Bảo quản hoa quả bằng dung dịch sát khuẩn anolyte
|
|
Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc,
ngày 7/29/2013,
trong mục "
TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Bảo quản hoa quả bằng dung dịch sát khuẩn anolyte
Bảo quản hoa quả bằng dung dịch sát khuẩn anolyte
Trong khi nông dân miền Bắc đang "méo mặt"
vì vải được mùa nhưng giá đại hạ do phải bán đổ bán tháo
kẻo chín quá, thì ở miền trung và nam bộ, nhiều trang trại đã
áp dụng công nghệ bảo quản hoa quả bằng dung dịch anolyte,
vừa "sạch", vừa rẻ, lại giữ hoa quả tươi lâu, đem
lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Nguyễn Hoài Châu, Giám đốc Trung tâm phát
triển công nghệ cao thuộc Viện khoa học Vật liệu, cho biết,
anolyte thực chất là dung dịch điện phân của muối ăn (còn
gọi dân dã là nước ozôn). Trong đó ngoài các ion Na+, Cl- còn có
nhiều nguyên tử oxy, ozôn, clo... là thành phần có tính sát
khuẩn rất mạnh, có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, kể
cả những loại có sức đề kháng cao như nha bào, vi trùng bệnh
lao, E. Coli, các liên cầu khuẩn, nấm mốc, xạ khuẩn… Do
những đặc tính này, anolyte từ lâu đã được các nước tiên
tiến sử dụng trong việc bảo quản hoa quả, trong chế biến
thủy sản, vô khuẩn bệnh viện, khử trùng giống... Ở Việt
Nam, công nghệ bảo quản sử dụng anolyte cũng đã được áp
dụng ở một số nơi (trong bảo quản hoa quả, phòng dịch cúm gà,
vô trùng bệnh viện...) nhưng còn mang tính tự phát, chưa có hệ
thống.
***
Hiện tại, giá 1 kg vải thiều ở miền
Bắc trung bình từ 3.000- 4.000 đồng, trong khi tại TP HCM là
10.000 -12.000 đồng. Tuy nhiên, miền Bắc vẫn thừa mứa
vải trong khi rất ít hàng vào được miền Nam, do chưa có
công nghệ bảo quản để vận chuyển đi xa.
^^^
So với các chất khử trùng truyền thống như
Cloramin, Natri hypoclorit, thì anolyte có nhiều ưu điểm nổi bật,
như: Nồng độ hoạt chất khử trùng khá nhỏ nên không gây độc
hại, an toàn cho người và gia súc, gia cầm (kết quả khảo
nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tháng 6/2002 cũng xác
nhận điều đó). Giá thành của chất này lại rất rẻ, với cùng
hiệu quả sử dụng thì chi phí thấp hơn các biện pháp khác
5-10 lần. Anolyte cũng không gây ô nhiễm môi trường vì sau 3-5 ngày,
dung dịch sẽ mất hoạt tính (các ion kết hợp lại thành muối
bình thường).
Hiện tại Trung tâm phát triển công nghệ cao đang
cung cấp máy sản xuất anolyte cho các cơ sở bảo quản hoa quả
quy mô lớn, (hoặc cung cấp trực tiếp nước ozôn cho những nơi
không có điều kiện mua máy). Ông Châu cho biết, đến nay ở
nhiều tỉnh đã sử dụng công nghệ này, như Thái Bình (bảo
quản vải, nuôi tằm, tôm giống), Vĩnh Long (bảo quản cam, nấm,
nuôi lợn, khử thuốc trừ sâu trên rau), An Giang (nuôi tôm càng
xanh, bảo quản xoài), Vĩnh Phúc (nuôi tằm, lợn)...
***
Thời gian bảo quản bằng dung dịch anolyte đối
với một số hoa quả (so sánh với khi không bảo quản).
- Thanh Long: 20 (5)
- Vải 8-10 (3)
- Mận 20 (3)
- Bưởi 5 roi 60 (20)
- Cam 60-90 (20)
***
Một trong những ứng dụng thành công nhất của
anolyte là bảo quản thanh long ở Bình Thuận và nho ở Ninh Thuận.
Anh Tô Văn Hòa, người đi tiên phong trong công nghệ này ở xã Hàm
Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, cho biết quả
thanh long được phun anolyte có thể tươi lâu đến 20 ngày, so
với chỉ 5 ngày nếu không bảo quản. Quả chín sớm hơn bình thường
một chút, lại không bị ruồi đục (loại sâu mà khách hàng
Nhật Bản rất dị ứng). Hiện tại, anh Hòa đã áp dụng công
nghệ trên cho Hợp tác xã thanh long sạch do anh thành lập, trên
diện tích 500ha. Nhờ cách bảo quản "thân thiện với môi trường
này", mà thanh long của cơ sở anh được các bạn hàng từ
Nhật Bản, Australia, New Zealand, châu Âu... rất ưa chuộng. Ước tính
từ nay đến cuối năm, cơ sở của anh sẽ xuất khẩu đạt doanh
thu 2 triệu đôla. Sắp tới, anh dự định sẽ phát triển theo mô
hình thanh long sạch từ A đến Z, nghĩa là hoàn toàn không dùng
thuốc trừ sâu diệt cỏ, đem lại giá trị xuất khẩu cao.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, chuyên gia về dung dịch
điện hóa, người được mệnh danh là "ông già ozôn", còn
cho biết vì anolyte là dung dịch điện hóa, nên nó diệt vi khuẩn
theo nguyên lý chênh lệch thế ôxy hóa khử giữa bên trong và bên
ngoài màng vi khuẩn, do vậy các vi khuẩn không thể
"nhờn" thuốc như với các chất bảo quản thông thường.
Nhờ tính năng sát khuẩn cực mạnh, anolyte không
chỉ có tác dụng bảo quản hoa quả, mà còn có khả năng phòng
dịch cúm gia cầm, chữa bệnh lở mồm long móng ở gia súc...
Tại Bắc Giang, nơi có dịch cúm gà lan rộng trên 10 huyện thị
hồi đầu năm nay, nhờ áp dụng anolyte cho đàn gia cầm ở 315
hộ tại thôn Dinh Hương (huyện Hiệp Hòa) và hai trại gà tại
huyện Việt Yên nên đã bảo vệ chúng an toàn cho tới hết
dịch. Anolyte cũng có thể được dùng trong xử lý nước máy
(thay cho Cloramin), trong bảo quản thịt, vệ sinh bể bơi...
Trong tình trạng Việt Nam còn thiếu các công nghệ
chế biến và bảo quản hoa quả tiên tiến như hiện nay, dung
dịch anolyte có thể là một lựa chọn hiệu quả và rẻ tiền
nhất, rẻ không kém gì so với các phương pháp bảo quả bằng hóa
chất (độc hại) như hiện nay, lại không gây ngộ độc cho con
người và gây hủy hoại môi trường.
Bích Hạnh - Vnexpress, 18/6/2004
Bảo quản hoa quả bằng dung dịch sát khuẩn anolyte.
Bảo quản hoa quả bằng dung dịch sát khuẩn anolyte Trong khi nông dân miền Bắc đang "méo mặt" vì vải được mùa nhưng giá đại hạ do phải bán đổ bán tháo kẻo chín quá, thì ở miền trung và nam bộ, nhiều trang trại đã áp dụng công nghệ bảo quản hoa quả bằng dung dịch anolyte, vừa "sạch", vừa rẻ, lại...
Xem chi tiết
Chia sẻ bài báo này với bạn bè.