Thực trạng ứng dụng CNTT trong ngành thủy sản ở Việt Nam: Tàu còn xa bến

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Thực trạng ứng dụng CNTT trong ngành thủy sản ở Việt Nam: Tàu còn xa bến

Thực trạng ứng dụng CNTT trong ngành thủy sản ở Việt Nam: Tàu còn xa bến

 

Hai Lần Khởi Động Và Những Kết Quả Khiêm Tốn

Lần thứ nhất...

Năm 1996, Bộ Thuỷ Sản gần như là bộ cuối cùng được phê duyệtDự án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước. Cũng năm đó Bộ bắt tay ngay vào việc xây dựng một cơ sở hạ tầng về CNTT hiện đại nhằm phục vụ công tác quản lý. Kết quả sau 3 năm thực hiện với số kinh phí đầu tư là 1,48 tỷ đồng, Bộ đã xây dựng được một mạng LAN trong khu văn phòng Bộ, một Website www.fishnet.gov.vn và đào tạo được 237 cán bộ có kiến thức cơ bản về máy tính. Sản phẩm có giá trị nhất sau 3 năm là một số hệ cơ sở dữ liệu (CSDL) về TS nhằm hỗ trợ công tác quản lý và tra cứu thông tin. Tuy nhiên, chỉ duy nhất một sản phẩm còn “lưu danh” đến giờ là CSDL về danh mục loài cá nước ngọt và cá biển. Các hệ CSDL còn lại hầu như chỉ có giá trị trong khoảng thời gian nhất định mà không có tính cập nhật. Kinh nghiệm thấm thía nhất được rút từ quá trình triển khai dự án tin học hoá giai đoạn 1996- 1998 là Bộ thiếu một cơ quan chuyên trách quản lý về CNTT. Toàn bộ các hoạt động về tin học hoá khi đó được giao cho Trung Tâm Thông Tin Khoa Học Kỹ Thuật và Kinh Tế TS, một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ đảm nhận. Hệ quả là tuy đã đạt được một số thành quả nhất định nhưng những ứng dụng này hầu như không có cơ chế (cả về nhân sự lẫn kinh phí đầu tư) để duy trì và phát triển tiếp.

Lần thứ hai...

Rồi quá trình ứng dụng CNTT trong ngành TS lại sang một trang mới khi Bộ nhận được sự hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch thông qua dự án Hỗ trợ và tăng cường năng lực quản lý – STOFA năm 2000. Một loạt các dự án đề nghị hỗ trợ được vạch ra, trong đó có các dự án về CNTT phục vụ Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001- 2005 của Bộ TS gọi chung là Tiểu hợp phần hệ thống thông tin quản lý TS - FMIS. Với dự án này, một mạng LAN với hình hài mới được gây dựng lại nhằm thực hiện các dịch vụ thiết thực như: Internet, e-mail, Web. Nhằm đánh dấu sự ra đời của Trung tâm tin học TS mới, song song với website cũ, trung tâm này đã khai trương một Website mới có địa chỉ www.mofi.gov.vn. Theo dự kiến đây sẽ là Website thông tin chính thức của Bộ, trong tương lai sẽ làm nhiệm vụ đầu mối giao tiếp (cổng thông tin) để các đơn vị TS kết nối vào. 

Giống như phần lớn các dự án tin học hoá khác, kế hoạch trang bị phần cứng bao giờ cũng dễ thực hiện hơn phần mềm. Trong khi mạng máy tính mới được nối tới 35 đầu mối tỉnh thành gồm các Sở , Viện, trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ và một số chi cục bảo vệ nguồn lợi TS thì các dự án về xây dựng CSDL thiết yếu trong quản lý TS lại tiến theo theo tốc độ rùa. Theo đề án Tin học hoá, ngành TS có đến vài chục hệ CSDL phải xây dựng để vừa phục vụ cho công tác quản lý toàn ngành vừa phục vụ cho vấn đề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thuỷ sản sẽ được  hoàn thành vào năm 2005. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chỉ có một số nhánh CSDL nhỏ được nhúc nhắc triển khai như:CSDL đăng ký tàu thuyền, CSDL về khai thác TS, Hệ thống quản lý các văn bản hành chính, CSDL quản lý doanh nghiệp và chất thải, CSDL về loài thuỷ sản (cá biển và cá nước ngọt), Hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh TS ... Số còn lại hầu hết vẫn còn trong ý tưởng.

Ngoài các CSDL quản lý thông thường như nhân sự, công văn... ngành TS chưa có nhiều CSDL phục vụ thiết thực cho công tác sản xuất ngành như: thông số ngư trường, mẫu lưới, mẫu tàu thuyền, nguồn lợi TS ... để trả lời những câu hỏi đơn giản về tình hình nuôi trồng TS, về thị trường, về nguồn lợi hải sản... hỗ trợ công tác quản lý.

Những mảng ứng dụng quan trọng khác như: GIS hỗ trợ quy hoạch nuôi trồng thủy sản, theo dõi và cập nhật trên bản đồ GIS biến động của ngư trường, CNTT phục vụ khuyến nông, quản lý chất lượng vệ sinh TS... lẽ ra cần làm từ rất sớm thì nay mới chỉ khởi động.
Hiện nay có bao nhiêu chương trình quản lý trong hệ thống các cơ quan doanh nghiệp, xí nghiệp chế biến, trung tâm nghiên cứu TS... được thống nhất sử dụng? Hệ thống CSDL của ngành TS có thể trả lời được những câu hỏi gì? Bao giờ những thông tin hỗ trợ sản xuất và quản lý được trả lời online qua mạng thông tin toàn ngành TS là điều hoàn toàn mơ hồ với chính những người trong cuộc. Tất nhiên tình trạng đó không phải chỉ gặp ở riêng ngành TS.

Đâu là khó khăn?

Thực tế cho thấy, mọi dự án, đề tài đều bắt đầu bằng việc điều tra thu thập số liệu, thế nhưng thời gian vừa qua, khi tiến hành xây dựng CSDL ngành TS thường vấp phải thực tế là... không có số liệu để kế thừa, do trước đó chưa bao giờ tổ chức điều tra thống kê, hoặc nếu có cũng là những số liệu không đầy đủ và không được cập nhật. Không có số liệu cũ để so sánh, kết quả điều tra sẽ thiếu chính xác hoặc phải làm thêm nhiều phần việc và kéo dài thời gian thực hiện các dự án.
Còn theo ông Nguyễn Viết Nghĩa, phó trưởng phòng Nghiên Cứu Nguồn Lợi Sinh Vật Biển, Viện Nghiên Cứu Hải Sản Hải Phòng thì: “Nhu cầu về các phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực thủy sản nói chung cũng như trong nghiên cứu hải sản nói riêng là rất lớn, nhưng hầu như chưa có một doanh nghiệp nào trong nước đầu tư nghiên cứu và phát triển phần mềm trong lĩnh vực này. Chẳng hạn những phần mềm đánh giá sinh học chủng quần, phân tích quần xã, hệ sinh thái, phần mềm thống kê, đánh giá kinh tế sinh học nghề cá..., hoặc các phần mềm thiết kế ngư cụ, lưới..., trong nước chưa có doanh nghiệp nào xây dựng, chúng tôi hoàn toàn phải dựa vào phần mềm của nước ngoài”. Cũng theo ông Nghĩa thì việc sử dụng các phần mềm nước ngoài không chỉ có nhược điểm về giá mà nhiều khi còn khác xa so với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Chính điều này đã tạo nên điểm bất lợi trong vấn đề thúc đẩy phát triển CNTT trong ngành TS khi họ hoặc phải dựa hoàn toàn vào nguồn cung cấp phần mềm từ nước ngoài hoặc phải dựa vào nội lực CNTT rất mỏng manh của mình.

Từ hướng nghĩ khác, ông Nguyễn Mạnh Hùng, trưởng phòng Thông Tin Khoa Học, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II, TP.HCM lại cho rằng: “Điều quan trọng trong việc ứng dụng CNTT trong ngành TS không nằm trong các dự án to tát mà tập trung ở ý thức san sẻ và cập nhật thông tin vào mạng máy tính chung”.  Phân tích từ thực tế Viện nơi ông Hùng làm việc cho thấy, Viện có cả một hệ thống mạng LAN do Bộ đầu tư, hoạt động gần một năm nay mà vẫn “vườn không nhà trống” về dữ liệu. Lí do là không có ai nhập dữ liệu vào, trao đổi qua mạng rất ít, trong khi Bộ chưa có quy định gì về kinh phí cũng như quy chế vận hành hệ thống đó.

Cùng mối lo ngại đó, ông Phạm Thế Hải, chuyên viên, Trung tâm CNTT Bộ TS cho biết, mạng thông tin trong cơ quan Bộ hiện cũng đang trong tình trạng tương tự với mạng của Viện II. “Nếu Bộ không sớm bổ sung thêm chức năng, quyền hạn, quy định trách nhiệm của từng đơn vị phòng ban, vụ, cục... về việc tham gia cập nhật thông tin, dữ liệu vào mạng thông tin chung thì vô hình chung đây sẽ là mạng thông tin chết.”

Kinh nghiệm từ nhiều ngành cho thấy, sở dĩ có thể đẩy mạnh ứng dụng CNTT một cách hiệu quả là vì họ có sự chuẩn bị tốt về đội ngũ cán bộ CNTT cho riêng ngành mình. Có thể điểm qua như ngành xây dựng, thuỷ lợi, ngân hàng, dầu khí... Sự chuẩn bị có thể từ nhiều phía: mở thêm khoa CNTT trong trường chuyên ngành (như trường ĐH Thuỷ Lợi có khoa đào tạo kỹ sư CNTT trong ngành thuỷ lợi), hoặc có cơ chế tuyển dụng cán bộ CNTT từ các đơn vị quản lý ngành đến các doanh nghiệp. Trên thực tế, trường ĐH Thuỷ Sản Nha Trang đã có sự hợp tác với trường ĐH Bách Khoa Hà Nội trong việc đào tạo chuyên ngành CNTT. Đến nay đã 121 sinh viên của 2 khoá đầu tiên tốt nghiệp, và con số này không phải là nhiều so với nhu cầu thực của ngành TS.

Kết Luận

Trong khi nhiều đơn vị của ngành TS đã phát huy nội lực, ứng dụng tốt CNTT phục vụ điều hành sản xuất, quản lý (ví dụ, xem bài Quản lý bè cá ở An Giang, trang 30) thì tại Bộ và một số cơ quan quản lý, nghiên cứu ngành TS vẫn đang ngổn ngang trăm mối vì các dự án phần lớn còn trên văn bản giấy. Chừng nào chưa thực sự triển khai thì chừng đó không ai dám chắc tính khả thi của các dự án này. 

Một bước khởi động muộn không phải là cái cớ để kéo theo một quá trình vận động ì ạch của thực trạng ứng dụng CNTT trong ngành TS. Có chăng chính là ngành TS đang thiếu một chiến lược phát triển tổng thể và một cái nhìn đầy đủ về chính mình. Kế hoạch có thể đã được xây dựng, có thể đang được chỉnh sửa nhưng còn “cái nhìn” không phải là điều dễ gì thay đổi bởi trong nhiều báo cáo thành tích về ứng dụng CNTT, các thực trạng trên vẫn là... niềm tự hào. 
Tuy mới đây ngành TS đã thành lập Trung Tâm CNTT nhưng một chức danh CIO theo đúng nghĩa, đủ̉ trình độ và thẩm quyền để giải quyết những tồn tại vừa nêu là thực sự cần thiết. 
Chỉ mong rằng trong thời gian tới ứng dụng CNTT ngành TS có thể chạy bằng một nửa tốc độ xuất khẩu TS đã là mỹ mãn lắm rồi.

Thu Hiền - Bích Ty - Đặng Nguyễn, PCW-B, 7/2003

http://www.pcworld.com.vn/pcworld/printArticle.asp?atcl_id=5f5e5c585a5f5a

 

 

LUẬN VĂN:Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, được hợp thành bởi 3 cù lao lớn. Với địa thế nằm ở cuối nguồn Cửu Long và gần như bao trùm toàn bộ vùng hạ lưu sông Tiền, bốn nhánh đổ ra biển, đã tạo ra cho Bến Tre một hệ sinh thái khá độc đáo của một vùng cù lao cửa sông với 65 km bờ biển,... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #52
Chiêu số 52: Khi chia cây hay cắt cây con “keiki”, ta rắc bột quế vào chỗ cắt để tránh lây bệnh.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #61
Chiêu số 61: Hãy đặt cây lan ở nơi làm sao cho ta có thể ngắm được hoàn toàn đoá hoa rực rỡ. Khi hoa tàn hãy mang ra chỗ khác.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #9
Chiêu số 9: Nên tập nhớ tên khoa học của lan, sau này sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều khi lựa chọn cây lai.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #1
Chiêu số 1: Những nguyên tắc cơ bản cho người trồng lan: - Khô nhưng không hạn. - Ẩm nhưng không ướt.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #48
Chiêu số 48: Cái rây bột có thể dùng làm cái rổ trồng lan mà lại rẻ tiền.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #46
Chiêu số 46: Quan trọng nhất vẫn là thoáng khí vì sẽ gỉảm thiểu bệnh tật gây ra vì tưới quá nhiều, hay vì quá nóng hay quá ẩm. Nên kiếm một cái quạt nhỏ cho những cây để trong nhà.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #28
Chiêu số 28: Bạn đừng bao giờ tưới quá nhiều nước cho cây mà chỉ nên tưới nhiều lần cho cây mà thôi.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #25
Chiêu số 25: Dùng hoa lan làm quà tặng thật không công bằng với cây và người nhận (chủ mới), nếu họ không biết chăm sóc cây



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #49
Chiêu số 49: Nên tưới vào buổi sáng, chứ đừng tưới vào lúc buổi chiều nóng bạn đi làm về.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #29
Chiêu số 29: Khi vo gạo, bạn hãy giữ nước gạo lại và phun nhẹ cho lan. Làm như vậy coi như bạn đang tưới cho cây sinh tố B1, hữu hiệu chẳng khác nào Superthrive. Nhưng đừng dùng khi nước vo gạo đã chua.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT