Trồng hành củ hiệu quả

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Trồng hành củ hiệu quả

Trồng hành củ hiệu quả

Trồng hành thơm lấy củ trong cơ cấu vụ đông (2 lúa, 1 màu) đã và đang phát triển ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, nổi bật nhất là các vùng trồng hành thuộc địa bàn huyện Kinh Môn và Nam Sách. Xin chia sẻ kinh nghiệm cách trồng hành lấy củ hiệu quả để nông dân tham khảo.

+ Thời vụ trồng: Cây hành vốn ưa khí hậu lạnh, nên tốt nhất trồng hành vụ đông khi thời tiết bắt đầu hơi se lạnh (biên độ chênh lệch ngày đêm lớn). Cụ thể, vụ sớm: trồng từ 20-8 - 5-9 (chủ yếu trồng lấy củ bán thương phẩm). Chính vụ: từ ngày 1 đến khoảng 20-10 dương lịch ( trồng lấy củ làm giống). 
Hành cần trồng từ củ giống được bảo quản từ vụ trước (hành chiêm) hoặc năm trước (hành đông). Trước khi đem trồng tốt nhất nên xử lý nấm bệnh tồn dư trên củ bằng cách hòa tan 1 gói Topsin (20g) + 20ml Validacin trong 10 lít nước cho 15 kg củ giống, ngâm trong vòng khoảng 15 phút sau đó để ráo rồi đem trồng.  

+ Làm đất và bón phân: Đất trồng hành tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất pha cát, nhất là đất được luân canh với cây lúa nước. Đất phải cày bừa kỹ, rắc vôi tả (15-20 kg/sào), lên luống với kích thước cao 25- 30 cm, rộng 1- 1,2m rồi tiến hành san phẳng bề mặt. Cần xử lý nấm bệnh trên luống bằng thuốc diệt nấm Validacin (15-20 ml/bình, 16 l/sào). Phun trước khi trồng khoảng 2-3 ngày.

Phân bón lót cho cây hành tốt nhất cần có phân chuồng hoai mục - phân đã được ủ cùng NPK (4- 5 tạ phân chuồng trộn đều cùng 25- 30 kg NPK loại 5:10:3 hoặc 10 kg phân NPK Đầu Trâu 13-13-13 +TE). 

- Nên trộn phân chuồng cùng đất trên bề mặt luống sau đó san phẳng rồi trồng hành giúp cung cấp dinh dưỡng sớm cho cây hành sau trồng, vừa hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật có hại (nấm, vi khuẩn) tồn tại trong phân chuồng gây hại thối củ. 

- Không nên bỏ phân thành từng mô nhỏ rồi cắm củ hành trực tiếp trong mô phân, vừa gây thất thoát phân khi thời tiết bất lợi (mưa, nắng), vừa có nguy cơ lớn gây thối rễ, củ hành, nhất là bệnh vi khuẩn héo xanh thời kỳ hành mới nhú vượt khỏi mặt rạ.

- Không nên cắt một phần thịt củ hành phía trên cuống củ, dễ gây thối củ, chết héo xanh, thân hành sẽ không mập mạp. 

+ Trồng và chăm sóc: Nên tưới ẩm luống hành trước khi cắm củ. Củ hành được cắm chắc xuống luống đất, sâu khoảng 1/3 củ. Không nên cắm nông hơn hoặc sâu hơn đều hạn chế sự sinh trưởng của cây hành (đổ ngã hoặc thối hỏng). Tùy theo kích thước luống, bố trí các hàng sao cho hàng cách hàng 22-25 cm, cây cách cây 20 cm.

- Tưới phân thúc: Lần đầu khi hành bật khỏi mặt rạ khoảng 10 cm -12 cm. Lần 2 sau lần 1 khoảng 10-12 ngày. Tưới với lượng 1-1,5 kg ure + 10 kg supe lân + 1- 1,5 kg kali/sào cho mỗi lần.
Lần 3: Tưới khi hành bắt đầu xuống củ. Lần 4 cách lần 3 từ 7-10 ngày. Tưới với lượng 1 kg ure + 1,5 - 2 kg kali trắng (K2SO4/sào) cho mỗi lần.

* Chú ý: 

- Cây hành dễ nhiễm bệnh vi khuẩn héo xanh nhất là khi hành vượt khỏi mặt rạ khoảng 5-10 cm. Nên hạn chế tưới thúc đạm lúc này, bổ sung dinh dưỡng cho cây hành tốt nhất bằng việc bón lót NPK ủ cùng phân chuồng. Nếu thấy bệnh chớm xuất hiện trên ruộng cần tiến hành nhổ bỏ và tiêu hủy sớm các cây hành bị bệnh. Tưới nước vôi hoặc rắc vôi tả vào gốc hành vừa nhổ để hạn chế bệnh lây lan. Đồng thời, hạn chế tưới nước và đặc biệt tuyệt đối không được tưới thúc đạm cho hành lúc này vì trong môi trường có đạm thì vi khuẩn càng sản sinh và phát triển nhiều hơn. Chỉ nên phun phân vi lượng qua lá cùng kali trắng (K2S04) để bổ sung và tăng cường sự hồi phục cho cây hành. 

- Trong quá trình chăm sóc hành, không nên tưới trực tiếp dinh dưỡng vào khóm hành sẽ dễ làm cho cây nhiễm bệnh nấm, vi khuẩn... Tốt nhất, nên tưới phân vào giữa các hàng trong luống.

- Tuyệt đối không nên té nước lên thân, lá, dọc hành, nhất là khi trời tắt nắng. Cần tưới theo phương pháp tưới ngấm để bảo đảm cây hành ít có nguy cơ bị nấm bệnh xâm hại.

KS. Trần Thị Liên (Trạm Khuyến nông Nam Sách - Hải Dương), Báo Hải Dương, 05/10/2012

www.vietlinh.vn

 

Trồng hành củ hiệu quả

Trồng hành thơm lấy củ trong cơ cấu vụ đông (2 lúa, 1 màu) đã và đang phát triển ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nổi bật nhất là các vùng trồng hành thuộc địa bàn huyện Kinh Môn và Nam Sách. Xin chia sẻ kinh nghiệm cách trồng hành lấy củ hiệu quả để nông dân tham khảo. + Thời vụ... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
Top các mẫu nhẫn cưới hình trái tim - Tình yêu hạnh phúc và lãng mạn
by duyhung112345
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #39
Chiêu số 39: Rễ lan được coi như buồng phổi. Chúng cũng cần không khí để thở. Giữ cho chúng đừng bị ngộp trong đất trồng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #62
Chiêu số 62: Hãy dùng chậu có nhiều lỗ ở đáy. Nên nhớ hoa lan không biết bơi.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #63
Chiêu số 66: Nếu bạn muốn khử trùng mà không dùng đến lửa thì dùng 10% thuốc tẩy giặt Chlorox (bleach) hay 3% nước Oxy già (H2O2) pha với nước.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #79
Chiêu số 79: Tưới sau khi thay chậu đươc hai đến ba tuần. Không tưới cũng là cách kích thích rễ mau ra.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #59
Chiêu số 59: Nếu giữ được rễ lan tốt lành, thì sau đó cây sẽ khoẻ mạnh.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #27
Chiêu số 27: Nên hứng nước mưa để tưới cho lan trong khi nước máy làm đọng muối vào cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #42
Chiêu số 42: Cymbidiums thích ẩm nhưng lại ghét nước, và thích khô ráo nhưng lại ghét vừa khô vừa nóng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #83
Chiêu số 83: Nước tưới không nên dùng nước đã qua hệ thống lọc bằng muối (Soft water)



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #84
Chiêu số 84: Trong nhà thường có độ ẩm rầt thấp 10-30% không thích hợp với lan. Lan đòi hỏi một độ ẩm tối thiếu là 40%.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #26
Chiêu số 26: Giữ cho rễ khoẻ mạnh bằng cách tưới nước vừa phải, bón phân đúng cách thì lá và hoa sẽ đương nhiên tốt tươi.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT