Khi dân nuôi ong ký sinh bảo vệ dừa

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Khi dân nuôi ong ký sinh bảo vệ dừa

Khi dân nuôi ong ký sinh bảo vệ dừa

Từ tháng 10/2007, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Cầu đưa mô hình nhân nuôi ong ký sinh tại hộ nông dân, áp dụng phương pháp nhiễm ong ký sinh để tiêu diệt bọ cánh cứng hại dừa. Đến tháng 5/2008, đã phóng thích ra ngoài 10.000 mummies (xác trứng bọ dừa đã nhiễm ong ký sinh), giúp rừng dừa ở Sông Cầu hồi phục 87%. Mô hình này được đánh giá thân thiện với môi trường.

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Cầu, từ năm 2000 bọ cánh cứng hại dừa xuất hiện gây hại 860 ha dừa, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Nhiều vườn dừa bị bọ cánh cứng tấn công nguy hại cấp 3, cấp 4 (trên 50% diện tích lá trên cây bị hại), thậm chí có nhiều diện tích dừa xơ xác tàu lá. Năm 2004, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên áp dụng biện pháp sinh học dùng ong ký sinh chuyên tính để diệt trừ bọ cánh cứng, tuy nhiên biện pháp này không đạt hiệu quả cao. Ông Nguyễn Tấn Thi, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Cầu giải thích: “Lúc đó, ong được nhân nuôi trong phòng lạnh rồi thả ra môi trường nhiệt độ cao nên ong ký sinh không thích ứng. Khi phóng thích ra bên ngoài một thời gian ngắn ong bị tiêu diệt, vì vậy bọ cánh cứng phát triển trở lại và tấn công vườn dừa”.

Từ vụ đông xuân năm 2007-2008, Trạm bảo vệ thực vật huyện Sông Cầu đưa mô hình nhân nuôi ong ký sinh tại chỗ. Bước đầu chọn ba điểm nuôi gồm các xã Xuân Bình, Xuân Thọ 2 và tại Trạm bảo vệ thực vật. Ba điểm nuôi này đã phóng thích ra tự nhiên 10.000 mummies mỗi mummies nở ra từ 90.000 -100.000 con ong ký sinh. Kết quả khảo sát mới đây cho thấy, 87% số cây dừa ở huyện Sông Cầu có ba lá ngọn không bị bọ cánh cứng hại. Đây là mô hình đầu tiên nhân nuôi ong ký sinh tại hộ nông dân được đánh giá hiệu quả, thân thiện với môi trường (nuôi đâu thả đó, nên ong ký sinh thích hợp nhiệt độ). Ông Lê Ngọc Thạch, chủ vườn dừa 2ha ở xã Xuân Thọ 2, cho biết: “Trước đây, vườn dừa nhà tôi bị bọ cánh cứng hại xơ xác, mỗi năm chỉ thu 3-4 triệu đồng. Từ tháng 10/2007 nhân nuôi phóng thích ong ký sinh, vườn dừa xanh lá, sai quả”. Theo kinh nghiệm của những người trồng dừa, khi bị bọ cánh cứng gây hại thì buồng dừa bị lép (rụng) từ khi ra quả non.

Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Sông Cầu (huyện Sông Cầu) Nguyễn Hồng Thi nói: “Mô hình nuôi ong ký sinh tại hộ nông dân rất hiệu quả. Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên cũng như Trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Cầu nên cử cán bộ kỹ thuật, đầu tư kinh phí nhân nuôi ong ký sinh liên tục; nếu chỉ hỗ trợ nuôi một vụ nông dân khó áp dụng nhân rộng, vườn dừa sẽ bị bọ cánh cứng phá hoại”. Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Cầu, mỗi điểm nhân nuôi ong ký sinh chi phí 2-3 triệu đồng. Do đó, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên cần tạo nguồn kinh phí để tiếp tục đầu tư. Vì đây là biện pháp sinh học cần nhân nuôi lâu dài, nhân thả liên tục nhiều năm, nhiều vụ để trong quá trình đấu tranh chọn lọc ngoài tự nhiên tạo ra chủng ong thích ứng rộng hơn phù hợp với thời tiết.

MẠNH HOÀI - Phú Yên, 27/8/2009

www.vietlinh.vn

 

ĐBSCL: ong ký sinh cứu hơn 4,5 triệu cây dừa

Chiều 18-12, thạc sĩ Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, cho biết biện pháp dùng ong ký sinh Asecodes hispinarum để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa được áp dụng từ năm 2003 đến nay đã mang lại hiệu quả rất cao.

Có tới 82% trong số 5,4 triệu cây dừa từng bị bọ cánh cứng tấn công đã phục hồi bình thường. Riêng những tỉnh trồng dừa tập trung như Bến Tre, Trà Vinh tỉ lệ phục hồi lên tới 90%.

“Với khoảng 4,5 triệu cây dừa được phục hồi, người nông dân trồng dừa ĐBSCL có thêm được 45 tỉ đồng/năm” - thạc sĩ Chiến nói.

V.TR. - TT, 19/12/2006

www.vietlinh.vn

 

Ong ký sinh có lấy lại được màu xanh cho dừa ? 

Tiến sĩ Trần Tấn Việt (Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM), cố vấn trưởng dự án TCP/VIE/2003 thực hiện giữa VN và các chuyên gia tổ chức FAO vừa nhập lô ong ký sinh đầu tiên từ Samoa về VN để trừ bọ dừa. Loại ong ký sinh chuyên biệt này có tên khoa học là Asecodes hispinarum. TS Việt cho biết, dự án này nằm trong chương trình phòng trừ tổng hợp bọ cánh cứng hại dừa giai đoạn 2003-2004, tổng trị giá 350.000 USD, bắt đầu khởi động từ tháng 2/2003. Ngày 5/8/2003, 100 con ong nhập về theo lô đầu tiên đã được hội đồng nghiệm thu kết quả kiểm dịch thực vật (Cục BVTV) chính thức cho phép nhân ra nhiều thế hệ và phóng thích trên đồng ruộng VN. Ông Nguyễn Văn Ngã, Chi cục trưởng Kiểm dịch thực vật vùng II- Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá: Việc nhập và nuôi ong ký sinh của trường ĐH Nông lâm TP.HCM tuân theo đúng thủ tục KDTV và thực hiện đúng theo quy trình của FAO. Sau thời gian nuôi cách ly, các thành viên trong dự án đã chọn lọc được dòng ong ký sinh khoẻ mạnh, trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy, ong Asecodes hispinarum ký sinh trên bọ dừa VN với tỷ lệ cao (98,3%), đặc biệt không tìm thấy tiềm năng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, vật nuôi do loại ong ký sinh này gây ra. TS Trần Tấn Việt còn cho biết, qua kết quả nghiên cứu thì vòng đời trên đồng ruộng của ong ký sinh từ 13-15 ngày, không bị con khác ký sinh và phát triển rất mạnh, đồng thời cũng không có dấu hiệu loại này có khả năng ký sinh ngược trở lại với ấu trùng của ong mật, kiến vàng, tằm, sâu gạo... Đến giai đoạn chuẩn bị vũ hóa, ong ký sinh sẽ tự động bay ra và tự tìm đến bọ cánh cứng hại dừa tiêu diệt như đã từng thành công tại nhiều nơi khác trên thế giới bị dịch này xảy ra. Vừa qua, bầy ong đầu tiên nhập về đã được phóng thích thí điểm tại ấp 1, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) với nhiều kỳ vọng "trả lại" màu xanh và vực dậy "nền kinh tế dừa" của tỉnh nhà. Tuy nhiên theo một số nhà khoa học thì đây mới chỉ là giai đoạn đầu tiên và còn phải tiếp tục theo dõi, nghiên cứu cụ thể khi bầy ong đầu tiên này phát triển thành quần thể trước khi nhân rộng mô hình ra các tỉnh khác.

NNVN, 1/9/2003

www.vietlinh.vn

 

Khi Dân Nuôi Ong Ký Sinh Bảo Vệ Dừa

Từ tháng 10/2007, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Cầu đưa mô hình nhân nuôi ong ký sinh tại hộ nông dân, áp dụng phương pháp nhiễm ong ký sinh để tiêu diệt bọ cánh cứng hại dừa. Đến tháng 5/2008, đã phóng thích ra ngoài 10.000 mummies (xác trứng bọ dừa đã nhiễm ong ký sinh), giúp rừng dừa ở... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Kết quả chuyển giao một nghiên cứu từ Đại học Cần Thơ đến nông dân cho thấy quy trình nhân nuôi nấm xanh (Metarhizium anisopliae) ký sinh côn trùng hại cây trồng tại nông hộ dễ thực hiện, hiệu quả phòng trừ rầy nâu ngoài đồng rất cao, góp phần khắc phục hi
Dùng nấm tricoderma chặn bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu: Ống nước nhựa có đường kính 2,5 cm cưa thành từng đoạn khoảng 2 - 2,5 cm. Bịch nylon chịu nhiệt kích thước 22 x 32 cm. Bông không thấm để làm nút bông, dây thun, giấy báo; tấm gạo loại nhỏ và rẻ tiền.
Dùng thuốc thảo mộc diệt ốc bươu vàng
Tỏi diệt trừ ốc sên
Trừ sâu ăn đọt cây có múi bằng tỏi
Dùng nước tỏi phòng chữa bệnh cúm gà
Thảo dược và các biện pháp sinh học ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi
Stress trong thuỷ sản

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #45
Chiêu số 45: Giảm thiểu phân trong thời gian cây nghỉ dưỡng. Tưới tháng một lần phân là đủ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #47
Chiêu số 47: Dùng một phần sữa một phần nước để chùi hay làm bóng lá lan. Thật kỳ diệu vì vừa không độc hại mà lại có sẵn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #80
Chiêu số 80: Lan không ưa không khí tù hãm và ưa có sự lay chuyển không khí cho nên cần một chiếc quạt nhỏ có thể xoay chuyển được (oscillating).



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #43
Chiêu số 43: Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #32
Chiêu số 32: Rắc bột chống nấm vào chồi hoa Vanda và Ascocendas. Mục đích là ngăn ngừa mầm hoa bị chột. Cũng có thể dùng cho lan Hồ-điệp.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #74
Chiêu số 74: Nên nhớ chỉ bón ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước (4 lít). Nên áp dụng câu Weekly và Weekly, nghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #46
Chiêu số 46: Quan trọng nhất vẫn là thoáng khí vì sẽ gỉảm thiểu bệnh tật gây ra vì tưới quá nhiều, hay vì quá nóng hay quá ẩm. Nên kiếm một cái quạt nhỏ cho những cây để trong nhà.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #53
Chiêu số 53: Dùng lưỡi dao cạo "xài rồi bỏ" (disposable razor blades) để cắt rễ hay chia cây; sau đó bỏ đi. Tính ra chỉ có 5 cent cho mỗi cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #13
Chiêu số 13: Cây lan có đốm, chấm hay sọc đen, nâu chưa chắc là đã bị vi rút, nhiểm trùng hay nấm nếu cây non vẫn xanh tốt.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #45
Chiêu số 45: Giảm thiểu phân trong thời gian cây nghỉ dưỡng. Tưới tháng một lần phân là đủ.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT