Chọn đất trồng bông Hầu hết các loại đất thích hợp cho cây trồng cạn đều có thể trồng bông vải, tuy nhiên để đạt năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn cần chọn đất tốt, giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước, giữ ẩm, ít chua (pHKCl 5) và có độ mặn thấp dưới 0,4%. Đối với vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Duyên hải miền Trung cần chọn các loại đất bazan nâu đỏ, bazan nâu đen, đất đen, đất xám và đất phù sa không được bồi hàng năm. Bông vải là cây...
- Kĩ thuật trồng cây
bông vải
- 1. Chọn đất trồng bông
Hầu hết các loại đất thích hợp cho cây trồng cạn đều có thể
trồng bông vải, tuy nhiên để đạt năng suất cao, hiệu quả kinh
tế lớn cần chọn đất tốt, giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước,
giữ ẩm, ít chua (pHKCl > 5) và có độ mặn thấp dưới 0,4%.
Đối với vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Duyên hải miền
Trung cần chọn các loại đất bazan nâu đỏ, bazan nâu đen, đất
đen, đất xám và đất phù sa không được bồi hàng năm. Bông
vải là cây ưa nước, nhưng rất sợ bị úng vì vậy cần chọn đất
cao ráo, dễ tiêu nước.
Đồng bằng sông Cửu Long nên chọn đất phù sa ven sông
Tiền, sông Hậu không bị ngập nước từ tháng 11 đến tháng 5,
vùng đất thịt pha cát gò cao có nguồn nước tưới chủ động để
trồng bông vụ Đông Xuân có tưới. Ngoài ra có thể trồng
bông vụ mưa từ tháng 8 và thu hoạch vào tháng 1 năm sau tại
vùng Bảy núi thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên tỉnh An
Giang.
- 2. Thời vụ trồng bông
Thông thường bông vải ở nước ta có hai thời vụ trồng đó là
vụ khô (còn gọi là vụ Đông Xuân) và vụ mưa (còn gọi là vụ
Mùa). Tuy nhiên mỗi vùng có điều kiện khí hậu, đất đai khác
nhau, nên thời vụ trồng cũng khác nhau.
3. Làm đất trước khi gieo
Đất trồng bông trước khi cày, bừa làm đất cần phải dọn sạch
cỏ dại. Dùng cày máy hoặc trâu bò cày sâu, bừa kỹ. Sau đó
rạch hàng sâu 7 - 10 cm theo khoảng cách quy định để bón
phân lót và gieo hạt bông.
Vùng đất trũng dễ bị ngập khi mưa thì phải tạo rãnh thoát
nước.
4. Mật độ và khoảng cách
Mật độ là yếu tố cấu thành năng suất quan trọng, việc xác
định mật độ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai, giống,
thời vụ, trình độ thâm canh…
- 4.1. Vụ khô
+ Đất tốt, thâm canh cao, gieo đúng thời vụ. Mật độ: 4,0 - 5,0
vạn cây/ha. Khoảng cách: 70 - 80 cm x 30 cm x 1 cây. Lượng
hạt gieo: 4,5 - 5,5 kg/ha.
+ Đất trung bình, xấu và gieo muộn. Mật độ: 5,5 - 6,5 vạn
cây/ha. Khoảng cách: 50 - 60 cm x 30 cm x 1 cây hoặc 60 -
70 cm x 25 cm x 1 cây. Lượng hạt gieo: 6,0 - 6,5 kg/ha.
4.2. Vụ mưa
+ Đất tốt, thâm canh cao, gieo đúng thời vụ. Mật độ: 3,5 - 4,0
vạn cây/ha. Khoảng cách: 80 - 90 cm x 30 cm x 1 cây. Lượng
hạt gieo: 4,0 - 4,5 kg/ha.
+ Đất trung bình, xấu và gieo muộn. Mật độ: 4,0 - 5,0 vạn
cây/ha. Khoảng cách: 70 - 80 cm x 30 cm x 1 cây. Lượng hạt
gieo: 4,5 - 5,5 kg/ha.
5. Cách gieo hạt bông
- - Tiến hành gieo khi đất đang còn ẩm. Gieo mỗi hốc 1 – 2
hạt, tốt nhất là gieo xen kẽ 2 hạt - 1 hạt – 2 hạt…/hốc.
- Lấp đất nhỏ, mịn, dày 3 – 4 cm, nơi khô hạn thì lấp dày 5 –
7 cm.
- Sau khi gieo xong có thể phun thuốc trừ cỏ Dual 720 EC
với liều lượng 1,5 - 2 lít/ha.
6. Phân bón cho cây bông
6.1. Thời kỳ bón phân: Bón lót: Việc bón phân trước khi
gieo bông là rất cần thiết và là một tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt
có hiệu quả đối với vùng đất xấu và cây trồng trước không
phải là cây họ đậu.
6.2. Liều lượng phân bón và số lần bón phân. Các vùng đất
tốt: Đất bazan, đất đen, đất phù sa... bón như sau:
Tổng lượng phân bón nguyên chất cho 1 ha: 90 kg N +
45 kg P2O5 + 45 kg K2O
Loại phân và lượng phân bón cho mỗi lần
Giá: 10K
|