Trồng dứa công nghệ cao - Bài toán với 2 lời giải
|
|
Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc,
ngày 7/29/2013,
trong mục "
TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Trồng dứa công nghệ cao - Bài toán với 2 lời giải
Trồng dứa công nghệ cao - Bài toán với 2 lời giải
Trồng dứa Công nghệ cao đang là đề tài quan tâm
của một số địa phương, nhiều bạn đọc đã liên hệ với Toà
soạn muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này. Nhân dịp này, PV Báo
NNVN có cuộc trao đổi với ông Neil Thomas Schultz – Giám đốc
Kỹ thuật Công ty TNHH Khuyến Nông- đơn vị đầu tiên đưa Công
nghệ trồng dứa kỹ thuật cao của Australia ứng dụng vào Việt
Nam thông qua mô hình thử nghiệm ở Nông trường Thọ Vực- Đồng
Nai.
P.V. Ông có nhận xét gì về việc báo đề
cập đến chủ đề này ?
Là một chủ đề tốt, đề cập đến " cơn
đói" dứa nguyên liệu của nhiều nhà máy hiện nay cũng như
trong tương lai. Nhưng vấn mà tôi muốn Báo NNVN đề cập kỹ hơn
đó là hiệu quả của nhà đầu tư và lợi ích của nông dân.
P.V. Ông có thể cho ví dụ ?
Chẳng hạn như 2 hecta thử nghiệm áp dụng công
nghệ tưới nhỏ giọt của Công ty TORO – Australia đầu tư gần
70 triệu đồng trong điều kiện thời gian cần gấp, nhập khẩu
bằng máy bay, không được Nhà nước ưu đãi về thuế nhập
khẩu. Còn 2 hecta khác dùng vật tư của Israel nhập khẩu bằng
đường thủy, được ưu đãi (miễn thuế) nhập khẩu, đầu tư
29 triệu đồng. Tính sòng phẳng ra để so sánh, chỉ riêng phần
thiết bị TORO phải trả 35% vận tải hàng không, 20% thuế nhập
khẩu tính trên cả giá vật tư lẫn phí vận chuyển, 10 % VAT.
Nếu cũng được ưu đãi thuế nhập khẩu và vận tải bằng đường
biển , chắc chắn vật tư của TORO đầu tư cho 02 hecta cũng
khoảng trên dưới 29 triệu đồng.Nếu không tính toán kỹ chỗ này,
thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Cùng một số vốn bỏ ra, nhưng
khác hẳn về công nghệ và kết quả. Ta thử lập bảng so sánh
để tham khảo: (Xem bảng)
Trao đổi với tôi tại Hội nghị Nông nghiệp
kỹ thuật cao toàn quốc vừa qua, PGS-TS Vũ Mạnh Hải- Viện phó
Viện Nghiên cứu rau quả, cho rằng : Trồng dứa 80.000 cây/ha mới
là công nghệ ta cần bàn tới. Mô hình 60.000 cây chỉ nhỉnh hơn
cách trồng cổ truyền một chút, hiệu quả chưa tương xứng
với vốn đầu tư.
P.V. Ông đánh giá thế nào về hiệu quả đầu
tư ?
Trồng dứa nguyên liệu muốn bền lâu, người nông
dân phải có lãi, đó là mục tiêu mà công ty chúng tôi quan tâm.
Ở Nông trường Thọ Vực, chúng tôi mới chỉ hoàn thành phần
khởi đầu của việc ứng dụng công nghệ cao vào cây dứa. Mô hình
Thọ Vực, chúng tôi chọn sử dụng vật tư của TORO vì nó có
chất lượng hơn hẳn, tính năng phù hợp, và cũng chính nó mới
bảo đảm để chúng tôi ứng dụng công nghệ cao trong việc thâm
canh cây dứa ở mật độ dày.
Hiện công ty chúng tôi đã có sẵn phương án:
vẫn đóng đủ thuế nhập khẩu vật tư cho Nhà nước, nếu bán
dứa tươi cho nhà máy với giá 800đ/kg, người trồng dứa vẫn có
lãi mỗi vụ hơn 35 triệu đồng/ha. Lẽ dĩ nhiên, các dự án được
Nhà nước ưu đãi về thuế nhập khẩu, số lãi sẽ được tăng
thêm hơn 20% nữa.
P.V. Hiện Công ty Khuyến Nông đang tham gia tư
vấn trồng dứa ở đâu ?
Do có quá nhiều công việc nên lâu nay chuyện cây
dứa chúng tôi tạm gác qua một bên. Sự kiện Công ty Grainco bị
người trồng dứa chiếm đoạt hàng tỷ đồng đăng trên báo
NNVN ra ngày 18/6/2003 đã làm cho văn phòng công ty chúng tôi "nóng"
hơn với đề tài này. Nhiều nhà đầu tư đã thật sự lo ngại
tình trạng đầu tư như "thả gà ra đuổi"rồi nhà máy
vẫn đói nguyên liệu. Để chủ động về nguyên liệu, an toàn
về đồng vốn , các nhà đầu tư đang tính đến chuyện chắc ăn
: thuê đất, tự trồng dứa , và công ty chúng tôi sẽ tham gia
chuyển giao công nghệ.
Bán vật tư thì nhiều người thích , nhưng đi kèm
với nó là phần tư vấn, chuyển giao kỹ thuật , ứng dụng công
nghệ canh tác mới vào thực tiễn sản xuất thì không mấy ai
muốn làm. Người bán vật tư hoan hỷ, người nhận đầu tư
phấn khởi, bỏ ngỏ phần công nghệ và cuối cùng chỉ có nhà
đầu tư là khốn khổ. Sự kiện Grainco đầu tư trồng dứa trong
3 năm, kết cục là một nhà máy sẽ chạy cầm chừng với một
khoản nợ khó đòi lên đến hàng nhiều tỷ đồng là một ví
dụ mới nhất.
P.V. Ông có ý kiến gì với các nhà đầu tư
?
Xin đừng đánh trống bỏ dùi", đã làm thì làm
đến nơi, đến chốn. Đừng áp dụng công nghệ cao nửa vời
rồi lại bảo nó không tốt, không phù hợp. Không còn con đường
nào khác. Hãy mở "cửa sổ" nhìn ra thế giới bên ngoài
xem thiên hạ họ đang tổ chức trồng dứa nguyên liệu thế nào,
năng suất bao nhiêu để rồi tự toan tính cho mình khi mà mọi hàng
rào ưu đãi gỡ bỏ. Hàng SX ra không thể cất trong kho, phải đem
ra chợ, mà "luật chơi "ở chợ thì nghiệt ngã lắm.
PV. Xin cám ơn ông.
Chỉ tiêu |
Công nghệ Australia |
Công nghệ khác |
Chú giải |
Số lượng cây/ha |
80.000
3% |
60.000
3% |
Công nghệ Australia có mật độ cao hơn 25% |
Hệ thống tưới nhỏ giọt công suất tính
lít/lỗ/giờ |
1,14 |
0,80 |
Thiết bị của Australia có công suất tưới
lớn hơn 42% |
Năng suất thu hoạch |
80.000 quả x 1.5kg = 120 tấn
3% |
60.000 quả x 1.5kg = 90 tấn
3% |
30 tấn sản phẩm khác biệt giữa hai công
nghệ với cùng một suất đầu tư |
NNVN, 18/9/2003
www.vietlinh.vn
Kỹ thuật trồng dứa - Sở Khoa học Công nghệ Cao Bằng
Dứa là cây ăn quả có hệ số sử dụng cao. Quả dùng ăn tươi, đóng hộp, làm mứt, phế phẩm làm thức ăn gia súc, nấu rượu, lá dứa làm sợi, giấy,... Dứa ưa ấm, ẩm, ưa sáng, không kén đất, trồng được nơi đồi dốc, chống xói mòn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Kỹ thuật trồng dứa" dưới đây...
Xem chi tiết
Chia sẻ bài báo này với bạn bè.