Độc tố trong thủy sản

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Độc tố trong thủy sản

Độc tố trong thủy sản

Trong vùng biển Việt Nam có 1 loài mực tuộc, 2 loài ốc cối, 3 loài cua hạt, 1 loài sam, 22 loài cá và 10 loài rắn biển chứa độc tố có khả năng gây chết người.

13 loài cá nóc chứa độc tố (cá nóc đầu thỏ chấm tròn (cá Nóc Thu) Lagocephalus  sceleratus, cá nóc chuột chấm son Arothron nigropunctatus, cá nóc sao Takifugu niphobles,  cá nóc chuột vân bụng Arothron hispidus, cá nóc chuột chấm sao Arothron stellatus, cá nóc vằn Takifugu oblongus), cá bống vân mây, so, rắn biển phân bố rộng từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan.

Ốc cối, cua hạt, mực đốm xanh chỉ thấy xuất hiện ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ.

Rắn biển, mực đốm xanh, ốc cối... gây độc qua đường tiếp xúc da do đụng chạm, bị cắn, bị chích... khi lặn biển, tắm biển.

Cá nóc, cá hồng, cua, mực đốm xanh, so, ốc cối... gây độc qua đường thức ăn. Cá nóc thường có độc ở trứng và gan, nhưng có loại thì độc ở da và thịt. Cua hạt, mực đốm xanh, so có độc tố ở tất cả các bộ phận cơ thể, tuyệt đối không ăn các loại thủy sản này.

A. Các độc tố thuộc nhóm chất độc thần kinh:

Các độc tố này tác động trực tiếp đến hệ thần kinh não bộ, hệ tim mạch... Đa số là những chất độc này gây nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao trong thời gian tác động rất nhanh với liều thấp. Bao gồm các loại:

1. Tetrodotoxin - độc tố cá nóc (Puffer Fish poisoning)

Có trong da, gan, cơ thịt của: cá nóc, bạch tuộc, mực đốm xanh do sự ký sinh của một số loài vi sinh vật.

Chỉ số LD-50: 8-20 mg/kg lượng sử dụng.

Triệu chứng:  đau nhói trên mặt và chân tay, thở gấp, tê, ngứa môi và phía trong miệng, yếu, liệt cơ hoành và cơ ngực, hạ huyết áp, vỡ mạch máu.. 

Thời gian xuất hiện triệu chứng: sau khi ăn 10-45 phút.

Có thể gây tử vong trong vòng 30-60 phút.

Đường nhiễm độc: ăn uống, hít phải, dính vào da

2. NSP - Độc tố thần kinh (Neurotoxin Shellfish Poisoning)

Sinh ra bởi trùng roi đáy Gymnodinium breve, và trùng roi khủng Ptychodiscus trevis xuất hiện trong các kỳ  thủy triều đỏ do tảo Ptychodiscus breve sinh ra độc tố brevetoxin.

Chỉ số LD-50: 180ηg.kg ở chuột, 4ng.ml ở cá.

Triệu chứng: đau nhói, rát, tê cóng môi và các đầu ngón tay, mất điều hoà, uể oải, nói lảm nhảm.

Hiếm khi gây tử vong cho người.

Thời gian xuất hiện triệu chứng: 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn.

3. ASP - Độc tố gây mất trí nhớ (Amnesic Shellfish Poisoning)

Chất độc protein domoic acid sinh ra từ tảo đỏ Chondiria armuta, tảo đỏ Digenea simplexPseudo - nitzschia pungren f. multiseries.

Chỉ số LD-50: 4 mg/kg ở chuột

Triệu chứng: từ buồn nôn nhẹ và nôn mửa, đến mất thăng bằng, thần kinh trung ương bị suy giảm, gây nhầm lẫn, choáng, ngất có thể bình phục sau vài ngày. Nếu nồng độ cao có thể phá huỷ tế bào thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn gây mất trí nhớ, có thể dẫn đến tử vong.

Liều lượng gây mất trí nhớ thấp hơn mức gây độc. Mức tác dụng của việc ăn phải về thực chất thấp hơn (35-70 mg.kg).

Thời gian xuất hiện triệu chứng: 30 phút đến 6 giờ sau khi ăn

4. PSP - Độc tố gây liệt cơ (Paralytic Shellfish poisoning).

PSP liên quan đến sự nở hoa của tảo độc ( >106 tế bào/ lít), thường xuất hiện cùng hiện tượng thủy triều đỏ.  Tảo nở hoa tuỳ thuộc vào nhiệt độ nước, ánh sáng, độ mặn, các chất dinh dưỡng và những điều kiện môi trường khác. Nhiệt độ nước phải > 5 – 8 độ C mới có hiện tượng nở hoa. Nếu nhiệt độ dưới 4 độ C, tảo tồn taị dưới dạng bào tử. Ở Việt Nam, hiện tượng Thủy triều đỏ xảy hàng năm ra ở nhiều nơi vào khoảng tháng 3 đến tháng 8, nhiều nhất là ở khu vực biển Bình Thuận. Hiện tượng nở hoa cũng xảy ra trong các hồ nước ngọt và các ao nuôi thủy sản khi nước dư thừa chất dinh dưỡng.

Chất độc sinh ra do các tảo Gonyaulax catenella,  G. tamarensis, Saxidomus giganteus, Mytilus californianeus cộng sinh ở các loài nhuyễn thể. Độc tố có thể sản sinh riêng biệt ở các loài S. giganteus hay M. californianeus. Vẹm, nghêu, sò và điệp ăn các tảo độc này sẽ hấp thụ độc tố trong thời gian dài hay ngắn tuỳ thuộc vào đặc điểm của loài thủy sản đó.

Chỉ số LD-50: 10 µg.kg (ăn phải); 2.0 µg.kg (Ngửi)

Triệu chứng: cảm giác đau nhói, rát, tê cóng môi và các đầu ngón tay, mất điều hoà, uể oải, nói lảm nhảm. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong do tình trạng tê liệt hô hấp.

Thời gian xuất hiện triệu chứng: 30 phút  đến 2 giờ sau khi ăn.

B. Các loại độc tố khác

1. DSP - Độc tố gây tiêu chảy (Diarrhetic Shellfish Poisoning) 

Là nhóm gồm nhiều độc tố, sinh ra do nhuyễn thể ăn phải tảo độc Dinophysis sppAurocentum prorocentrumlima.

Chỉ số LD-50: 192 µg.kg (i.p.) ở chuột.

Triệu chứng:  Rối loạn đường ruột (tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng). Có thể bình phục sau 3-4 ngày không cần điều trị. Chưa thấy tử vong.

Thời gian xuất hiện triệu chứng: Sau 30 phút đến vài giờ sau khi ăn

Đường nhiễm độc: Đường miệng (ăn uống).

2. Ciguatera (CFP ) - Ciguatera Fish Poisoning

Là loại độc tố gây độc phổ biến nhất. Có khoảng 400 loài cá trên thế giới có thể gây nhiễm độc. Liều lượng gây độc là 1 ppb.

Nguồn gốc: nguồn gây độc là Gambierdiscus toxicus, một loài tảo sống xung quanh những rạn san hô sống ở đáy, gắn chặt với những tảo lớn. Độc tố tăng lên khi những rạn đá hay san hô bị xáo trộn. Độc tố thường được tìm thấy trong ruột, gan và mô cơ của những loài cá đã ăn tảo  độc hay trong những loài cá dữ đã ăn cá ăn tảo.

Gồm 2 độc tố chính là: Ciguatoxin và Maitotoxin

Chỉ số LD-50: 0,1g.kg Maitotoxin, 0,4g.kg Ciguatoxin (chuột)

Triệu chứng: nôn, tiêu chảy, ngứa, yếu, mệt kéo dài 2 – 3 ngày có khi đến 1 năm. Có thể gây vỡ mạch máu, tắt nghẽn thần kinh, tử vong do tê liệt hô hấp.

Thời gian xuất hiện triệu chứng: vài giờ sau khi ăn

TLTK:

1.  FAO - Assessment and Management of Seafood Safety and Quality – FAO Coporate docement reponsitory

2.  R.E. Hester and R. M. Harrison – Food Safety and Quality – The Royal Society of Chemistry – 2001

3.  H. Alln Bremner – Safety and Quality Issues in Fish Processing – Woodhead Publishing limited – 2002 .

Việt Linh © biên soạn

 

Độc tố trong thủy sản

Trong vùng biển Việt Nam có 1 loài mực tuộc, 2 loài ốc cối, 3 loài cua hạt, 1 loài sam, 22 loài cá và 10 loài rắn biển chứa độc tố có khả năng gây chết người. 13 loài cá nóc chứa độc tố (cá nóc đầu thỏ chấm tròn (cá Nóc Thu) Lagocephalus sceleratus, cá nóc chuột chấm son Arothron... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Phương pháp bảo quản tôm sau thu hoạch
Công nghệ giảm phí, tổn thất sau thu hoạch hải sản
Live Tra and Basa fish are processed to different types of products, including frozen and added value ones. Following are types of Tra and Basa fish products for export:
WWF’s members in 6 EU countries (Germany, Austria, Switzerland, Belgium, Norway and Denmark put Vietnam pangasius in to the Red List” (product shouldn’t be used) from the Orange List (product that can be considered for use) in WWF’s Seafood Guide for
In accordance with Vietnamese regulation (The circular No. 55/2011/TT-BNNPTNT dated August 3rd, 2011 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on seafood safety and quality inspection and certification), the inspection and certification an
Yes, it is! The Ministry of Agriculture and Rural Development promulgated the Decision No. 01/2008/QĐ-BNN of January 4, 2008 regulating the labelling, glazing and use of food additives in frozen fish processing.
Yes, it does! NAFIQAD, the competent authority in charge, has been recognized by the EU, Canada, Korea,...) equivalent in term of competencies to effectively control the quality and safety of fishery products intended for export.

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Top các mẫu nhẫn cưới hình trái tim - Tình yêu hạnh phúc và lãng mạn
by duyhung112345
MÁY ÉP RÁC TỰ ĐỘNG - 0987990555
by lenhuy
Cách Chọn Nhẫn Kim Cương Đẹp Cho Nữ - Các Kiểu Được Ưa Chuộng Nhất
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #25
Chiêu số 25: Dùng hoa lan làm quà tặng thật không công bằng với cây và người nhận (chủ mới), nếu họ không biết chăm sóc cây



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #7
Chiêu số 7: Từ từ mua lan, không nên mua một lúc nhiều cây quá, hãy trồng thử một năm xem mình yêu thích lan tới mức độ nào.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #66
Chiêu số 65: Nếu bạn đang tìm kiếm một loại lan trưng bày trong nhà thì cứ thử trồng cây Hồ-Điệp. Nó sinh ra để trồng trong nhà.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #41
Chiêu số 41: Chia lan với hai hay nhiều củ mầm cộng với bộ rễ hoàn hảo sẽ làm cho cây sống dễ dàng hơn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #35
Chiêu số 35: Nên thay chậu ít nhất mỗi 2 năm một lần và chỉ tưới sau một tuần lễ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #23
Chiêu số 23: Ráng trồng Vanda trong rổ treo bằng thép mà không có đất trồng. Dây thép không mục nên khỏi phải thay chậu.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #15
Chiêu số 15: Bạn có thể ngắm đã con mắt hoa của những cây đơn thân nếu trồng chúng chung với nhau trong một chậu lớn thay vì trồng riêng mỗi cây vào một chậu nhỏ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #46
Chiêu số 46: Quan trọng nhất vẫn là thoáng khí vì sẽ gỉảm thiểu bệnh tật gây ra vì tưới quá nhiều, hay vì quá nóng hay quá ẩm. Nên kiếm một cái quạt nhỏ cho những cây để trong nhà.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #83
Chiêu số 83: Nước tưới không nên dùng nước đã qua hệ thống lọc bằng muối (Soft water)



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #43
Chiêu số 43: Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT