Cách diệt sâu Bore hại cam quýt đơn giản

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Cách diệt sâu Bore hại cam quýt đơn giản

Cách diệt sâu Bore hại cam quýt đơn giản

Các cây trong họ cam quýt như cam, chanh, quýt, bưởi, bòng... có rất nhiều loại sâu bệnh gây hại, trong đó có nhóm sâu đục cành, đục thân, đục gốc hay còn gọi là sâu Bore là nhóm nguy hiểm nhất.

Mức độ lây lan của nhóm này rất nhanh, có sức tàn phá ghê gớm, có thể dẫn đến huỷ diệt cả vùng cây lớn nhưng rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, thân, gốc cây thuốc hóa học không thể thấm vào bên trong được vì vậy việc phun thuốc trừ sâu hóa học hoàn toàn không có hiệu quả.

Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu qui luật phát sinh, phát triển của từng loài, KS. Lê Đức Phát, cán bộ kỹ thuật đội Sao Đỏ, Nông trường Thống Nhất, Thanh Hóa đã có một số biện pháp diệt trừ nhóm sâu hại nguy hiểm này bằng các biện pháp thủ công đơn giản, rẻ tiền nhưng rất hiệu quả. Sáng kiến này được nhân rộng ra toàn đội Sao Đỏ và nhiều nơi tham quan học tập làm theo. Nhờ các biện pháp thủ công này mà nhiều vườn cam quýt đã được cứu thoát khỏi sự hủy diệt của sâu Bore. Theo anh Phát thì nhóm sâu Bore chủ yếu có 3 loại: sâu đục cành, sâu đục thân và sâu đục gốc.

- Sâu đục cành có tên khoa học là Chelidonium argentatum Dalm, là sâu non của con xén tóc màu xanh nên gọi là xén tóc xanh. Xén tóc xanh thường đẻ trứng vào tháng 5-6 trên các nách lá ngọn cành tăm. Sau 10-12 ngày sâu non nở và bắt đầu gặm vỏ cành để sống, đục phá từ cành nhỏ đến cành lớn và cả thân cây. Từ 8 đến 9 tháng sau, sâu non đục đến cành cấp 1 hoặc cành cấp 2, thậm chí có thể tới thân, tuỳ theo độ dài của cành. Thông thường tập trung là cành cấp 1, sâu non làm một buồng hoá nhộng bằng cách dùng mùn cưa và chất bài tiết vít đường đục lại rồi đục một lỗ ra ngoài, chừa lại vỏ cành để làm cửa vũ hoá sau này. Khoảng tháng 2, tháng 3, sâu non hoá nhộng, tới tháng 4, tháng 5 thì vũ hoá thành con xén tóc xanh bay ra. Vòng đời của sâu là một năm.Trên một thân cây có thể bị hàng chục con sâu đục cành và nếu 2-3 năm liền bị hại thì cây sẽ chết.

- Sâu đục thân có tên khoa học là Nadezhdiella cantori Hope, là sâu non của con xén tóc màu nâu nên gọi là xén tóc nâu. Xén tóc nâu thích nơi râm mát, ban ngày ẩn nấp, ban đêm thường tìm đến đẻ trứng vào những kẽ nứt, những chỗ gồ ghề ở thân cây cách mặt đất từ 0,3 đến 1 m. Trong các tháng 5-6-7, sau khi đẻ, 6-12 ngày trứng nở. Sâu non nở ra chui vào vỏ và phá hoại phần gỗ từ 22 đến 24 tháng, tạo thành những đường đục ngoằn ngoèo không theo qui luật dọc theo thân cây. Sâu non nghỉ đông 2 lần vào khoảng tháng 12 và tháng 1. Sâu hoá nhộng vào khoảng tháng 2 và vũ hoá thành xén tóc nâu vào tháng 3 và tháng 4. Vòng đời của sâu đục thân kéo dài từ 2,5 đến 3 năm.

-Sâu đục gốc có tên khoa học là Anoplophora chinensis Forster, còn gọi là xén tóc sao hay xén tóc hoa vì trên toàn thân màu đen của con bọ trưởng thành cánh cứng này có điểm khoảng 30 chấm trắng. Con trưởng thành thường ăn bổ sung bằng các phần non của cây, đặc biệt là rễ non trước khi đẻ trứng vào tháng 5, tháng 6, vũ hoá vào tháng 5-6. Trước khi đẻ, xén tóc sao cắn vào gốc cây một vết hình chữ T ngược rồi đẻ trứng vào đó. Sau 6-12 ngày thì trứng nở, sâu non di chuyển xuống phía dưới gốc, phá hại phần gốc, rễ cây tiếp giáp với thân. Đầu tiên sâu hại vỏ, sau đó đục vào bên trong phần gỗ. Nhiều khi sâu đục cả những rễ to làm cho cây héo toàn bộ, rụng lá và chết. Sâu non phá hại trong 2-3 tháng thì nghỉ đông ở gốc cây. Đến tháng 3, tháng 4 năm sau thì hoá nhộng, tháng 5-6 vũ hoá. Vòng đời của xén tóc sao là một năm.

Biện pháp phòng trừ

-Với sâu trưởng thành: Dùng vợt hoặc bắt bằng tay đối với cả 3 loại xén tóc trong thời gian con trưởng thành vũ hoá và đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.

-Diệt sâu non bằng cách bẻ cành non bị héo (đối với sâu đục cành) vào các tháng 5, 6, 7. Những cành con bị sâu tiện một vòng tròn quanh vỏ sau vài ngày thường bị héo. Khi lá mới chớm héo, còn màu xanh nhưng mép lá hơi uốn cong, dùng sào dài có chạc khẽ vặn, cành sâu sẽ gãy dễ dàng, sâu sẽ rơi ra và chết. Nếu cành đã héo khô thì sâu non đã đục trở xuống phía dưới vòng tròn. Có thể cắt hoặc bẻ xuống dưới một đoạn cũng có thể loại bỏ được sâu non. Kinh nghiệm nhiều gia đình cho thấy biện pháp bẻ cành héo triệt để có thể hạn chế được sự gây hại của sâu trên 90%. Với các con sâu non đã đục vào trong cành lớn, thân cây hoặc gốc cây thì có thể dùng một sợi dây thép nhỏ và cứng như dây phanh xe đạp để làm thành cái móc nhọn như lưỡi câu, luồn vào trong để ngoáy và kéo sâu non qua các lỗ đùn phân và mạt cưa trên thân, cành và gốc cây.

-Quét thuốc: Sau khi thu hoạch quả, quét vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 phần vôi tôi + 20 phần nước) vào gốc cây, thân cây từ 1m trở xuống để phòng các loại nấm bệnh và hạn chế việc đẻ trứng của các loại xén tóc.

KS. CẬN - NNVN, 02/04/2008

www.vietlinh.vn

Cách diệt sâu Bore hại cam quýt đơn giản

Các cây trong họ cam quýt như cam, chanh, quýt, bưởi, bòng... có rất nhiều loại sâu bệnh gây hại, trong đó có nhóm sâu đục cành, đục thân, đục gốc hay còn gọi là sâu Bore là nhóm nguy hiểm nhất. Mức độ lây lan của nhóm này rất nhanh, có sức tàn phá ghê gớm, có thể dẫn đến huỷ diệt cả vùng cây... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #68
Chiêu số 68: Hãy coi hoa lan như con vật cưng (pet) nuôi trong nhà và cho ăn cùng với nước uống. Được vậy cây lan sẽ hoan hỉ lắm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #54
Chiêu số 54: Phân chia cây là một vấn đề. Cần lưu ý là cây càng lớn thì cho ta càng nhiều giò hoa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #74
Chiêu số 74: Nên nhớ chỉ bón ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước (4 lít). Nên áp dụng câu Weekly và Weekly, nghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #46
Chiêu số 46: Quan trọng nhất vẫn là thoáng khí vì sẽ gỉảm thiểu bệnh tật gây ra vì tưới quá nhiều, hay vì quá nóng hay quá ẩm. Nên kiếm một cái quạt nhỏ cho những cây để trong nhà.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #84
Chiêu số 84: Trong nhà thường có độ ẩm rầt thấp 10-30% không thích hợp với lan. Lan đòi hỏi một độ ẩm tối thiếu là 40%.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #34
Chiêu số 34: Dùng lá khuynh-diệp nhỏ bỏ vào mỗi chậu cây lan Hồ-Điệp sẽ ngăn được rệp nhện (spider-mites).



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #86
Chiêu số 86: Đừng bao giờ thấy cây lan có hoa đẹp mà vội vã mua ngay. Trước khi mua cần phải tìm hiểu nó có thích hợp với điều kiện khí hậu, môi trường nơi mà bạn dự định trồng hay không?



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #86
Chiêu số 86: Đừng bao giờ thấy cây lan có hoa đẹp mà vội vã mua ngay. Trước khi mua cần phải tìm hiểu nó có thích hợp với điều kiện khí hậu, môi trường nơi mà bạn dự định trồng hay không?



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #57
Chiêu số 57: Luôn luôn phải thử môi trường xung quanh khi quyết định đặt cây lan ở cây lan chỗ nào. Nếu buổi sáng chỗ ấy có mặt trời chiếu vào thì ta phải ở ngay chỗ đó để thử sức nắng và quyết định xem loại Hoa lan nào thích hợp với ánh nắng đó, ví dụ với lan Dendrobium Úc hay với lan Laelias.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #78
Chiêu số 78: Không nên tưới vào lá khi trời nắng gắt. Lá và mầm non sẽ bị cháy.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT