Ương nuôi ấu trùng và nuôi nhum sọ (Tripneustes gratilla)

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Ương nuôi ấu trùng và nuôi nhum sọ (Tripneustes gratilla)

Ương nuôi ấu trùng và nuôi nhum sọ (Tripneustes gratilla)

1. Ðặt vấn đề

Nhum sọ hay cầu gai sọ dừa có tên khoa học là Tripneustes gratilla thuộc họ Toxopneusstidae, nhóm Cầu gai đều Regularia, lớp Cầu gai Echinoidae, ngành Da gai Echiodermata.

Ðây là loài Cầu gai lớn nhanh nhất trong các loài Cầu gai có giá trị kinh tế (Shimabukuro, 1982). Hiện nay, nhum sọ được khai thác để lấy trứng làm thức ăn. Theo Ngô Trọng Lư (1998) chỉ riêng trong năm 1993 ở Nha Trang đã khai thác được 500 tấn nhum sọ cả vỏ, 30 tấn trứng xuất khẩu. Trứng của nhum sọ có hàm lượng prôtêin cao (20 - 25%), bổ dưỡng, dùng để chế biến món trứng sống Sushi của người Nhật Bản và trứng sống ăn với mù tạt trong các nhà hàng ở Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới đã và đang tiến hành nghiên cứu các đặc tính sinh học nói chung, đặc điểm sinh học sinh sản nói riêng và sinh sản nhân tạo cũng như nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

Ở nước ta, nhum sọ chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Ngoài một số tài liệu về phân loại của Dawydoff (1952), Trần Ngọc Lợi (1967), Ðào Tấn Hổ (1994), về sinh hoá của Lâm Ngọc Trâm (1993), về sinh học sinh sản của Phạm Thị Dự (2003) hầu như chưa có công trình nghiên cứu cơ bản nào về sinh sản nhân tạo và sản xuất giống nhum sọ được công bố. Trong những năm gần đây, nguồn lợi nhum sọ tự nhiên ở nước ta hầu như cạn kiệt do bị khai thác quá mức để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Ðể bảo vệ nguồn lợi và tăng cường xuất khẩu nhum sọ cần nghiên cứu các đặc tính sinh học sinh sản của chúng sâu hơn nữa vì tuyến sinh dục là nguồn sử dụng chính, đồng thời nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để sản xuất giống cung cấp cho nuôi thương phẩm, phát triển nghề nuôi nhum sọ trong nhân dân vùng ven biển và các đảo xa.

Chúng tôi xin thông báo một số kết quả thử nghiệm ương nuôi ấu trùng nhum sọ giai đoạn trôi nổi và nuôi nhum sọ trong điều kiện bể xi măng của tác giả Lê Ðức Minh và Hoàng Thị Thảo thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III trong khuôn khổ đề tài Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo nhum sọ ở vùng biển Nha Trang - Khánh Hoà dưới sự tài trợ của Dự án SUMA.

2. Ương nuôi ấu trùng nhum sọ

2.1 Nuôi vỗ nhum sọ trong bể xi măng 8m2

Nhum sọ được bắt ngoài tự nhiên và nuôi vỗ thành thục trong bể xi măng với thức ăn chính là rong câu chỉ vàng và rong mơ.

2.2 Phương pháp kích thích nhum sọ sinh sản

Sử dụng phương pháp kích thích bằng dung dịch KCL 0,5 mol và phương pháp phơi khô kết hợp với tạo dòng chảy nhẹ. Kết quả cho thấy phương pháp phơi khô kết hợp với tạo dòng chảy đã kích thích nhum sọ sinh sản. Tỷ lệ sinh sản đạt trên 90%.

2.3 Ương nuôi ấu trùng nhum sọ giai đoạn trôi nổi

Ấu trùng nhum sọ được ương nuôi bằng các loại tảo Nanochloropsis oculata, Navicula sp, và Spirulina sp.

- Mật độ nuôi ban đầu là 72 con/ml, sau 3 - 4 ngày giảm mật độ còn 2 - 5 con/ml.

- Mật độ tảo Nanochloropsis oculata cho ăn ở giai đoạn ấu trùng 2 tay đến 8 tay là 10.000 tb/ml.

- Sau 24 giờ kể từ lúc trứng được thụ tinh, xuất hiện ấu trùng Pluteus 2 tay, sau 48 giờ ấu trùng Pluteus 4 tay. ấu trùng Pluteus 4 tay kéo dài từ 10 - 12 ngày và đến ngày thứ 13 chuyển sang ấu trùng Pluteus 6 tay.

- Bắt đầu từ ngày thứ 15 ấu trùng Pluteus 6 tay chuyển sang giai đoạn Pluteus 8 tay và bắt đầu xuống sống đáy, biến thái chuyển sang Juvenile.

- Khi xuống bám đáy cho ấu trùng ăn tảo đáy Navicula sp. với mật độ tảo trên 2000 tb/cm2 hoặc Spirulina sp.

- Tỷ lệ sống đến giai đoạn xuống sống đáy đạt trên 80%.

2.4 Kết quả

Với các biện pháp kỹ thuật trên, đã ương nuôi được ấu trùng nhum sọ giai đoạn trôi nổi với tỷ lệ sống trên 80% và thời gian đến giai đoạn xuống sống đáy chỉ mất hơn 15 ngày.

3. Thử nghiệm nuôi nhum sọ trong điều kiện bể xi măng

3.1 Thử nghiệm nuôi nhum sọ được thực hiện từ 7/5/2003 đến 7/7/2003 tại Khu nghiên cứu thực nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

- Nguồn nhum sọ nuôi : Bắt ngoài tự nhiên.

- Kích thước nhum sọ nuôi ban đầu : Trung bình 307,21g.

- Ðiều kiện nuôi :

+ Nhum sọ được nuôi trong bể xi măng có diện tích 8m2. Bể xi măng có mái che bằng tôn và có hệ thống nước biển lọc chảy ra vào liên tục với tốc độ 5 lít/phút. Mực nước nuôi trong bể là 80 cm.

+ Mật độ nuôi : 8,25 con/m2.

+ Ðịnh kỳ 1 tháng cân đo nhum sọ 1 lần.

+ Các yếu tố môi trường trong bể nuôi như sau :     

Nhiệt độ nước : 25 - 31oC.

Ðộ mặn : 30 - 40

PH : 8,0 - 8,5

Ðộ ôxy hoà tan : > 4ml/l

NH3 - N : 0m01 - 0,05 mg/l

NO2 - N : 0 - 0,003 mg/l

H2S : 0,001 - 0,005 mg/l

- Chế độ quản lý và chăm sóc :

+ Thức ăn nuôi nhum sọ là rong câu chỉ vàng tươi, hằng ngày cho ăn với lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng cơ thể. Cân thức ăn cho ăn và thức ăn thừa sau khi ăn.

+ Hằng ngày xi phông đáy bể, với con chết và thức ăn thừa trong bể. Hằng tháng thay 100% nước và chuyển sang nuôi bể mới.

- Bố trí các thí nghiệm như sau :

+ Xác định sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của nhum sọ.

+ Xác định hệ số thức ăn của nhum sọ nuôi trong điều kiện bể xi măng với thức ăn là rong câu chỉ vàng.

- Tỉ lệ % tăng trưởng theo đường kính sọ trung bình tính theo công thức:

R cuối - R đầu

------------------------- x 100

   R cuối

- Tỷ lệ % tăng trưởng chiều cao trung bình tính theo công thức :

 H cuối - H đầu

----------------------- x 100

      H cuối

- Tỷ lệ % tăng trưởng trọng lượng toàn thân trung bình tính theo công thức :

      W cuối - W đầu

-------------------------- x 100

           W cuối

- Tỷ lệ sống (TLS) % tính theo công thức :

              X

TLS = --------- x 100

            Y

- Hệ số thức ăn (HSTA) xác định theo công thức sau :              

HSTA = (Tổng lượng thức ăn tươi tiêu thụ) : (Trọng lượng tươi toàn thân cá thể tăng được)

Trong đó : R - Ðường kính sọ (mm)

H - Chiều cao sọ (mm)

W - Trọng lượng tươi toàn phần (g)

X - Số lượng cá thể ở tháng cuối cùng

Y - Số lượng cá thể ở tháng đầu.

3.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Bảng 1 : Tăng trưởng về kích thước và trọng lượng của nhum sọ nuôi trong bể xi măng

7/6/2003 - 7/7/2003

Thời gian

n

Mật độ nuôi (con/m2)

Tăng trưởng trung bình đường kình sọ (mm)

Tăng trưởng trung bình chiều cao sọ (mm)

Tăng trưởng trọng lượng trung bình toàn thân (g)

Hệ số thức ăn

7/5/2003 - 7/6/2003

58

7,25

95,57 4,93

49,86 4,01

332,82 52,90

3,82

49

6,13

96,25 4,97

50,33 9,77

339,40 77,57

3,22

Từ kết quả ở Bảng 1 ta thấy, tăng trưởng trung bình đường kính sọ, chiều cao sọ và trọng lượng toàn thân của nhum sọ trong thời gian nuôi là :

Ðường kính sọ : 0,71%

Chiều cao sọ : 0,94%

Trọng lượng toàn thân : 1,94%.

Bảng 2 : Tỷ lệ sống của nhum sọ nuôi trong bể xi măng

Thời gian nuôi (tháng)

Tỷ lệ sống (%)

Thức ăn

1

89,66

Rong câu chỉ vàng

2

84,48

Rong câu chỉ vàng

3.4 Kết luận :

- Tốc độ tăng trưởng kích thước và trọng lượng của nhum sọ nuôi trong điều kiện bể xi măng rất chậm, dao động từ 0,71% đến 1,94%.

- Tỷ lệ sống của nhum sọ nuôi trong điều kiện bể xi măng khá cao, dao động từ 84,48% đến 89,66%.

Theo tài liệu : Diễn đàn N/c KHCN NTTS lần thứ 3 - Nha Trang 8/2003

Ương nuôi ấu trùng và nuôi nhum sọ

Nhum sọ hay cầu gai sọ dừa có tên khoa học là Tripneustes gratilla thuộc họ Toxopneusstidae, nhóm Cầu gai đều Regularia, lớp Cầu gai Echinoidae, ngành Da gai Echiodermata. Ðây là loài Cầu gai lớn nhanh nhất trong các loài Cầu gai có giá trị kinh tế ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG VÀ NUÔI... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm thực ở bơm bánh răng
by nhvan226
Bơm chìm nước thải hoạt động như thế nào
by nhvan226
Giá xe Honda Winner X 2024 mới nhất và thông tin màu sắc, phiên bản, TSKT (T03/2024)
by reviewxe12345
Giá xe Honda SH 160i 2024 mới nhất và thông tin màu sắc, phiên bản, TSKT (T03/2024)
by reviewxe12345
Chi tiết phiên bản, màu sắc, thông số, giá xe Honda SH 350i 2024 (T03/2024)
by reviewxe12345
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #67
Chiêu số 67: Cây lan có củ mầm cần một thời gian khô ráo sau khi tưới và ngược lại với những cây không có củ mầm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #76
Chiêu số 76: Luôn nhớ rằng nếu ít nước, lan sẽ không chết, nhưng quá ướt, lan sẽ bị thối rễ và chết. Quá nhiều phân bón sẽ làm cháy lá, cháy rễ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #46
Chiêu số 46: Quan trọng nhất vẫn là thoáng khí vì sẽ gỉảm thiểu bệnh tật gây ra vì tưới quá nhiều, hay vì quá nóng hay quá ẩm. Nên kiếm một cái quạt nhỏ cho những cây để trong nhà.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #46
Chiêu số 46: Quan trọng nhất vẫn là thoáng khí vì sẽ gỉảm thiểu bệnh tật gây ra vì tưới quá nhiều, hay vì quá nóng hay quá ẩm. Nên kiếm một cái quạt nhỏ cho những cây để trong nhà.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #75
Chiêu số 75: Ngoài ra khi cây đã đâm chồi hoa hay ra nụ không cần bón phân nữa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #62
Chiêu số 62: Hãy dùng chậu có nhiều lỗ ở đáy. Nên nhớ hoa lan không biết bơi.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #63
Chiêu số 66: Nếu bạn muốn khử trùng mà không dùng đến lửa thì dùng 10% thuốc tẩy giặt Chlorox (bleach) hay 3% nước Oxy già (H2O2) pha với nước.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #38
Chiêu số 38: Lợi dụng sự giảm giá, hãy mua những cây lan hoa đã tàn, ta sẽ có những cây Hồ-Điệp khác nhau. Suốt năm bạn có đủ bông hoa đẹp khoe sắc.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #25
Chiêu số 25: Dùng hoa lan làm quà tặng thật không công bằng với cây và người nhận (chủ mới), nếu họ không biết chăm sóc cây



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #12
Chiêu số 12: Rệp nhện (Spider mite) rất sợ mùi dầu khuynh diệp (Eucalyptus). Hãy bẻ vài cành khuynh diệp treo vào cây lan hoặc dùng dầu thấm vào bông gòn và để vào chậu lan. Rệp nhện sẽ biến mất.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT