Nuôi rắn ri voi Enhydris bocourti (Jan, 1865)

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Nuôi rắn ri voi Enhydris bocourti (Jan, 1865)

Nuôi rắn ri voi

Enhydris bocourti (Jan, 1865)

Sau rắn độc, rùa, trăn, cá sấu, ba ba... đến lượt rắn ri voi được tố chức nuôi ở dạng thương phẩm rầm rộ tại đồng bằng sông Cửu Long... Rắn ri voi không những được tiêụ thụ tại thị trường nội địa rất mạnh mà còn đươc xuất khẩu qua một sô nước Châu á, đặc biệt là Trung Quốc. Da rắn đang là nguồn nguyên liệu rất hiếm ở các đơn vị thu mua xuất khẩu, còn thịt rắn thì luôn là món ăn đặc sản giá cao, được chuộng.

Sau đây là kỹ thuật nuôi rắn ri voi.

1. Chọn con giống

- Chọn loại con giống nhỏ, mới đẻ cỡ 50 con/kg, có nhiều và rất rẻ vào tháng 3- âm lịch.

- Chọn rắn đồng cỡ và không sẹo vết, đặc biệt là những con bị gẫy xuơng sống phải loại bỏ.

2. Xây bể:

- Nuôi trong bế xi măng thật ra không tốt bằng nuôi trong ao, muơng vuờn.

- Diện tích ao nên đào từ 10 đến 100m2 sâu 1,3-1,5 m. Thành bể sâu 07- 0,8m. Phần cạn của bể đặt lá chuối khô hoặc bèo lục bình cho rắn trú, phần sâu thông với hệ thống cấp thoát nuớc. Diện tích thả bèo lục bình chiếm 4/5 diện tích mặt ao.

- Lớp bùn đáy ao dày 10-20 cm.

- Tấm chắn bọng thoát nuớc đặt cách đáy ao 0,3 m.

3. Thức ăn:

- Rắn ri voi thích ăn nhất là các loại cá không vảy hoặc vảy nhỏử. Cứ bình quân 3-4 kg thức ăn rắn tăng trọng 1 kg.

- Luợng thức ăn hằng ngày khoảng 3-4% trọng luợng rắn trong ao. Cứ 2 ngày cho rắn ăn 1 lần.

4. Chăm sóc:

- Rắn giống mới mang về chăm sóc riêng, mật độ 30 con/m2.

- Nên nuôi luơn con trong ao để tận dụng thức ăn thừa, bớt ô nhiễm và luơn còn là nguồn thức ăn thêm của rắn.

- Khi rắn lớn dần cần làm giảm mật độ lý tuởng là 5-10 con/m2.

- Khoảng 2 tuần thay 2/3 mức nuớc trong ao.

- Rắn sắp lột da cá thì màu vảy trắng và mặt đục.

- Rắn biếng ăn hoặc bị bệnh thì dùng thuốc kích thích tăng truởng nhu Pecomex, Vitamin C. . .

5. Phòng và trị bệnh rắn:

- Rắn có thế bị xây xát hoặc lở miệng do vi khuẩn tấn công. Dùng Streptomycine pha với nuớc cất bôi vào vết thuơng cho rắn. Xử lý nguồn nuớc bằng muối.

- Rắn bị đuờng ruột sình bụng, bỏ ăn dùng Sulfa Guanidin tán vào nồi để khô rồi cho rắn ăn.

- Rắn bị nấm miệng dùng Mycostatine sử dụng theo huớng dẫn trên nhãn thuốc.

6. Thu hoạch:

Tùy theo nguời nuôi, có thể thu hoạch từ 6 tháng đến 1 năm tuổi, rắn 6 tháng tuổi đạt trọng luợng rắn loại 1 (500g/con trở lên) thì thu hoạch tốt. Khi thu hoạch, để rắn cái lại cho đẻ gây giống.

LAN UYÊN

 

 

Nuôi rắn ri voi 

Về Sóc Trăng nói tới chuyện làm ăn bạc tỉ là bà con chỉ mấy ông chủ vuông tôm. Tuy nhiên, có một người tách khỏi phong trào này nhưng vẫn thu bạc tỉ dù chỉ có 2.000m2 đất… Đó là anh Lê Hùng Minh ở ấp 3, xã Thanh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng). Nhà ở ven quốc lộ 1, đoạn từ Sóc Trăng về Cà Mau (gần cầu Nhu Gia), anh có lợi thế trong việc nuôi dưỡng, kinh doanh rắn ri voi, cá giống. Phía sau quán nhỏ ba gian vách gỗ mái tôn ấy là một nông trại làm ăn bài bản và bề thế của một tỉ phú. Vốn là thương binh 4/4, trở về đời thường với mảnh đất nho nhỏ được xã hóa giá (2.000m2), anh lao vào trồng lúa, nuôi cá, nuôi cua, nuôi tôm, nuôi heo… thứ nào anh cũng làm. Đất ít nên anh lấy "chăn nuôi làm điểm tựa", hy vọng mỗi vụ lời chừng 5-7 triệu đồng là quý rồi.

Năm 1996, chạy theo phong trào nuôi trăn nái đẻ bán con giống, nhưng khi số trăn lên hơn 1.400kg, giá trị tạm tính khoảng 150 triệu đồng (tính theo gia 1trăn nái 00.000 - 120.000đ/kg, trăn đực 60.000-80.000đ/kg), thì giá trăn rớt xuống còn 20.000đ/kg. Trăn con bán không ai mua! Sau 1 năm nuôi trăn, năm 1997 anh quyết định buông con trăn khi vốn liếng chẳng còn được bao nhiêu. Anh nghĩ tới việc nuôi rắn nhưng cứ ra chợ lựa rắn, mua từ từ lên tới 1.200kg giống, 2 tuần sau, 80% rắn chết yểu lần hồi… Năm đầu tiên, anh thu được 80 triệu đồng và chọn lại khoảng 450kg để cho đẻ tiếp vụ sau. Năm 1999, lần đầu tiên anh tìm được mối xuất khẩu sang Trung Quốc thu về 100 triệu đồng. Có tiền, anh đầu tư chuồng trại, tạo dựng thành khoảng 1.750m2 và xây 16 bể làm nơi cho rắn sinh sản. Từ năm 2000 đến nay, đàn rắn ri voi của anh đã cung cấp giống cho người nuôi rắn từ Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh… Năm 2000, hiệu quả từ nuôi rắn bán con giống, bán rắn lứa và xuất khẩu - anh thu được hơn 358 triệu đồng, trừ chi phí lãi còn 261 triệu đồng. Năm 2001, thu nhập cả năm hơn 564 triệu đồng, trừ chi phí lãi còn hơn 358 triệu đồng. Năm 2002, hơn 616 triệu đồng, lãi thuần hơn 385 triệu đồng.

Từ cách làm nông trại của anh, 20 hộ dân Thạnh Phú bắt đầu nuôi rắn, qui mô 700-1.000 con/hộ. Một số hộ bắt đầu bỏ qua giai đoạn nuôi trong khạp, lu mà xây chuồng nuôi công nghiệp. "Rắn ri voi là loại dễ đẻ, một năm sinh sản một kỳ vào đầu mùa mưa. Loài này thụ thai trước, tự ấp trứng trong bụng và 7 tháng sau đẻ. Một con rắn cái nặng 1,5kg có thể đẻ 25-30 con, con cỡ 300gr cũng bắt đầu đẻ 2-3 con. Giá con giống 1-2 tuần tuổi 6.000-8.000đ/con. Cứ 8kg cá trê vụn cho 1kg rắn. Trong 7 tháng cần 20 tấn cá cho đàn rắn 20.000 con. Nếu tính rắn 1kg, lãi 100.000đ/con (theo thời giá 250.000đ/kg). Cũng có thể thu hoạch rải vụ, xuất 4-5 kỳ/năm. Bán được theo thời giá, chứ không nhất thiết thu hoạch theo 1 kỳ/năm" Anh Minh cho biết. Hiện nay, anh Minh đã xây hồ, nuôi công nghiệp và nâng tổng đàn 20.000 rắn nái (3.500 kg). Nhu cầu thị trường còn lớn lắm…  

Web An Giang, 26/7/2004 - Theo NNVN

 

Đi học nghề nuôi rắn vi voi

Ở Sóc Trăng, từ quãng năm 2001 đến nay, cái tên "trại rắn Năm Minh" hay "vua rắn Năm Minh" được nhiều người biết đến. Trong cái thời "cúm gia cầm và lở mồm long móng", ông anh rể và đứa em của tôi ở Vị Thanh-Hậu Giang quyết định sẽ chuyển qua nuôi rắn ri voi! Tôi vốn biết ông từ lâu và đã ghé nhiều lần (chủ yếu là để nhậu rắn) nên tự nguyện làm hướng dẫn viên...

Nhập môn

Cả trang trại rắn rộng hơn nửa công đất hiện giờ chỉ một mình ông trông coi vì hai con trai đều đang học đại học. Mới hơn 8 giờ sáng nhưng cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông luôn bị gián đoạn vì những cú điện thoại hỏi thăm về rắn giống và kỹ thuật nuôi rắn. Bây giờ đang mùa bầy rắn dưới ao động dục, bắt cặp.

Ông bảo: "Từ rằm tháng 7 đến rằm tháng 8, ngày xưa ông bà mình kêu bằng mùa rắn hội. Những đêm trắng sáng tụi nó bò dọc bờ tường quấn với nhau có nùi, có nùi...". Lũ rắn ri voi chỉ ăn duy nhất những loài cá nào không có vảy. Đàn rắn con sau khi đẻ, ăn cá trê con và nòng nọc, hoặc nhái còn nhỏ.

Bầy rắn nái dưới ao của ông hiện nay khoảng 3.000 con. Ông tính trung bình mỗi con đẻ một lứa 25 con thôi (thực tế có thể lên tới 27-28 con) thì tổng đàn rắn giống sau khi dưỡng, nuôi, trừ rắn con yếu và chết, ông có chắc chắn 80.000 con giống trong tay... vậy mà đến thời điểm này số đơn đặt hàng đã lên tới con số trên 2 triệu. Ông cười... "Nghe điện thoại phần lớn là để từ chối đặt hàng rắn giống là chính...".

Theo ông, một trại rắn, hoặc chỉ là một ao nuôi rắn phải đảm bảo ít nhất 3 điều kiện! Thứ nhất là phải giống với điều kiện tự nhiên, càng nhiều càng tốt. Thứ hai là mực nước trong ao nên chỉ dao động từ 7 đến 1m và phải thả thêm lục bình hoặc trồng thêm rau ngổ chiếm 2/3 diện tích và phải phân bổ đều. Thứ ba là trong khu vực nuôi cần phải có những bờ đất đủ rộng cho đám rắn "diễu hành" lúc cần và trốn lạnh khi nhiệt độ xuống thấp.

Từ 25 độ C xuống tới 20 độ C, nó sẽ bắt đầu vô chu kỳ "ngủ đông", làm biếng hoạt động không ăn. Tới 18 độ C thì chết". Cả 3 anh em chúng tôi mới hiểu thêm được một điều là rắn ri voi còn có chuyện lủi hang, làm bọng trong bờ đất khi trời trở lạnh (tất nhiên là từ những cái hốc, cái hang của lũ cua hoặc lũ chuột làm sẵn, rắn ri voi phát triển ra cho rộng thêm)...

Rắn ri voi cũng rất sợ gió lùa nên những đám rau ngổ, lục bình phân tán đều trong ao hay trên bờ cũng là những chỗ "trốn gió" cho đám rắn và cũng là chỗ tránh nắng. Phải bằng phẳng vì nếu chúng tập trung đông quá chất thải sẽ làm bẩn môi trường, sẽ mắc bệnh ngay, nhất là bệnh về da khiến chúng không lột được.

Ngoài ra, rắn ri voi còn sợ cả nước rỉ từ tường xi-măng mới, kỵ nước giếng có chứa nhiều kim loại như sắt, kẽm. Xây bờ tường, xây ao không chú ý dọn sạch và tẩy rửa kỹ bằng nước phèn chua chỉ cần một đám mưa, bầy rắn lăn ra chết. Hai sát thủ của rắn ri voi là rắn trun và lươn. Khi lươn còn nhỏ thì rắn ri voi ăn lươn, nhưng khi lươn lớn và vô hang thì ngược lại, đặc biệt là lũ rắn con là một món khoái khẩu của lũ lươn.

Bạc tỉ cho người nuôi rắn

Như một nhà "rắn ri voi học"... Năm Minh khẳng định "chỉ có ở khu vực Sóc Trăng và Đồng bằng sông Cửu Long là phù hợp cho con rắn ri voi phát triển". Nghề nuôi rắn thích hợp với điều kiện eo hẹp của người nghèo, theo ông Minh, tỷ lệ tăng trưởng của rắn ri voi theo mức 1- 6 (1kg rắn ri voi cần 6kg thức ăn). 6kg cá tạp mua hết cỡ 40.000đ, 1kg rắn bán trung bình 300.000 đồng sau 6 tháng. 10 con rắn cho 10kg... Ăn đứt nuôi heo và nhàn nhã hơn nhiều.

Buổi học nghề của chúng tôi kết thúc bằng bản tổng kết năm 2005 của ông Năm Minh: "3.000 con rắn sinh sản trong vụ trước, tôi có 70.000 rắn con. Bán 15.000 đồng/con cũng được hơn một tỷ đồng. 5 tấn rắn thương phẩm với giá trung bình 300 ngàn đồng/kg rắn loại 1 (trên 500 gr/con) có thêm 1,5 tỷ đồng. Như vậy là tròm trèm 2 tỷ đồng trên tổng diện tích nuôi rắn của tôi chưa tới 2 công đất. Tiền lãi thì cứ chia 6/4".

Với mức thu nhập như trên, trang trại nuôi rắn ri voi của Năm Minh được xem không có đối thủ ở đất Sóc Trăng. Nói về thị trường tiêu thụ rắn ri voi, ông Năm Minh khẳng định: "Rắn ri voi hiện nay được tiêu thụ mạnh nhất là Trung Quốc. Gần như toàn bộ lượng rắn thương phẩm của tôi đều được các thương lái tận Lạng Sơn vào mua, vận chuyển sang Trung Quốc bán. Họ luôn đặt hàng với số lượng lớn, nhưng mình không đủ nguồn hàng để cung. Bởi vậy, các hộ mua rắn giống của tôi về nuôi, khi muốn bán rắn thịt tôi sẽ thu mua lại với giá thoả thuận".

Ông vốn là một y sĩ từ những năm 1980. Chính từ vốn kiến thức này và qua quá trình nuôi rắn ri voi gần chục năm nay, ông tích cóp kiến thức kha khá về tập tính cũng như quá trình sinh trưởng của loài rắn này. Ông vừa cười vừa nói với ông anh rể của tôi: "Tháng 7, tháng 8 bắt cặp, tới tháng 4 năm sau mới bắt đầu có rắn giống. Nếu các chú muốn nuôi thì hãy về chuẩn bị ao và trại nuôi, giống thì chắc chắn là không có, chỉ có cách là bắt rắn nái về nuôi, sau khi chuồng trại đã chuẩn bị xong".

Niềm tin vào nghề nuôi rắn của chúng tôi càng được củng cố khi trước khi chúng tôi ra về, ông "bật mí" là đang xây dựng 1 trang trại mới ở khu vực Cây Mét-cách đó hơn 1 km với diện tích hơn 5ha vì khu trại này đã nằm trong diện giải tỏa nay mai để xây dựng cầu Nhu Gia.

Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng cũng đã phối hợp với ông để đăng ký chính thức việc cung cấp rằn ri voi thương phẩm ra toàn cầu. Ông dự tính sẽ nuôi thêm những động vật hoang dã đặc thù của đất Nam Bộ như kỳ đà, le le...

Ông Năm Minh hiện có hai người con đang học ở ngành nuôi trồng thuỷ sản của Trường Đại học Cần Thơ. Với sự đầu tư bài bản về sức người, sức của... trại rắn Năm Minh chắc chắn sẽ không dừng lại ở con số lãi bảy - tám trăm triệu hàng năm như hiện nay...

Tienphong - ST, 14/09/2006

 

Vài điều cần biết khi nuôi rắn ri voi

Rắn ri voi là vật dễ nuôi. Con giống hiện chỗ tôi không đủ cung cấp. Nhu cầu bà con cần đến tháng 12 năm nay là 10 triệu con giống, mà khả năng tôi chỉ cung ứng chừng 250.000 - 300.000 con. Bảy tháng rưỡi chúng mới đẻ một lần. Để bán rắn đúng thời điểm nên nuôi từ tháng 5 âm lịch.

Vốn đầu tư cho một ao rắn không nhiều tiền. Nhưng ao không nên quá 2000 m vuông mặt nước, mật độ nuôi có thể từ 10-185cn/ m vuông. Cứ muốn tăng trọng 1kg thịt rắn, chúng ta cần 10 kg thức ăn. Rắn ri voi con sinh ra3-4 giờ đã tự biết tìm thức ăn. Lúc nhỏ, rắn ăn cá trê, nhái, cá chốt đỏ, lúc lớn lên ăn tốt hơn. Rắn này cũng thuộc loại ăn tạp.

Cách chăm sóc rắn ri voi thật sự cũng không có gì phiền phức, chưa bao giờ thấy rắn bị dịch, chỉ xuất hiện nấm, đẹn khi nước quá dơ. Chúng ta cố gắng giữ nguồn nước sạch. Ao (hồ) nuôi rắn xây âm xuống 1m, cao lên khỏi mặt đất 1,2m; bơm rửa cho sạch, đừng để xi măng xây dựng hòa trong nước nuôi. Nếu chỗ nuôi có cống ra - vào sông nước sạch thì tiện, nếu không, tốt hơn hết, một tháng thay nước 1 lần. Thường bà con hay hỏi làm sao phân biệt rắn ri voi và rắn ri cá.

Rắn ri cá lưng đen sẫm, bụng trắng, hai bên có hai dãy nút đen chạy dọc theo bụng dài 30-40cm. Thịt rắn ri cá người tiêu dùng cho là ít dinh dưỡng, tanh, lạt; chỉ bán trong nước 1 con 600g bán 70.000 - 80.000 đồng.

Rắn ri cá bặt một thời gian không xuất hàng được, mới đây Trung Quốc, Đài Loan, Đan Mạch, Nhật Bản đã "ăn" hàng lại. Họ dùng da rắn ri cá làm giày, dép, bóp, dây nịt, còn rắn ri voi họ ăn thịt.

Rắn ri voi thịt thơm, nhiều dinh dưỡng, dài chừng 20cm, bụng màu vàng, trên lưng vàng sẫm, có một vằn ngang dưới bụng sẫm vàng hơn màu bụng. Bình quân 1kg rắn ri voi con khoảng 10.000 đồng; rắn ri cá chừng 5.000 - 6.000 đồng là cao.

Với những người mới nuôi rắn ri voi lần đầu, nên nuôi chỗ có nước ra vào hoặc đặt cống dẫn nước từ sông nước sạch vào ao nuôi. Mực nước ao nuôi khi nước lớn chỉ chừng 1m, nước ròng còn 6-7 tấn là tốt nhất. Không phải thay nước. Xung quanh ao, trồng rau cỏ cho rắn núp nắng, đừng để rắn tụ vào một nơi (thí dụ: mỗi mét khối nước có tới 10 kg rắn tụ vào) và chỗ khác trống, nắng thì dễ ô nhiễm...

Lê Hùng Minh - KHPT, 28/1/2005

 

80820 - Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) và nuôi thử nghiệm rắn Ri voi tại hộ gia đình

Phần I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nội dung nghiên cứu Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Lịch sử nghiên cứu 1.1. Các công trình nghiên cứu bò sát ở Việt Nam 1.2. Lịch sử nghiên cứu bò sát ở tỉnh Đồng Tháp 1.3. Tình hình mua bán rắn... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc
Người phản hồi nanguyen@123 ngày Monday, June 5, 2017 2:06 AM
Rắn ri voi nuôi dài tháng nhưng ăn rất tuyệt, rắn nuôi ăn ngon hơn rắn bắt tự nhiên đó các pác

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #72
Chiêu số 72: Thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón nhiều phân, tưới nhiều nước là giết cây lan mau lẹ. Đừng bao giờ bón phân khi chậu cây quá khô, cây sẽ bị khựng lại.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #30
Chiêu số 30: Dùng một thìa cà-phê Epsom Salt cho mỗi gallon nước coi như phụ với Magnesium, tưới mỗi ba tháng để làm tan rã chất muối tồn đọng trong chất trồng lan.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #83
Chiêu số 83: Nước tưới không nên dùng nước đã qua hệ thống lọc bằng muối (Soft water)



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #28
Chiêu số 28: Bạn đừng bao giờ tưới quá nhiều nước cho cây mà chỉ nên tưới nhiều lần cho cây mà thôi.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #13
Chiêu số 13: Cây lan có đốm, chấm hay sọc đen, nâu chưa chắc là đã bị vi rút, nhiểm trùng hay nấm nếu cây non vẫn xanh tốt.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #57
Chiêu số 57: Luôn luôn phải thử môi trường xung quanh khi quyết định đặt cây lan ở cây lan chỗ nào. Nếu buổi sáng chỗ ấy có mặt trời chiếu vào thì ta phải ở ngay chỗ đó để thử sức nắng và quyết định xem loại Hoa lan nào thích hợp với ánh nắng đó, ví dụ với lan Dendrobium Úc hay với lan Laelias.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #21
Chiêu số 21: Để đỡ những cây lan có rễ bò ra ngoài như Vanda hoặc Epidendrum thì dùng ba que tre, buộc chụm lại trên đầu (như cái lều mọi).



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #75
Chiêu số 75: Ngoài ra khi cây đã đâm chồi hoa hay ra nụ không cần bón phân nữa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #70
Chiêu số 70: Vào mùa lạnh hãy phun hơi sương với bình xịt chứa nước nóng, tránh xịt vào hoa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #53
Chiêu số 53: Dùng lưỡi dao cạo "xài rồi bỏ" (disposable razor blades) để cắt rễ hay chia cây; sau đó bỏ đi. Tính ra chỉ có 5 cent cho mỗi cây.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT