Một số biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm (Áp dụng gà nuôi nhốt và bán chăn thả) Trước tình hình dịch heo tai xanh bùng phát ở các tỉnh ĐBSCL cũng như Hậu Giang thời gian qua, người tiêu dùng có khuynh hướng chuyển sang sử dụng thịt gi

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Một số biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm (Áp dụng gà nuôi nhốt và bán chăn thả) Trước tình hình dịch heo tai xanh bùng phát ở các tỉnh ĐBSCL cũng như Hậu Giang thời gian qua, người tiêu dùng có khuynh hướng chuyển sang sử dụng thịt gia cầm làm cho nhu cầu và giá cả gia cầm trên thị trường cũng tăng theo. Giá gia cầm tăng, khiến nhiều hộ nuôi muốn tăng đàn để kiếm thêm thu nhập. Một số bà con trước đây chưa từng nuôi gia cầm, nay cũng tham gia mặc dù kiến thức cũng như kinh nghiệm trong chăn nuôi gia cầm còn nhiều hạn chế.  Có thể nói đây là một cơ hội tốt để bà con tăng thu nhập nếu chăn nuôi thành công. Tuy nhiên, tình trạng này tiềm tàng nguy cơ thất bại do sự đe dọa của dịch bệnh khi mùa lạnh sắp bắt đầu. Không khéo sẽ làm người chăn nuôi mất cả vốn lẫn lãi có thể thấy vì các lý do như sau:

Một số biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm (Áp dụng gà nuôi nhốt và bán chăn thả)

Trước tình hình dịch heo tai xanh bùng phát ở các tỉnh ĐBSCL cũng như Hậu Giang thời gian qua, người tiêu dùng có khuynh hướng chuyển sang sử dụng thịt gia cầm làm cho nhu cầu và giá cả gia cầm trên thị trường cũng tăng theo. Giá gia cầm tăng, khiến nhiều hộ nuôi muốn tăng đàn để kiếm thêm thu nhập. Một số bà con trước đây chưa từng nuôi gia cầm, nay cũng tham gia mặc dù kiến thức cũng như kinh nghiệm trong chăn nuôi gia cầm còn nhiều hạn chế. 

Có thể nói đây là một cơ hội tốt để bà con tăng thu nhập nếu chăn nuôi thành công. Tuy nhiên, tình trạng này tiềm tàng nguy cơ thất bại do sự đe dọa của dịch bệnh khi mùa lạnh sắp bắt đầu. Không khéo sẽ làm người chăn nuôi mất cả vốn lẫn lãi có thể thấy vì các lý do như sau: 

Một là: Hiện nay mưa nhiều và kéo dài, thời tiết lạnh, ẩm cộng thêm nước lũ từ thượng nguồn đổ về với lượng rất lớn tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, nhất là bệnh cúm gia cầm. Nếu người chăn nuôi không chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không nắm được quy trình phòng bệnh cho gia cầm của mình, sức đề kháng của gia cầm suy yếu dễ phát sinh dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh cúm.

Hai là: Sự tăng đàn đột ngột làm mật độ nuôi quá cao hoặc điều kiện chuồng nuôi không đảm bảo, đều làm suy giảm sức khỏe của gia cầm. 

Ba là: Theo quy luật phát sinh dịch bệnh trong tỉnh hàng năm, bệnh cúm gia cầm thường hay xảy ra vào tháng 1, 2 và tháng 9, 10 trong năm. 

 Nhằm giúp người chăn nuôi thành công, tránh được rủi ro do dịch bệnh, xin giới thiệu đến bà con những biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm như sau: 

* Khi mua gia cầm giống về nuôi 

- Gia cầm phải có nguồn gốc rõ ràng, các cơ sở cung cấp con giống có uy tín, thương hiệu và chỉ chọn những gia cầm khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Điều đặc biệt cần quan tâm là phải hỏi rõ xem gia cầm bố mẹ đã được tiêm phòng vắc-xin chưa và tiêm phòng những bệnh nào? 

- Khi mua gia cầm về, bà con nên nhốt riêng gia cầm mới mua (cách ly với đàn gia cầm nhà đang nuôi) và cho uống thuốc bồi dưỡng như: B.complex, Aminovit, các thuốc dùng cho gà, vịt giai đoạn úm trong vòng 2 tuần đầu để theo dõi, khi thấy khỏe mạnh mới thả vào cùng đàn gia cầm nhà. 

* Điều kiện chuồng nuôi và môi trường nuôi phải đảm bảo vệ sinh 

Trước khi nuôi: Chuồng trại phải được chuẩn bị thật tốt trước khi mua con giống về nuôi. 

- Đối với gà nuôi thả trong sân vườn, cần phải có trại, mái che để gà tránh mưa, tránh nắng. Gà nhạy cảm với điều kiện lạnh, ẩm hơn vịt, nếu bị mưa ướt gà rất dễ sinh bệnh. Mật độ nuôi: gà từ 1-2 tuần tuổi: 80-100 con/m2; gà từ 3-4 tuần tuổi: 50-70 con/m2. 

- Mật độ nuôi cần vừa phải, nếu nuôi quá đông, gia cầm hay cắn mổ, môi trường quá ô nhiễm dễ phát sinh bệnh tật. 

- Cần chú ý vệ sinh tiêu độc chuồng gia cầm, khu vực xung quanh chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa gia cầm vào nuôi. 

Trong thời gian nuôi: Nên giữ cho chuồng nhốt gia cầm luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, không bị mưa tạt gió lùa. 

- Sân thả gia cầm cần khô sạch sẽ, có hàng rào bao quanh. 

- Nếu nuôi gia cầm có chất độn chuồng thì chất độn chuồng phải sạch sẽ, khô ráo và phơi nắng trước khi cho vào chuồng gia cầm.

- Cần định kỳ quét phân, thay chất độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi ẩm ướt, quét vôi chuồng nuôi, sân thả gia cầm, phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt. 

- Phân gia cầm, chất độn chuồng lẫn phân cần được gom và ủ để diệt mầm bệnh. 

- Trong thời gian này, cần định kỳ vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại (1 tuần/lần), sát trùng chuồng, khu vực xung quanh chuồng, dụng cụ chăn nuôi... để giảm thiểu mầm bệnh. 

Sau mỗi đợt nuôi: Cần tổng vệ sinh, sát trùng và để trống chuồng ít nhất 15 ngày mới thả nuôi lứa khác để cắt đứt các mầm bệnh.

 Các loại hóa chất sát trùng có thể sử dụng để tiêu độc sát trùng chuồng trại như: Cloramin B, Iodine, Benkocid, BKA...

 * Biện pháp cách ly để hạn chế mầm bệnh lây lan

 - Hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi gia cầm. Nếu có dịch bệnh xảy ra ở địa phương xung quanh thì không cho người ngoài đến. Người nuôi gia cầm không được đến nơi xảy ra dịch.

 - Cần có biện pháp ngăn ngừa không cho gia cầm tiếp xúc với các động vật khác như chim hoang, heo, chuột...

 - Thường xuyên loại thải những gia cầm gầy yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh.

 * Tiêm phòng cho gia cầm

 Pha 50ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực, liều 0,5ml/con.

 Điều cần lưu ý là bệnh cúm gia cầm thường hay phát sinh khi thời tiết lạnh xuất hiện, điều kiện ẩm thấp. Hiện nay, Chi cục Thú y đang triển khai tiêm phòng đại trà vắc-xin cúm gia cầm H5N1 bắt buộc trên toàn tỉnh. Tại mỗi xã đều có tổ chức các đội tiêm phòng, do vậy, hộ chăn nuôi có gia cầm đến độ tuổi tiêm phòng, cần đăng ký với trưởng ấp hoặc nhân viên thú y xã để được tiêm phòng miễn phí. Theo quy định của UBND tỉnh, những hộ nuôi không đăng ký và thực hiện tiêm phòng sẽ không nhận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước nếu bị dịch cúm gia cầm xảy ra. Vì vậy, người chăn nuôi cần tích cực đăng ký thực hiện.

 

Lịch tiêm phòng

 

Ngày tuổi

Phòng bệnh

Tên vắc-xin

Cách sử dụng

1

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)

Vắc-xin IB

(chủng H 120)

Pha 10 ml nước cất vào lọ 100 liều, nhỏ mũi hoặc miệng 2 giọt/con.

3

Niu - cát- xơn

Vắc - xin

Niu - cát- xơn chủng F

Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, nhỏ miệng 2 giọt/con hoặc nhỏ mắt mỗi bên 1 giọt.

7

Bệnh đậu

Vắc - xin đậu gà

Pha 1 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 ml, dùng kim chủng hoặc kim may máy nhúng vào lọ vắc-xin đã pha, chích vào vùng da mỏng, mặt trong cánh gà.

10

Gumboro

Vắc-xin Gumboro

Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều nhỏ miệng 2 giọt/con hoặc nhỏ mắt mỗi bên 1 giọt.

15

Cúm gia cầm

Vắc-xin

Cúm gia cầm    H5N1

Tiêm dưới da cổ, liều 0,3ml/con.

21

Niu - cát- xơn

Vắc-xin

Niu - cát- xơn chủng Lasota.

Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều nhỏ mắt 2 giọt hoặc pha 500 ml nước sinh lý mặn vào lọ 100 liều cho uống 5 ml/con

24

Gumboro

Vắc-xin Gumboro

Pha 500 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con.

30

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)

Vắc - xin IB

(chủng H 120)

Pha 500 ml nước nấu chín để nguội vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con.

40

Bệnh Tụ huyết trùng

Vắc-xin

Tụ huyết trùng

Tiêm dưới da cổ hoặc da ức, liều 0,5 ml/con.

60

Niu - cát- xơn

Vắc-xin

Niu - cát- xơn

chủng M

Pha 50 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực, liều 0,5ml/con.


HUYỀN DUY - 10-12-2010

 

Nguyên tắc chăn nuôi gà an toàn sinh học

Nguyên tắc cơ bản trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học là đàn gia cầm phải được nuôi trong một môi trường được bảo vệ, được chăm sóc tốt và tất cả mọi sự di chuyển ra vào trại, giữa các khu vực trong trại đều phải được kiểm soát. Vị trí xây dựng chuồng trại gia cầm an toàn phải xa khu dân cư, bệnh viện, trường học, chợ, v.v…, tránh xây trại ở những nơi gần sông, suối, kênh mương, bảo đảm có nước sạch thường xuyên.

* Các biện pháp thực hành nuôi gia cầm an toàn sinh học:

- Nuôi khép kín với từng trại (trong mỗi trại chỉ nuôi một giống gia cầm và cùng độ tuổi. Đối với gia cầm giống nên có các khu vực nuôi dành cho các lứa tuổi khác nhau);

- Kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại. Sử dụng con giống an toàn.

- Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại (trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa).

- Phòng bệnh bằng vắc xin. Xét nghiệm định kỳ, giám sát sự lưu hành các loại mầm bệnh.

- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi và sau mỗi đợt nuôi.

- Xử lý chất thải (bằng bigogas hoặc ủ), tiêu hủy gia cầm ốm, chết.

- Kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển ra vào trại.

Chống sự xâm nhập của động vật bên ngoài.

* Phương pháp phònh bệnh:

Bệnh phổ biến nhất đối với gà là bệnh viêm đường hô hấp. Biện pháp phòng bệnh này tốt nhất là tiêm phòng và tiêm nhắc lại theo định kỳ. Quan trọng hơn phải vệ sinh định kỳ trong chuồng trại, vì viêm đường hô hấp còn gọi là bệnh do ô nhiễm. Điều trị mà không có những biện pháp vệ sinh an toàn kèm theo thì bệnh vẫn tái phát, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa.

T.N - BRVT, 30/9/2008

 

 

Nuôi gà thịt an toàn sinh học: Lối mở cho người chăn nuôi thời dịch cúm gia cầm


Hiện nay, nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm rất lớn, nhiều người dân muốn tái nuôi gia cầm trở lại nhưng còn ngán ngại. Mới đây, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre đã triển khai dự án nuôi gà thịt an toàn sinh học. Thành công bước đầu của dự án này đã mở ra một cơ hội cho người chăn nuôi gia cầm khôi phục ngành nghề và phát triển theo hướng bền vững.

Nuôi gia cầm thịt an toàn sinh học là gia cầm giống khi được người dân mua đem về nuôi đã chủng ngừa H5N1, gia cầm được bảo hộ 20 tuần. Trong quá trình nuôi, người nuôi cần tiêm chủng ngừa các bệnh khác như thương hàn, dịch tả... định kỳ sát trùng chuồng trại và xung quanh khu vực nuôi 1 tuần 2 lần; hạn chế người lạ ra, vào. Khi tiêu thụ gia cầm (khoảng 8 - 10 tuần nuôi) thì bán đồng loạt và nhập gia cầm nuôi trở lại cũng đồng loạt để dễ kiểm soát. Sau mỗi lần tiêu thụ gia cầm người nuôi nên tạm ngưng nuôi khoảng 21 ngày để vệ sinh chuồng trại rồi thả nuôi lại.

Xã Quới Sơn, huyện Châu Thành là địa phương trước đây có phong trào nuôi gà công nghiệp mạnh nhất tỉnh Bến Tre. Khi dịch bệnh cúm gia cầm xảy ra, Quới Sơn cũng là nơi đầu tiên bùng phát ổ dịch sau đó lây lan trên diện rộng, đã gây thiệt hại nặng nề cho hàng chục hộ nuôi gà công nghiệp ở đây. Giữa lúc người nuôi gia cầm “ăn không ngon ngủ không yên” vì không thể tái nuôi gia cầm trở lại trước những cảnh báo liên tục về nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thì Dự án “Chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học” được Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai thí điểm vào đầu tháng 8 - 2006 tại đây như một cứu cánh đối với họ. Phấn khởi hơn, dự án được triển khai thành công, người nuôi gia cầm đạt lợi nhuận khá cao. Tổng kinh phí để thực hiện dự án này chỉ 106 triệu đồng, qua đó hỗ trợ cho 18 hộ nuôi gia cầm ở Quới Sơn mỗi hộ 500 con gà giống Lương Phượng, để áp dụng nuôi thương phẩm. Người tham gia dự án được tập huấn nuôi gà, hỗ trợ tiền mua giống, thuốc, vắc-xin, tham quan mô hình... với tổng chi phí Nhà nước hỗ trợ mỗi con gà gần 12.000 đồng. Thời gian nuôi gà thương phẩm là 8 tuần, gà đạt trọng lượng trên 1 kg sẽ được tiêu thụ.

Ông Nguyễn Thanh Vân ở ấp 5 xã Quới Sơn, nhờ nuôi gà công nghiệp bán thịt, trứng mà ông có tiền lo cho các con ăn học tới nơi tới chốn. Nhưng rồi dịch cúm gia cầm xảy ra, sau ba đợt dịch ông bị thiệt hại gần 150 triệu đồng. Tưởng nghề này đã “hết thời” thì ông được dự án chọn làm mô hình thực hiện nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Ông Vân được dự án hỗ trợ 500 con gà và ông mua thêm 500 con để nuôi chung. Sau 2 tuần nuôi, ông Vân vừa bán đàn gà vào ngày 19-9-2006 với giá 21.000 đồng/kg. Số gà được dự án hỗ trợ ông đạt lợi nhuận gần 10.000 đồng/con và gà tự mua nuôi thì lợi nhuận 4.000 đồng/con. Ông Vân phấn khởi ra mặt nói: “ Không mừng làm sao được nếu nghỉ nuôi gà, gia đình tôi sẽ sống vất vả với khu vườn nhãn tiêu chẳng thu nhập bao nhiêu mỗi năm. Trong khi nuôi gà chỉ cần hơn 200 mét vuông đất để nuôi 1.000 con gà có thể kiếm vài triệu đồng tháng”. Hiện tại ông Vân tiếp tục đến nơi cung cấp giống là Công ty Giống gia cầm miền Nam để mua gà về nuôi theo mô hình mình đang thực hiện. Gà giống mua tại công ty được tiêm thuốc miễn dịch trong vòng 6 tháng và tỷ lệ gà nuôi sống đạt trên 95%. Theo tính toán, giá một con gà Lương Phượng con là 5.500 đồng, cộng với các chi phí thức ăn, thuốc phun xịt vệ sinh hàng tuần, thuốc các lần tiêm ngừa phòng bệnh dịch tả, bệnh rum thì chi phí nuôi khoảng 17.000 đồng/con đạt trọng lượng 1 - 1,2 kg. Như vậy nếu giá gà thịt đạt ở mức trên 17.000 đồng là người nuôi sẽ có lợi nhuận. Theo kinh nghiệm nuôi gà lâu năm của ông Vân, thì gà hiếm khi sụt giá xuống thấp mà thường xuyên ở mức cao, có lúc lên đến 28.000 đồng/kg. Đến thời điểm này tất cả các hộ thực hiện dự án nuôi gà an toàn sinh học đều đạt kết quả.

Đánh giá bước đầu về dự án “Chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học”, ông Lê Tấn Hữu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre cho biết: Đây là mô hình đầu tiên được thực hiện thí điểm ở Bến Tre nhằm giúp người nuôi gia cầm tiếp tục nghề của mình theo hướng an toàn và bước đầu đạt kết quả khả quan. Từ những mô hình nuôi gà của dự án, tới đây Trung tâm Khuyến nông sẽ khuyến khích tổ chức, nhân rộng ra các hộ chăn nuôi gia cầm trong toàn tỉnh”.

CAO DƯƠNG - BCT, 29/9/2006

 

Một số biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm - Lê Hồng Mận

Nước là nước nhiệt đới nóng ẩm, miền Bắc mùa hè nắng nóng, mùa đông giá lạnh. Miền Nam khí hậu nắng nóng quanh năm phân ra mùa mưa, mùa khô. Vì vậy, thời tiết luôn thay đổi làm ảnh hưởng bất lợi đến cơ thể gia súc, gia cầm. Xuất phát từ những thực tế đó mà bài viết "Một số biện pháp an toàn... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #61
Chiêu số 61: Hãy đặt cây lan ở nơi làm sao cho ta có thể ngắm được hoàn toàn đoá hoa rực rỡ. Khi hoa tàn hãy mang ra chỗ khác.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #21
Chiêu số 21: Để đỡ những cây lan có rễ bò ra ngoài như Vanda hoặc Epidendrum thì dùng ba que tre, buộc chụm lại trên đầu (như cái lều mọi).



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #80
Chiêu số 80: Lan không ưa không khí tù hãm và ưa có sự lay chuyển không khí cho nên cần một chiếc quạt nhỏ có thể xoay chuyển được (oscillating).



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #43
Chiêu số 43: Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #12
Chiêu số 12: Rệp nhện (Spider mite) rất sợ mùi dầu khuynh diệp (Eucalyptus). Hãy bẻ vài cành khuynh diệp treo vào cây lan hoặc dùng dầu thấm vào bông gòn và để vào chậu lan. Rệp nhện sẽ biến mất.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #3
Chiêu số 3 : Không nên thử nghiệm qua nhiều loại phân trong thời gian ngắn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #9
Chiêu số 9: Nên tập nhớ tên khoa học của lan, sau này sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều khi lựa chọn cây lai.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #83
Chiêu số 83: Nước tưới không nên dùng nước đã qua hệ thống lọc bằng muối (Soft water)



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #12
Chiêu số 12: Rệp nhện (Spider mite) rất sợ mùi dầu khuynh diệp (Eucalyptus). Hãy bẻ vài cành khuynh diệp treo vào cây lan hoặc dùng dầu thấm vào bông gòn và để vào chậu lan. Rệp nhện sẽ biến mất.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #16
Chiêu số 16: Vào mùa nóng, khô, ta có thể nhúng cả chậu vào nước sạch hoặc (nếu cần) nhúng toàn thân cây lan vào nước khoảng 15 phút. Làm như vậy mỗi tháng ta có thể ngăn ngừa sâu bọ làm ổ và rửa sạch những chất khoáng tồn đọng trong chậu.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT