Trồng ấu, rau nhút mùa nước nổi

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Trồng ấu, rau nhút mùa nước nổi

Trồng ấu, rau nhút mùa nước nổi

Vào mùa nước nổi hằng năm, nông dân các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Cao Lãnh, Thanh Bình, Tam Nông... tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng diện tích mặt nước dâng cao để phát triển nghề trồng ấu, rau nhút... nhằm kiếm thêm thu nhập, nâng cao mức sống cho gia đình lúc nông nhàn. Đa số nông dân trồng hai loại cây này ở tỉnh Đồng Tháp đều có chung nhận xét: Cây ấu và rau nhút rất dễ trồng, ít vốn đầu tư, nhẹ công chăm sóc, ít sâu bệnh phá hại... Trong quá trình trồng, chỉ cần bón phân và phun thuốc dưỡng cây, ngừa sâu ăn lá và phòng bệnh cháy lá là đủ...

Công việc trồng ấu bắt đầu từ giữa tháng 6 âm lịch đến cuối tháng 11 âm lịch – đúng vào lúc người nông dân đã rảnh rang việc đồng áng! Với 4 công đất ruộng nằm cặp QL 30, mỗi mùa nước nổi hằng năm, vợ chồng anh Lê Văn Lợi ngụ xã An Phong, huyện Thanh Bình đã trồng và bán hàng trăm giạ ấu trái, thu nhập trên dưới 3,5 triệu đồng. Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, gia đình anh còn lời hơn 1,5 triệu đồng. Nói về kỹ thuật trồng, anh Lợi vui vẻ bộc bạch : "... Sau khi thu hoạch lúa hè thu xong, tôi mướn máy xới trục đất rồi khai nước vào ruộng để cấy ấu giống. Lúc đầu, khi mới cấy ấu cần giữ mặt nước cao từ 2 –3 tấc cho ấu mau bén đất. Khi ấu vừa lớn, nước lũ tràn về mực nước cao bao nhiêu, dây ấu phát triển lên cao bấy nhiêu... Năm nào lũ lớn, nước rút chậm, thời gian thu hoạch ấu kéo dài, năm đó trúng mùa ấu!". Thông thường, từ lúc cấy ấu giống đến khi thu hoạch bán trái là 2 tháng. Kế đó, cứ 1 tuần – 10 ngày, thu hoạch trái 1 lần cho đến khi nước lũ rút... Hái trái ngày trước xong, ngày sau phải phun thuốc trừ sâu và thuốc dưỡng lá cho dây, trái mau lớn... Nếu thực hiện đúng qui trình kỹ thuật và phương pháp chăm sóc ấu sẽ ít bị hao hụt, năng suất ấu trái đạt cao... Bình quân 1 công ấu cho năng suất từ 65 – 75 giạ trái. Nếu trúng lên đến cả trăm giạ ấu; còn thất thì chỉ đạt dưới 50 giạ ấu trái/công. Người dân địa phương thường mua ấu sống đem về nấu chín bán cho bà con quanh vùng hoặc tiêu thụ ở các chợ xã, thị trấn, kiếm lời từ 20.000đ – 30.000đ/giạ ấu, cải thiện được cuộc sống kinh tế gia đình và giải quyết việc làm cho những lao động nghèo lúc nông nhàn ở địa phương.

Cùng với cây ấu, rau nhút cũng được nhiều nông dân tỉnh Đồng Tháp chọn trồng để kiếm thêm thu nhập trong mùa nước nổi... Anh Nguyễn Văn Tấn ở xã An Phong, huyện Thanh Bình cho biết: "Rau nhút trồng được khoảng 1 tháng thì cho thu hoạch. Gia đình tôi trồng hơn 1 công rau nhút cặp bờ ruộng vào mùa nước nổi, mỗi đợt thu hoạch trên, dưới 150kg, bán giá bình quân 1.000đ/kg, thu nhập được 150.000đ. Sau mỗi đợt cắt rau, tôi thường bón phân urê để kích thích cho rau mau phát triển. Và cứ từ 5 – 7 ngày, tôi cắt rau nhút đem ra chợ bán một lần kiếm cũng được cả trăm ngàn đồng, trang trải cho mọi chi phí trong gia đình...".

Muốn trồng rau nhút đạt hiệu quả cao, trước khi trồng phải bơm nước vào ruộng cao chừng 3 – 5 tấc, rồi chọn phần gốc của rau đem cấy xuống ruộng. Chú ý khi cấy rau nhút xong phải cắm một cây trúc nhỏ kế bên và dùng dây buộc gốc rau nhút vào cây trúc để gió không đẩy cọng rau nhút đi nơi khác. Thông thường, từ 10 – 15 ngày sau khi trồng, rau nhút sẽ phát triển và lan rộng ra khắp cả mặt nước trên ruộng. Tiếp đó khoảng nửa tháng, rau nhút bắt đầu cho thu hoạch... Với hơn 1 công ruộng trồng rau nhút của anh Tấn – mỗi đợt thu hoạch, gia đình anh có khoảng lợi nhuận gần 100 ngàn đồng. Nhờ cần mẫn chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên mỗi mùa nước nổi hằng năm, gia đình anh Tấn đã thu được lợi nhuận 3 –4 triệu đồng từ hơn 1 công rau nhút.

Bên cạnh nguồn lợi kinh tế từ nghề trồng ấu, rau nhút, người trồng còn có cái lợi khác là sau khi thu hoạch ấu, rau xong người trồng thuê máy cày – trục nhận dây ấu, rau nhút xuống đất để làm tăng thêm độ màu mỡ giúp nông dân nhẹ vốn đầu tư mua phân bón trong việc canh tác lúa vụ ĐX.

NNVN, 10/9/2003

www.vietlinh.vn

 

Trồng ấu trên đất ruộng

Gần đây, củ ấu được chế biến để xuất sang Đài Loan, nên người trồng ấu nhiều hơn. Ở Lấp Vò, Lai Vung (Đồng Tháp) người ta trồng trên ruộng, trở thành ruộng ấu.

Anh Huỳnh Hai, 50 tuổi ở xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) trồng ấu gần 10 năm nay. Anh nói trồng ấu đầu tư công sức, phân thuốc nhiều hơn trồng lúa nhưng thu nhập cao hơn, nên bà con thích trồng ấu. Anh cho biết quy trình trồng ấu như sau: Củ ấu già rụng dưới đáy ao, đáy ruộng mò đem lên phơi vài ba nắng. Đào một cái ao nhỏ trên đất ruộng cho đất bùn vào đáy ao 10cm, rồi cho rải củ ấu già xuống ươm. Vài hôm ấu nứt ra lên mộng, thả nước vào độ 10 – 15cm, thân ấu mọc lên trên nước như cọng bông súng. Nhổ củ ấu đem giâm trên đất ruộng, khi ấu nở thành 5 – 7 bụi thì bứng lên trồng cả ruộng. Mỗi bụi cách nhau từ 1 – 1,5m, một công trồng khoảng 800 bụi ấu.

Đất trồng ấu phải giữ được mực nước từ 30 – 50cm. Đất "lung" trồng thuận lợi vì không sợ khô nước. Ấu cũng cần xịt thuốc trừ sâu, tưới phân như trồng lúa. Kỹ thuật làm cho ấu trúng mùa ít người nắm vững nên phần lớn trông cậy vào thiên nhiên, mưa thuận, gió hòa.

Mùa ấu kéo dài như mùa lúa. Vụ ấu ĐX bán có giá hơn vì ít người trồng. Nếu giá bình thường 1000đ/kg thì mùa ĐX lên đến 5000đ/kg. Một công ấu thu hoạch 1 tấn củ ấu là chuyện thường. Ở Lấp Vò có trạm thu mua ấu thường xuyên. Vào mùa rộ có ghe lớn đến mua chở về TP.Hồ Chí Minh để tiêu thụ và chế biến xuất khẩu.

Thu hoạch ấu tốn nhiều công sức. Từ 7-10 ngày hái ấu một lần. Người ta lội xuống ruộng dỡ lên từng bụi ấu để lấy củ đúng lứa cho vào thau, mang lên bờ rồi trở ra dỡ tiếp. Một người dỡ được vài trăm kg ấu/ngày mà thôi. Ấu ít củ dần và tàn lụi sau 5 – 7 ngày thu hoạch. Tuy nhiên, ấu thu hoạch cao hơn lúa trên cùng một diện tích nên hấp dẫn nhiều nông dân ở Lấp Vò, Lai Vung (Đồng Tháp).

NNVN, 2003

www.vietlinh.vn

 

Trồng ấu, rau nhút mùa nước nổi

Vào mùa nước nổi hằng năm, nông dân các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Cao Lãnh, Thanh Bình, Tam Nông... tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng diện tích mặt nước dâng cao để phát triển nghề trồng ấu, rau nhút... nhằm kiếm thêm thu nhập, nâng cao mức sống cho gia đình lúc nông nhàn. Đa số nông dân trồng hai... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc
Người phản hồi nguyencong_nd94 ngày Tuesday, May 5, 2015 5:19 PM
Xin chào Anh Chị (), em Muốn Mua giống Củ ấu Đài Loan >>> Em ở Nam Định Anh Có Thể Chỉ cho Em Chỗ Nào ở Miền Bắc Bán giống Ấu đấy không Hoặc Trang Wedd nào bán giống ấu đấy không . Anh ()nhận được tin của em >> Thì Gửi cho em Ngay Nhá >> Qua facebook cho em thì Quá Tốt Luôn :01647584922

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top các mẫu nhẫn cưới hình trái tim - Tình yêu hạnh phúc và lãng mạn
by duyhung112345
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
MÁY ÉP RÁC TỰ ĐỘNG - 0987990555
by lenhuy
Cách Chọn Nhẫn Kim Cương Đẹp Cho Nữ - Các Kiểu Được Ưa Chuộng Nhất
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #29
Chiêu số 29: Khi vo gạo, bạn hãy giữ nước gạo lại và phun nhẹ cho lan. Làm như vậy coi như bạn đang tưới cho cây sinh tố B1, hữu hiệu chẳng khác nào Superthrive. Nhưng đừng dùng khi nước vo gạo đã chua.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #74
Chiêu số 74: Nên nhớ chỉ bón ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước (4 lít). Nên áp dụng câu Weekly và Weekly, nghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #19
Chiêu số 19: Nếu bạn đang định trồng cây lan Hồ-Điệp trên một nhánh cây thì cây nhánh cây bưởi là tốt nhất.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #68
Chiêu số 68: Hãy coi hoa lan như con vật cưng (pet) nuôi trong nhà và cho ăn cùng với nước uống. Được vậy cây lan sẽ hoan hỉ lắm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #33
Chiêu số 33: Hãy dùng giấm cất hơi (distilled) để chùi chất muối bám vào thành chậu đất.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #54
Chiêu số 54: Phân chia cây là một vấn đề. Cần lưu ý là cây càng lớn thì cho ta càng nhiều giò hoa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #33
Chiêu số 33: Hãy dùng giấm cất hơi (distilled) để chùi chất muối bám vào thành chậu đất.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #68
Chiêu số 68: Hãy coi hoa lan như con vật cưng (pet) nuôi trong nhà và cho ăn cùng với nước uống. Được vậy cây lan sẽ hoan hỉ lắm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #60
Chiêu số 60: Khi tưới nước, đặt chậu lan trên đĩã hứng hoặc đem lại bồn rửa chén và tưới cho đến khi nước hoàn toàn chảy qua lỗ chậu.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #29
Chiêu số 29: Khi vo gạo, bạn hãy giữ nước gạo lại và phun nhẹ cho lan. Làm như vậy coi như bạn đang tưới cho cây sinh tố B1, hữu hiệu chẳng khác nào Superthrive. Nhưng đừng dùng khi nước vo gạo đã chua.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT