Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc,
ngày 7/29/2013,
trong mục "
TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Kỹ thuật trồng lá lốt
Kỹ thuật trồng lá lốt
Tên khoa học: Piper lolot C. De
Họ: Hồ tiêu (Piperaceae)
Lá lốt là cây sống lâu năm, dễ trồng, ưa đất tốt, xốp, ẩm, nhiều mùn, có độ phì cao.
Cày bừa, xới đất, bón lót bằng phân chuồng hoai mục, phân rác, phân bùn.
Nếu thiếu phân chuồng thì bón lót 350 - 500 kg phân lân, 100 - 150 kg urê cho 1 ha hay 35 - 50 kg phân lân, 10 - 15 kg urê cho 1000 m2 đất trồng.
Đánh luống rộng 1,2 - 1,5 m. Cắt các đoạn thân dài 20 - 25 cm, có 3 - 4 lá, đem giâm vào đất theo hàng, tưới nước giữ ẩm. Sau 25 - 30 ngày có thể thu hoạch.
Thu hoạch: cắt tỉa hoặc cắt cả cành, để lại phần gốc 10 - 15 cm, sau đó bón phân, bánh dầu để tái sinh. Sau khi thu hoạch 15 ngày có thể thu đợt đợt khác và lại chăm sóc để thu hoạch tiếp.
* Trong gia đình có thể trồng trong chậu, hộp xốp.
Việt Linh © biên soạn
www.vietlinh.vn
Đặc điểm sinh học, kỹ thuật trồng và công dụng của cây lá lốt
Cây lá lốt có tên khoa học là: Piper lolot L. Họ Hồ tiêu: Piperaceae. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh.
Đặc điểm sinh học, kỹ thuật trồng và
công dụng...
Xem chi tiết
Chia sẻ bài báo này với bạn bè.