Hoa Lan Bí Kíp #13
Chiêu số 13:
Cây lan có đốm, chấm hay sọc đen, nâu chưa chắc là đã bị vi rút, nhiểm trùng hay nấm nếu cây non vẫn xanh tốt.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #30
Chiêu số 30:
Dùng một thìa cà-phê Epsom Salt cho mỗi gallon nước coi như phụ với Magnesium, tưới mỗi ba tháng để làm tan rã chất muối tồn đọng trong chất trồng lan.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #21
Chiêu số 21:
Để đỡ những cây lan có rễ bò ra ngoài như Vanda hoặc Epidendrum thì dùng ba que tre, buộc chụm lại trên đầu (như cái lều mọi).
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #23
Chiêu số 23:
Ráng trồng Vanda trong rổ treo bằng thép mà không có đất trồng. Dây thép không mục nên khỏi phải thay chậu.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #77
Chiêu số 77:
Nên nhớ việc tưới nhiều hay ít, thưa hay mau còn tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp nữa.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #51
Chiêu số 51:
Nên giữ lại những nút chai rượu vang (rượu chát) và dùng để trồng lan, nó làm cho thoáng khí chung quanh rễ.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #29
Chiêu số 29:
Khi vo gạo, bạn hãy giữ nước gạo lại và phun nhẹ cho lan. Làm như vậy coi như bạn đang tưới cho cây sinh tố B1, hữu hiệu chẳng khác nào Superthrive. Nhưng đừng dùng khi nước vo gạo đã chua.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #43
Chiêu số 43:
Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #52
Chiêu số 52:
Khi chia cây hay cắt cây con “keiki”, ta rắc bột quế vào chỗ cắt để tránh lây bệnh.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #39
Chiêu số 39:
Rễ lan được coi như buồng phổi. Chúng cũng cần không khí để thở. Giữ cho chúng đừng bị ngộp trong đất trồng.
theo hoalanvietnam.org