát triển khỏe mạnh và không gây ảnh hưởng đến đời sống của con người. Đặc biệt, protein vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của độn lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái cho lợn. Khi được phân giải, các chất dinh dưỡng trong phân lợn sẽ chuyển hóa thành protein của vi sinh vật có lợi. Khi lợn dũi mùn cưa sẽ nhai nuốt nguồn protein này vào. Các vi sinh vật có lợi sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa của lợn tốt hơn. Theo kết quả đánh giá, phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn. Việc tiêu hóa tốt còn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt lợn và trọng lượng lợn cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường. Đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho lợn uống nước bằng vòi nước tự động. Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa, nền và dọn chuồng. Với phương pháp này một lao động có thể nuôi được 800 con lợn.

Đệm lót sinh thái trả lại môi trường tự nhiên, bản năng đào dũi cho lợn. Đặc biệt, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi tạo ra được “bức tường lửa” rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như: lở mồm long móng, tai xanh, cúm… Hiện tại, trường ĐH Nông nghiệp I đang triển khai Dự án “Nghiên cứu và sử dụng men vi sinh vật dùng trong chăn nuôi lợn”. Dự kiến cuối tháng 12 này sẽ nghiệm thu để tiến hành sản xuất hàng loạt. Đây sẽ là một tín hiệu vui cho ngành chăn nuôi, nhất là giải quyết được lượng phân thải ngày một tăng.

Thắng Văn. Nguồn tin: Báo Kinh tế & Đô thị, 15/12/2009

 

CHĂN NUÔI KHÔNG PHÂN BẰNG ĐỆM LÓT SINH THÁI.docx

chăn nuôi không phân với đệm lót sinh thái Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
Top các mẫu nhẫn cưới hình trái tim - Tình yêu hạnh phúc và lãng mạn
by duyhung112345
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
MÁY ÉP RÁC TỰ ĐỘNG - 0987990555
by lenhuy
Cách Chọn Nhẫn Kim Cương Đẹp Cho Nữ - Các Kiểu Được Ưa Chuộng Nhất
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #21
Chiêu số 21: Để đỡ những cây lan có rễ bò ra ngoài như Vanda hoặc Epidendrum thì dùng ba que tre, buộc chụm lại trên đầu (như cái lều mọi).



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #67
Chiêu số 67: Cây lan có củ mầm cần một thời gian khô ráo sau khi tưới và ngược lại với những cây không có củ mầm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #24
Chiêu số 24: Hoa lan thích phun nước như sương.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #19
Chiêu số 19: Nếu bạn đang định trồng cây lan Hồ-Điệp trên một nhánh cây thì cây nhánh cây bưởi là tốt nhất.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #15
Chiêu số 15: Bạn có thể ngắm đã con mắt hoa của những cây đơn thân nếu trồng chúng chung với nhau trong một chậu lớn thay vì trồng riêng mỗi cây vào một chậu nhỏ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #65
Chiêu số 64: Nếu hồ nghi, cứ dùng phân 20-20-20 là an toàn hơn cả.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #36
Chiêu số 36: Sau khi thay chậu, giữ cho cây lan khô ráo 1 tuần làm cho rễ bị gãy, giập chóng lành và tránh nhiễm độc.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #43
Chiêu số 43: Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #66
Chiêu số 65: Nếu bạn đang tìm kiếm một loại lan trưng bày trong nhà thì cứ thử trồng cây Hồ-Điệp. Nó sinh ra để trồng trong nhà.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #62
Chiêu số 62: Hãy dùng chậu có nhiều lỗ ở đáy. Nên nhớ hoa lan không biết bơi.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT