Nuôi trùng trục ở Trung Quốc

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Nuôi trùng trục ở Trung Quốc

Nuôi trùng trục ở Trung Quốc

1.Chuẩn bị ruộng nuôi

Chọn những vùng thủy triều dày và thấp. Khu vực nuôi trùng trục phải lặng gió, sóng yếu, thủy triều lên xuống đều đặn với tốc độ dòng chảy ổn định. Sau khi chọn được địa điểm nuôi, cần tiến hành chuẩn bị ruộng

Cách thứ 1: Đào rãnh, chia ruộng thành nhiều luống nhỏ, dùng bừa cào phẳng ruộng nuôi, loại bỏ rác bẩn, sau đó mới thả giống

Cách thứ 2: Đắp đê, cày bừa, san phẳng, đào rãnh để phân luống.

Đối với vùng sình lầy ven biển có hình chữ U, hàm lượng bùn đạt 80%, tốc độ dòng chảy thấp, một số chỗ nước ngọt bị thâm nhập... người ta thường áp dụng cách thứ 1

2. Thời điểm xuống giống

Trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 5 là thời điểm thích hợp nhất. Cỡ trùng trục 1,5 cm sẽ đảm bảo tỷ lệ sống cao, trùng trục lớn nhanh, cho chất lượng tốt

3. Cách thức xuống giống

Cho trùng trục giống vào thùng gỗ, dùng nước biển rửa sạch. Sau đó cho trùng trục vào làn, xách bằng tay trái, tay phải bốc từng nắm và ném đều khắp mặt ruộng.

Người ta thường chọn mùa nước lên để tiến hành thả giống, vì vào mùa này, thời gian thủy triều rút, để lộ mặt ruộng khá lâu (3-5 tiếng) nên có thể nhìn rõ luống để thả, hơn nữa trùng trục giống có đủ thời gian để sục bùn.

4. Mật độ thả giống

Đối với những ruộng có cát là thành phần chủ yếu, thủy triều thấp, thời điểm xuống giống muộn, con giống to, thì thả nuôi mật độ dày. Còn những ruộng nhiều bùn, thủy triều lớn, xuống giống sớm, con giống nhỏ thì thả thưa. Như vậy sẽ đảm bảo sự phát triển đồng đều

Theo kinh nghiệm của ngư dân Trung Quốc, mật độ thả nuôi của trùng trục giống cỡ 1,5 cm là 50-100kg/mẫu. Sau 1 năm, sẽ thu được 350-700 kg trùng trục trưởng thành có chiều dài vỏ là 6,5cm.

Lưu ý: Việc thả giống phải hoàn tất trước khi thủy triều lên. Nếu không trùng trục giống chưa kịp lặn vào bùn đã bị nước biển cuốn đi.

Trường hợp đang thả giống thì trời mưa, phải áp dụng phương pháp rắc muối, vì độ mặn tại ruộng nuôi giảm thấp sẽ ảnh hưởng xấu tới trùng trục giống. Lượng muối cần thiết là 7-13kg/mẫu.

5. Vấn đề thiên tai

Giao thời giữa mùa xuân và mùa hè thường có gió mạnh, mưa nhiều, nước chảy cuốn theo nhiều bùn đất bồi lên mặt ruộng, trùng trục bị thiếu dưỡng khí, thậm chí bị chết

Cách khắc phục: Xúc bớt bùn đất đổ đi. Những ruộng có quá nhiều bùn, có thể tiến hành nhiều lần mỗi khi thủy triều rút.

Vào mùa hè, trời nắng nóng kéo dài, nhiệt độ môi trường tăng, bề mặt ruộng hay xuất hiện nhiều vết rạn nứt. Khi thủy triều rút, những vết rạn đó tích nước, bị mặt trời chiếu vào, nhiệt độ của nước tăng lên, dẫn tới một số trùng trục giống bị chết bỏng

Cách khắc phục: Thường xuyên san bằng bùn đất, không để tồn tại rãnh chân chim trên mặt ruộng.

6. Phòng trừ địch hại

Vỏ của trùng trục mỏng và mềm, khả năng chống lại địch hại rất thấp, thường bị các sinh vật biển tấn công, ta có thể dùng thuốc để tiêu diệt các sinh vật gây hại.

7. Thu hoạch

Vào mùa xuân năm sau trùng trục có thể đã nuôi được 10 tháng, chiều dài của vỏ đạt 5 cm, bắt đầu tiến hành thu hoạch.

Có ba cách thu hoạch

Cách 1: Áp dụng cho những ruộng khô, hỗn hợp bùn, cát rắn: Sau khi nước rút, dùng cuốc để cuốc lần lượt toàn bộ mặt ruộng, độ sâu khi cuốc phụ thuộc vào vị trí huyệt của trùng trục. Sau mỗi lần cuốc, quan sát kỹ và nhặt trùng trục bỏ vào sọt

Cách 2: Nhặt trùng trục: Cách này phù hợp với ruộng toàn bùn, chất xốp và mềm. Động tác nhặt phải nhanh, dứt khoát, tránh để trùng trục sợ, lặn sâu xuống bùn, khó cho việc khai thác

Cách 3: Câu trùng trục: Là phương pháp đang được sử dụng nhiều nhất, dùng móc câu ấn nhẹ bên cạnh huyệt trùng trục, xoay móc và nâng nhẹ, đưa trùng trục ra khỏi ruộng.

NNVN, 22/4/2004

Nuôi trùng trục ở Trung Quốc

Chọn những vùng thủy triều dày và thấp. Khu vực nuôi trùng trục phải lặng gió, sóng yếu, thủy triều lên xuống đều đặn với tốc độ dòng chảy ổn định. Sau khi chọn được địa điểm nuôi, cần tiến hành chuẩn bị ruộng Nuôi trùng trục ở Trung Quốc Nguồn: vietlinh.com.vn ... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Hiệu quả của việc vệ sinh máy giặt thường xuyên
by avocado
Cách vệ sinh máy hút bụi công nghiệp đúng nhất
by duseovntop
Mẫu cân điện tử Ohaus nên mua nhất
by willxvnrao
Cân điện tử 3kg sử dụng khá nhiều trong đời sống
by toilaaido
Ý nghĩa của logo của từng loại ví da
by bobodinh
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #56
Chiêu số 56: Giữ cho hoa lan khỏi bị gió lùa. Đừng để cho hơi lạnh hay hơi nóng thổi vào cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #68
Chiêu số 68: Hãy coi hoa lan như con vật cưng (pet) nuôi trong nhà và cho ăn cùng với nước uống. Được vậy cây lan sẽ hoan hỉ lắm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #41
Chiêu số 41: Chia lan với hai hay nhiều củ mầm cộng với bộ rễ hoàn hảo sẽ làm cho cây sống dễ dàng hơn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #62
Chiêu số 62: Hãy dùng chậu có nhiều lỗ ở đáy. Nên nhớ hoa lan không biết bơi.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #53
Chiêu số 53: Dùng lưỡi dao cạo "xài rồi bỏ" (disposable razor blades) để cắt rễ hay chia cây; sau đó bỏ đi. Tính ra chỉ có 5 cent cho mỗi cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #65
Chiêu số 64: Nếu hồ nghi, cứ dùng phân 20-20-20 là an toàn hơn cả.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #50
Chiêu số 50: Để cho cây lên đều nên xoay chậu thường xuyên. Để giữ rễ mọc trong chậu, ta nên xoay sao cho rễ hướng về nguồn sáng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #3
Chiêu số 3 : Không nên thử nghiệm qua nhiều loại phân trong thời gian ngắn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #5
Chiêu số 5: Bất cứ giá thể nào cũng có thể trồng lan nếu điều khiển nước hợp lý.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #80
Chiêu số 80: Lan không ưa không khí tù hãm và ưa có sự lay chuyển không khí cho nên cần một chiếc quạt nhỏ có thể xoay chuyển được (oscillating).



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT