Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc,
ngày 7/29/2013,
trong mục "
TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Khấm khá nhờ… “3 con”
Khấm khá nhờ… “3 con”
Nguồn tin: SGGP, 19/3/2005
Ngày cập nhật:
20/3/2005
Người dân phường Thạnh Lộc, quận 12 đặt cho chú Hồ Minh Huệ, ngụ tổ 12, khu phố 3B biệt danh hết sức trìu mến “triệu phú… vùng chiến khu”. Từ tay trắng, bằng lao động cần cù, siêng năng và “mát tay”, chú Huệ đã có cuộc sống khấm khá nhờ “3 con”: heo, cá và ba ba.
Gắn bó với nghề nông, trước đây, cả gia đình chú từng xoay sở với cây lài, cây tắc, rồi cau, mía… nhưng đều không hiệu quả. Trong khi đó, vùng Thạnh Lộc, An Phú Đông, do đô thị hóa, đất đai ngày càng bị thu hẹp. Chú Huệ phải thường xuyên tập trung cải tạo khu vườn nhà rộng gần 3.000m2 để sản xuất. Trớ trêu thay, chú cứ “có làm mà không có ăn”. Trồng lài thì rớt giá, trồng tắc thì mất bao nhiêu công chăm bón, đến khi thu hoạch thì bị mưa nhiều, triều cường làm cây chết. Vốn vay mượn bỏ vào bao nhiêu lại trôi đi bấy nhiêu…
Năm 1996, chú quyết định vay tiền mua một con heo về nuôi thử thời vận. “Tôi vừa phải tìm những người có chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm, vừa tìm mua sách báo về nghiên cứu thêm. Đến năm 1997, con heo của tôi đẻ một bầy 10 con, nhưng khổ nỗi khi heo tới ngày xuất chuồng thì giá giảm xuống còn có 9.000đ/kg. Lỗ!”.
Không nản chí và tự an ủi “Thất bại là mẹ thành công”, chú Huệ tiếp tục “bám trụ” với nghề nuôi heo. Sau khi cân nhắc, chú bán số heo đực, còn heo nái để lại làm giống. Qua bao nhiêu phen khó nhọc, đến năm 1998, chú gầy được 10 nái. Nhờ giá heo thời điểm này tăng nên chú có lời và trả được số nợ ban đầu. Phấn khởi, chú tiếp tục tìm cách giảm đầu vào bằng các biện pháp như giảm chi phí nhân công, nâng cao năng suất nuôi và tìm hiểu công tác thú y, tự nhân giống và cải tạo giống...
Đến lúc này, chú thật sự bị cuốn vào chuyện nuôi heo. Chú lặn lội đi đến các trường, viện chăn nuôi trong và ngoài TP, tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi heo... để học tập các kỹ thuật, chăm sóc heo, ứng dụng tiến bộ KHKT mới để nuôi đàn heo của mình. Bây giờ, chú đã có đàn heo gần 100 con.
Không dừng lại ở đó. Trăn trở trước tình trạng phân heo, nước thải chuồng trại chưa có cách xử lý làm ô nhiễm môi trường quanh nhà, chú lại mày mò, tìm hiểu... Năm 2001, từ số vốn dành dụm được từ đàn heo, chú Huệ mạnh dạn đầu tư nuôi một ao ba ba và 3 ao cá với tổng số gần 5.000 con cá và hơn 1.000 con ba ba giống và thịt để “giải quyết” nguồn phân heo và thức ăn thừa của heo. Một qui trình sản xuất “khép kín” đã hình thành.
Nhờ biết kết hợp ba mô hình và biết ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong chăn nuôi như ấp ba ba trong lò kín trên cạn, tự nhân giống cho đàn cá, xây dựng hệ thống máng ăn tự động…, đến nay, chú đã phát triển đàn cá tai tượng của mình lên đến10.000 con và tiếp tục duy trì số lượng heo và ba ba một cách ổn định. Thu nhập hàng năm từ “3 con” của chú sau khi trừ đi mọi chi phí, còn lãi ngót nghét 400 triệu đồng.
Không chỉ biết làm giàu cho mình, chú Huệ còn giúp con giống, hướng dẫn kỹ thuật cho gần 20 hộ diện xóa đói giảm nghèo trong xóm nuôi ba ba, nuôi cá vượt nghèo. Bà con nào có nhu cầu, cứ đến nhà chú tại địa chỉ 148 tổ 12 khu phố 3B phường Thạnh Lộc quận 12 TPHCM hoặc số điện thoại 7199038.
THẢO BÌNH
Thu nhập khá cao nhờ nuôi dê thịt
Năm 2006, thời điểm dê giống giá thấp, ông Ngai đầu tư mua 16 dê nái về làm chuồng trại nuôi với mục đích nhân đàn nuôi bán dê thịt. Hơn 1 năm sau, số dê trên đã nhân đàn dê của ông lên tổng cộng gần 50. Khi ông Ngai có nguồn dê thịt để bán ra thị trường cũng là lúc giá tăng lên ở mức cao. Năm...
Xem chi tiết
Chia sẻ bài báo này với bạn bè.
Ý kiến bạn đọc
Viết bình luận của bạn
Các bài báo cùng chuyên mục