Kỹ thuật nuôi công nghiệp ếch Thái Lan (Rana Rugulosa)

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Kỹ thuật nuôi công nghiệp ếch Thái Lan (Rana Rugulosa)

Kỹ thuật nuôi công nghiệp ếch Thái Lan (Rana Rugulosa)

Đưa giống mới có giá trị kinh tế và phù hợp với môi trường là mục tiêu quan trọng của phát triển nông nghiệp ven đô thị. Ếch cung cấp cho thị trường vẫn chủ yếu dựa vào đánh bắt trong tự nhiên. Việc nuôi ếch chưa phát triển tại Việt Nam, chủ yếu là nuôi quãng canh, lệ thuộc vào con giống và thức ăn tự nhiên. Nuôi ếch thâm canh, sẽ mở rộng khả năng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản, cũng như giảm áp lực khai thác trong tự nhiên.

Ếch đồng Việt Nam (Rana Tigerina)

- Kích cỡ trung bình 150 - 200gr
- Con giống từ tự nhiên đem về nuôi
- Thức ăn là côn trùng, con mồi di động
- Khả năng thích nghi kém với điều kiện nuôi giữ và nuôi chưa có hiệu quả kinh tế

ẾchThái Lan (Rana Rugulosa)

- Có kích cỡ lớn (200 400gr)
- Được thuần hóa từ lâu và nhập vào Việt Nam từ 2 năm nay.
- Khả năng thích nghi điều kiện nuôi giữ và ăn mồi tỉnh như thức ăn viên.

Ếch Bò (Rana Catesbeiana)

- Nguồn gốc Nam và Trung Mỹ (Cu Ba, Mexico, Braxil)
- Kích cỡ rất lớn (500 - 900gr)
- Trước đây có nhập vào Việt nam, khả năng thích nghi kém nên không phát triển.
- Có thể là sinh vật gây hại do khả năng phát triển nhanh thống trị các giống loài ếch khác.
- Là đối tượng được nuôi tại Nam Mỹ và một số quốc gia.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ẾCH THÁI LAN

Ếch Thái Lan là loài lưỡng cư, chu kỳ sống có 3 giai đoạn:

Nòng nọc (nở từ trứng đến khi mọc đủ bốn chân): Sống hoàn toàn trong môi trường nước (21 - 28 ngày). Ăn các loài động vật phù du.

Ếch giống (2 - 50gr): Thích sống trên cạn gần nơi có nước. Thức ăn tự nhiên: Côn trùng, con nhỏ, giun, ốc. Sử dụng được thức ăn viên. Giai đoạn này ếch ăn lẫn nhau khi thiếu thức ăn.

Ếch trưởng thành (200 - 300gr): Sau 8 - 10 tháng ếch đã trưởng thành và có thể thành thục sinh sản.

Nguồn nước nuôi ếch Thái Lan

- Độ mặn: Ếch phải nuôi nơi có nước ngọt hoàn toàn, độ mặn không quá 5 phần ngàn.
- pH nước trong khoảng 6,5 - 8,5. Nước quá phèn phải xử lý vôi trước khi cho vào ao nuôi.
- Nguồn nước không bị ô nhiễm chất hữu cơ và nước thải công nghiệp. Có thể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao.
- Nhiệt độ nước thích hợp trong khoảng 25 - 32oC , tốt nhất là 28 - 30oC

Dinh dưỡng và thức ăn của ếch

Trong tự nhiên, ếch là loài ăn động vật sống. Con mồi phải di động như các loài côn trùng, giun, ốc…Kích cỡ con mồi thường phải lớn và di động. Nhu cầu dinh dưỡng của ếch khá cao, tương tự như những loài cá ăn tạp thiên động vật. Thức ăn phải đầy đủ dưỡng chất.

Thức ăn ếch Thái Lan đã được thuần hoá nên sử dụng được thức ăn tĩnh như thức ăn viên nổi hay thức ăn tự chế biến (cá tạp băm nhỏ, cám nấu…). Các loài ếch đồng VN, do chưa thuần hóa nên chỉ ăn những thức ăn di động như côn trùng, giun…và hoàn tòan không sử dụng thức ăn viên nổi.

CÁC MÔ HÌNH NUÔI ẾCH THÁI LAN

- Nuôi trong bể xi măng: Thích hợp vùng ven đô thị có diện tích đất giới hạn (tận dụng chuồng trại cũ hay bể xi măng bỏ không)

- Nuôi trong ao đất: Thích hợp vùng ven đô thị hay nông thôn có diện tích đất khá lớn

- Nuôi trong giai (vèo), đăng quầng: Thích hợp vùng có ao hồ lớn có thể vừa nuôi ếch kết hợp với nuôi cá.

1- Nuôi ếch trong bể xi măng

Bể có diện tích trung bình 6 - 30m2 (2x3, 2x5, 3x5, 4x6, 5x6m), độ cao 1,2 - 1,5m để tránh ếch nhảy ra. Đáy ao nên có độ nghiêng khoảng 5o để dễ thay nước. Nên che lưới nylon trên bễ để tránh nắng trực tiếp và làm tăng nhiệt độ (có thể sử dụng lưới lan). Không nên che mát hoàn toàn bể nuôi. Mực nước trong ao khống chế ngập 1/2 - 2/3 thân ếch. Nên thường xuyên phun nước tưới ếch nhất là vào lúc trưa nắng.

Mật độ thả nuôi:

- Tháng thứ nhất: 150 - 200 con/m2

- Tháng thứ hai: 100 - 150 con/m2

- Tháng thứ ba: 80 - 100 con/m2

Sau khi thả nuôi 7 - 10 ngày phải kiểm tra lựa nuôi riêng những con ếch lớn vượt đàn để tránh sự ăn lẫn nhau. Khi ếch đạt trọng lượng 50 - 60gr sự ăn nhau giảm. Thường xuyên thay nước. Nước thay có thể là nước sông, nước giếng, nước ao nhưng phải đảm bảo sạch. Cho ăn nhiều lần trong ngày:

- ếch giống (5 - 100gr): 3 - 4 lần trong ngày. Lượng thức ăn 7 - 10% trọng lượng thân.

- ếch lớn (100 - 250gr): 2 - 3 lần/ngày. Lượng thức ăn 3 - 5% trọng lượng thân

Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày (lượng thức ăn vào chiều tối và ban đêm gấp 2 - 3 lượng thức ăn ban ngày). Định kỳ bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khoẻ và tiêu hoá tốt thức ăn. Có thể tận dụng các bể xi măng cũ để nuôi ếch Thái Lan. Khi khống chế độ sâu nước 10 - 20cm (không để mực nước quá cao, ếch sẽ ngộp nếu không lên cạn được) phải sử dụng giá thể để ếch lên cạn cư trú. Giá thể cho ếch lên bờ (gỗ, tấm nhựa nổi, bè tre…). Phải bố trí đủ giá thể để tất cả ếch có chổ lên bờ (1/3 - 1/2 diện tích bể). Trường hợp giữ mực nước cao 10 - 20cm có thể không cần phải che bể.

2- Nuôi ếch trong ao đất

Ao diện tích trong khoảng 30 - 300m2 (4x8m, 5x10m, 10x20m). Ao không quá lớn khó quản lý. Có thể trải bạc nylon nơi ao không giữ nước. Rào chung quanh ao để tránh ếch nhảy ra. Có thể dùng lưới, tôn fibro xi măng, phên tre rào 1-1,2m. Mực nước ao khống chế 20 - 30cm, có ống thoát nước tránh chảy tràn.

Mật độ thả ếch giống nên thưa hơn nuôi trong bể ximăng 60 – 80con/m2 là tối ưu trong tháng đầu. Tạo giá thể cho ếch lên cạn ở (bè tre, gỗ, tấm nylon…). có thể dùng lục bình làm nơi cư trú cho ếch. diện tích giá thể 50% diện tích ao nuôi (khi ao không có bờ để ếch lên ở). Thường xuyên thay nước để tránh nước dơ ếch bị nhiễm bệnh (2 - 3 ngày/lần). Chỉ thay nước 1/3 - ¼ tránh thay hết nước. Thức ăn viên nổi cho ăn 3 - 4 lần cho ếch giống và còn 2 - 3 lần cho ếch lớn (100gr). Thức ăn thả trực tiếp trên giá thể hay trên cạn.

Nuôi ếch trong ao đất ít tốn chăm sóc hơn nuôi trong bể ximăng và chi phí đầu tư thấp hơn nhưng có nhược điểm: Tỉ lệ sống thấp hơn nuôi trong ao do khó kiểm soát dịch bệnh, dịch hại và lựa ếch vượt đàn. Ao có nhược điểm dễ bị rò rỉ, ếch đào hang để trú ẩn.

3- Nuôi ếch trong giai hay đăng quầng

Giai có kích thước 6 - 50m2, có đáy, treo trong ao (2x3, 4x5, 5x10m). Chiều cao 1 - 1,2m. Vật liệu là lưới nylon. Giai có nắp để tránh ếch nhảy ra và chim ăn. Tạo giá thể cho ếch lên cạn cư trú (tấm nylon đục lỗ, bè tre). Tổng diện tích giá thể chiếm 2/3 - 3/4  diện tích giai.

Mật độ nuôi trong giai tương đương nuôi trong bể ximăng (150 - 200 ếch con trong tháng đầu). Đăng quầng có kích thước lớn hơn giai (100 - 500m2). Dùng lưới nylon hay đăng tre bao quanh một diện tích trong ao. Mật độ nuôi trong đăng quầng (20 - 40 con/m2).  Thả lục bình, bè tre, nylon nổi để làm nơi ếch lên cạn cư trú. Diện tích giá thể 3/4 diện tích đăng quầng

THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO ẾCH ĂN

Ếch Thái Lan sử dụng được thức ăn viên nổi ngay từ ếch con (1 tháng tuổi). Có thể sử dụng được thức tĩnh khác như cá tạp băm nhỏ, cám nấu (nhưng phải tập khi chuyển từ thức ăn viên). Tại Việt Nam chưa có thức ăn chuyên cho ếch. Có thể sử dụng thức viên nổi cho cá da trơn hay cá rô phi của các công ty CARGILL, BLUE STAR, UNIPRESIDENT. Thức ăn viên nổi có kích cỡ và hàm lượng protein thay đổi theo kích cỡ hay tuổi của ếch nuôi.

 

Hàm lượng protein

Kích thước viên thức ăn

Thời gian nuôi từ giai đoạn ếch con

35% 2,2 – 2,5 mm 15 ngày đầu (3 – 30gr)
30% 3,0 – 4,0 mm 30 ngày kế tiếp (30 – 100gr)
25% 5,0 – 6,0 mm 30 ngày kế tiếp (100 – 150gr)
22% 8,0 – 10 mm Sau 75 ngày (> 150gr)

 

LƯỢNG THỨC ĂN SỬ DỤNG

Lượng cho ăn điều chỉnh hàng ngày tùy theo sức ăn của ếch. Có thể cho ăn theo bảng sau:

         + 7 - 10% trọng lượng thân (ếch 3 - 30gr)

         + 5 - 7% trọng lượng thân (ếch 30 - 150gr)

         + 3 - 5% trọng lượng thân (ếch trên 150gr)

Số lần cho ăn

        - Ếch (3 - 100gr): Cho ăn 3 - 4 lần/ngày. Chiều tối và ban đêm cho ăn nhiều hơn

        - Ếch trên 100gr: Cho ăn còn 2 - 3 lần/ngày.

 Tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn : Sử dụng thức ăn viên nổi, trọng lượng ếch Thái Lan sau thời gian nuôi:

            30 ngày nuôi: 30 - 50gr

            60 ngày nuôi: 100 - 120gr

            90 ngày nuôi: 150 – 180gr

            120 ngày nuôi: 200 - 250gr

Hệ số thức ăn (Lượng thức ăn cho 1kg ếch tăng trọng) đối với thức ăn viên nổi.

            1,2 - 1,3: Nuôi trong đăng quầng

            1,3 - 1,5: Nuôi trong bể ximăng, giai. 

 

Tiến sĩ  Lê Thanh Hùng, Giảng viên Đai Học Nông Lâm,TP HCM, Website Sở NN An Giang

 

Kỹ thuật nuôi công nghiệp ếch Thái Lan

Đưa giống mới có giá trị kinh tế và phù hợp với môi trường là mục tiêu quan trọng của phát triển nông nghiệp ven đô thị. Ếch cung cấp cho thị trường vẫn chủ yếu dựa vào đánh bắt trong tự nhiên. Việc nuôi ếch chưa phát triển tại Việt Nam, chủ yếu là nuôi quãng canh, lệ thuộc vào con giống và... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
Top các mẫu nhẫn cưới hình trái tim - Tình yêu hạnh phúc và lãng mạn
by duyhung112345
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #26
Chiêu số 26: Giữ cho rễ khoẻ mạnh bằng cách tưới nước vừa phải, bón phân đúng cách thì lá và hoa sẽ đương nhiên tốt tươi.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #38
Chiêu số 38: Lợi dụng sự giảm giá, hãy mua những cây lan hoa đã tàn, ta sẽ có những cây Hồ-Điệp khác nhau. Suốt năm bạn có đủ bông hoa đẹp khoe sắc.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #74
Chiêu số 74: Nên nhớ chỉ bón ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước (4 lít). Nên áp dụng câu Weekly và Weekly, nghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #4
Chiêu số 4: Không nên di chuyển, dời đổi thường xuyên cây lan.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #52
Chiêu số 52: Khi chia cây hay cắt cây con “keiki”, ta rắc bột quế vào chỗ cắt để tránh lây bệnh.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #58
Chiêu số 58: Dùng xà-phòng nước hiệu Peppermint oil& castille (có bán tại cửa hàng thực phẩm) làm chất chống sâu bọ thật an toàn và hữu hiệu. Pha 1 thìa cà-phê vào 1 quart (¼ gallon hay 1 lít) nước trong bình xịt tay và xịt vào chỗ bị sâu bọ cắn cho đến khi tận diệt. Hữu hiệu nhất đối với sâu bọ thân mềm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #11
Chiêu số 11: Kiến mang sâu bọ và bệnh tật đến cho lan. Muốn diệt trừ kiến hãy rắc Diazinon granule vào chậu và chung quanh nơi để lan.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #8
Chiêu số 8: Mua lan nên thấy hoa, khi mình thích hoa đó rồi thì giá nào cũng có thể mua miễn đừng quá mắc, không nên mua lan theo nghe nói hoặc theo sở thích người khác.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #51
Chiêu số 51: Nên giữ lại những nút chai rượu vang (rượu chát) và dùng để trồng lan, nó làm cho thoáng khí chung quanh rễ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #9
Chiêu số 9: Nên tập nhớ tên khoa học của lan, sau này sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều khi lựa chọn cây lai.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT