Cách giải quyết mâu thuẫn giữa cấy lúa và nuôi cá

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Cách giải quyết mâu thuẫn giữa cấy lúa và nuôi cá

Cách giải quyết mâu thuẫn giữa cấy lúa và nuôi cá

Nuôi cá ruộng lấy sản lúa làm chính kết hợp với nuôi cá. Sau khi nuôi cá ở ruộng lúa, cá ăn phần lớn cỏ dại và sâu hại lúa trong ruộng làm xốp lớp đất mặt ruộng, tăng quá trình phân giải chất hữu cơ trong ruộng, phân của cá làm tăng độ phì của đất làm tăng năng suất lúa từ 5 - 10%, trung bình 1 ha lúa tăng thêm được từ 150 - 450 kg, cao là 750 kg cá. Năng suất nuôi cá ở ruộng trũng có thể đạt 1,2 đến 1,5 tấn cá/ha. Nuôi cá ở ruộng có tác dụng quan trọng đối với giải quyết cá ăn tại chỗ, làm giảm môi giới gây bệnh hại cho người và gia súc.  

Tuy vậy, về kỹ thuật cấy lúa và nuôi cá có một số mâu thuẫn cần giải quyết như sau :  

1. Mâu thuẫn giữa nước nông, phơi ruộng với cá  

Lúa là cây ưa nước bùn nhưng rễ của nó không sinh ở trong nước. Ðể đáp ứng yêu cầu ôxy của rễ lúa trong thời gian sinh trưởng của lúa cần điều chỉnh độ sâu của nước với thời gian tương ứng.  

Ví dụ : Thời gian lúa đẻ nhánh cần nước nông có lợi cho sinh rễ và đẻ nhánh, khi nhánh đã đến số lượng nhất định cần tháo cạn phơi ruộng không cho lúa tiếp tục đẻ nhánh; tới thời kỳ vươn dài làm đòng lúa lại cần nhiều nước. Thời kỳ giữ nước nông cá còn nhỏ, lúc phơi ruộng (từ 7 đến 10 ngày) cá có thể rút xuống mương hố sinh sống; sau đó cá lớn dần, nước ruộng cũng cho sâu dần. Vì thế chỉ cần nuôi cá đến cỡ không lớn lắm thì mâu thuẫn cá - lúa là không lớn.  

2. Mâu thuẫn giữa bón phân cho ruộng và cá  

Bón thúc cho lúa chủ yếu dùng phân đạm (phân urê hoặc đạm 2 lá nitratamon) trước khi bón thường rút bớt nước ruộng, lượng phân bón nhiều độ NH4+ cao đe doạ an toàn của cá.  

Ðể giải quyết mâu thuẫn này cần bón xen kẽ, bón 2 lần, mỗi lần bón một nửa ruộng (giữa 2 lần bón cách nhau 1 - 2 ngày) để cho cá thấy khi bón phân ngăn ruộng này thì có chỗ chạy tránh sang nửa ngăn ruộng kia, cũng có thể tháo nước ruộng dồn cá vào mương, hố sau đó bón phân, sau khi bón phân 1 - 2 ngày lại cho nước vào ruộng, như vậy không ảnh hưởng đến cá.  

3. Mâu thuẫn giữa phun thuốc trừ sâu cho ruộng và cá  

Ruộng đã nuôi cá thì sâu hại giảm đi nhiều, nhưng không thể bị diệt hoàn toàn, cho nên có lúc vẫn cần sử dụng thuốc trừ sâu. Ða số thuốc này đều độc hại với cá cách giải quyết là:  

a) Chọn loại thuốc ít độc như : Rogor Dipterex (Dipterex la thuoc thu y thuy san da duoc bo thuy san cam su dung trong san xuat kinh doanh thuy san theo quyet dinh 07/2005/QD-BTS ngay 24/02/2005) liều dùng như qui định thông thường là an toàn đối với cá.  

b) Trước khi phun thuốc trừ sâu phải khơi thông mương hố, cho nước ngập sâu thêm, hoặc tạo cho nước ruộng có dòng chảy nhẹ để cá có thể tránh hoặc hạ thấp nồng độ độc hại của thuốc.  

c) Chọn cách sử dụng thuốc chính xác nhất : thuốc dạng bột phun vào sáng sớm khi còn đọng sương, thuốc dạng nước phun sau khi sương tan để hạn chế tới mức thấp nhất lượng thuốc bị rơi xuống nước.  

Cả nước ta hiện nay có khoảng 548.000 ha ruộng nước, vùng núi trung du miền Bắc khoảng 15.000 ha, năng suất nuôi cá ở ruộng miền núi mới đạt 100 kg/ha, nuôi bán thâm canh ở Vĩnh Phúc đạt 1 tấn/ha). Giải quyết các mâu thuẫn giữa cá và lúa trên đây sẽ góp phần làm tăng sản lượng cá ruộng trong thời gian tới.

Hoa Nam - Tap chi TS 12/2003

 

Nuôi cá Cách giải quyết mâu thuẫn giữa cấy lúa và nuôi cá

Nuôi cá Cách giải quyết mâu thuẫn giữa cấy lúa và nuôi cá Nuôi cá ruộng lấy sản lúa làm chính kết hợp với nuôi cá. Sau khi nuôi cá ở ruộng lúa, cá ăn phần lớn cỏ dại và sâu hại lúa trong ruộng làm xốp lớp đất mặt ruộng, tăng quá trình phân giải chất hữu cơ trong ruộng, phân của cá làm tăng độ... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Top các mẫu nhẫn cưới hình trái tim - Tình yêu hạnh phúc và lãng mạn
by duyhung112345
MÁY ÉP RÁC TỰ ĐỘNG - 0987990555
by lenhuy
Cách Chọn Nhẫn Kim Cương Đẹp Cho Nữ - Các Kiểu Được Ưa Chuộng Nhất
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #26
Chiêu số 26: Giữ cho rễ khoẻ mạnh bằng cách tưới nước vừa phải, bón phân đúng cách thì lá và hoa sẽ đương nhiên tốt tươi.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #73
Chiêu số 73: Nên tưới nước vào ngày hôm trước hoặc 4-5 giờ trước rồi mới bón phân. Đừng bao giờ tưới bón khi nhiệt độ xuống dưới 50°F (10°C).



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #38
Chiêu số 38: Lợi dụng sự giảm giá, hãy mua những cây lan hoa đã tàn, ta sẽ có những cây Hồ-Điệp khác nhau. Suốt năm bạn có đủ bông hoa đẹp khoe sắc.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #18
Chiêu số 18: Đa số cây hoa lan thích ánh nắng ấm áp buổi sáng cho đến chín giờ. Lưu ý điểm này khi bạn định chọn một nơi trồng lan.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #16
Chiêu số 16: Vào mùa nóng, khô, ta có thể nhúng cả chậu vào nước sạch hoặc (nếu cần) nhúng toàn thân cây lan vào nước khoảng 15 phút. Làm như vậy mỗi tháng ta có thể ngăn ngừa sâu bọ làm ổ và rửa sạch những chất khoáng tồn đọng trong chậu.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #84
Chiêu số 84: Trong nhà thường có độ ẩm rầt thấp 10-30% không thích hợp với lan. Lan đòi hỏi một độ ẩm tối thiếu là 40%.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #36
Chiêu số 36: Sau khi thay chậu, giữ cho cây lan khô ráo 1 tuần làm cho rễ bị gãy, giập chóng lành và tránh nhiễm độc.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #61
Chiêu số 61: Hãy đặt cây lan ở nơi làm sao cho ta có thể ngắm được hoàn toàn đoá hoa rực rỡ. Khi hoa tàn hãy mang ra chỗ khác.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #51
Chiêu số 51: Nên giữ lại những nút chai rượu vang (rượu chát) và dùng để trồng lan, nó làm cho thoáng khí chung quanh rễ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #83
Chiêu số 83: Nước tưới không nên dùng nước đã qua hệ thống lọc bằng muối (Soft water)



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT