Phương pháp nuôi kỳ đà

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Phương pháp nuôi kỳ đà

Phương pháp nuôi kỳ đà

Kỳ đà là động vật hoang dã đang được thuần hóa, nhân nuôi, sức đề kháng cao, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng, ít dịch bệnh, nên rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Kỳ đà có rất nhiều loài, có loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Chúng thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá, tường nhà... Kỳ đà trưởng thành có thể dài 2,5m, nặng 7 – 8kg và bắt đầu đẻ trứng. Trong tự nhiên, kỳ đà đẻ trứng mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15 – 17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con. Nếu chúng ta tổ chức ấp trứng nhân tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tỷ lệ ấp nở có thể cao hơn nhiều. Kỳ đà có thể lột xác (lột da) mỗi năm một lần vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Sau mỗi lần lột da, tốc độ tăng trưởng của kỳ đà có thể tăng gấp 2 – 3 lần.

Chuồng nuôi kỳ đà có thể là chuồng lưới hay chuồng xi măng, dài 3m, rộng 2,5m, cao 2,5m, xung quanh tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài. Trong chuồng có thể làm hang bê tông hoặc để sẵn một số ống cống phi 150 – 200cm, đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho kỳ đà nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng. Thức ăn của kỳ đà là sâu bọ, côn trùng như cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, cánh cam, nhện, mối, gián, ong, bướm, cóc nhái, gà vịt, chim cút, trứng gia cầm... hay thịt, lòng trâu, bò, heo, gà và tôm, cá, cua, ếch... Nuôi kỳ đà chỉ cần cho ăn những thức ăn rẻ tiền. Trong tự nhiên, kỳ đà là thành viên có ích cho con người tiêu diệt chuột, côn trùng và sâu bọ phá hoại mùa màng.

Kỳ đà trưởng thành, dài 2,5m, nặng 7 – 8kg, có thể bán với giá 400.000 đ/kg. Mật của kỳ đà có thể bán với giá 300.000 đ/cái. Về mặt dược liệu, mật và lưỡi của kỳ đà dùng để ngâm rượu hoặc sấy khô làm thuốc để chữa bệnh động kinh, hen suyễn, nhức mỏi, đau bụng, kiết lỵ... hiệu quả rất tốt. Da kỳ đà còn là nguyên liệu quý hiếm để làm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức được nhiều người ưa chuộng. Nuôi kỳ đà không những không tốn thức ăn đắt tiền mà còn tiêu diệt được những côn trùng phá hoại mùa màng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có thể nói, việc thuần dưỡng và nhân nuôi loài bò sát hoang dã này rất đơn giản và hiệu quả kinh tế cao, ai cũng có thể làm được. Thịt, da, mật và lưỡi của kỳ đà là những sản phẩm quý hiếm. Thị trường tiêu thụ kỳ đà rất phong phú và đa dạng, hiện còn khan hiếm, không chỉ trước mắt mà còn lâu dài.

NNVN, 03/11/05

 

Nuôi kỳ đà vân ở miền Bắc

Một con kỳ đà có thể nặng tới 7kg và giá trên thị trường là 400.000đ/1kg. Riêng 1 túi mật kỳ đà cũng có giá tới 300.000đ. Ngoài ra, bộ da kỳ đà còn là nguyên liệu quý để làm các đồ lưu niệm được nhiều người ưu thích. Loài bò sát có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên và có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2000) này hiện nay đã được nhân nuôi thành công ở một số trang trại miền Bắc và đưa lại những nguồn thu nhập đổi đời bất ngờ.

Kỳ đà vân phát triển tốt trong điều kiện chuồng trại tại miền Bắc.

Kỳ đà có nhiều loài, hình dạng giống thằn lằn nhưng to hơn, dài hơn. Một con kỳ đà trưởng thành có thể dài tới 2,5m và nặng tới 7kg. Loài bò sát này vẫn được người dân quen gọi là thằn lằn rắn khổng lồ. Trong tự nhiên, kỳ đà là thành viên tiêu diệt sâu bọ, chuột phá hoại mùa màng. Tuy nhiên, do sức hấp dẫn của các món ăn chế biến từ thịt và trứng kỳ đà cũng như bộ da và đặc biệt là túi mật của nó mà số lượng kỳ đà ngoài tự nhiên hiện nay không còn nhiều vì bị con người săn bắt, khai thác mạnh. Bởi lẽ đó cả 2 loài kỳ đà ở nước ta đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (2000). Do vậy, cần thiết phải có biện pháp thuần dưỡng và nhân nuôi loài bò sát hoang dã này.

Từ năm 2001, một đề tài khoa học cấp nhà nước do GS.TSKH Trần Kiên (ĐHSPHN) chủ trì đã tiến hành theo dõi các đặc điểm sinh thái, sinh học của loài kỳ đà vân (Varanus bengalensis) trong điều kiện nhân nuôi ở miền Bắc. Đây là một bước đi mang tính đột phá bởi chúng thuộc nhóm động vật biến nhiệt, hoạt động nhiều ở nhiệt độ môi trường từ 200C đến 400C nên chỉ phân bố tại các vùng phía nam (từ Quảng Trị tới Cà Mau).

Khi đưa loài này ra miền Bắc nhân nuôi thì trở ngại lớn nhất là làm sao giúp chúng vượt qua được mùa đông giá rét. Vì thế, khi thiết kế chuồng nuôi cần chọn vị trí phù hợp trong không gian xanh và sử dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý như rọi đèn điện, xây hang bằng bêtông để đảm bảo nhiệt độ sống thích hợp cho chúng. Ngoài ra, nuôi giống này cũng chẳng cần quá cầu kỳ, thức ăn chúng ưa thích là nhái, cóc, thịt lợn, trứng chim cút... Trong các tháng trú đông (từ tháng 12 đến tháng 3), nhu cầu sử dụng thức ăn của chúng giảm hẳn. Kỳ đà vân lột xác một lần trong năm vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Sau mỗi lần lột xác tốc độ tăng trưởng của kỳ đà có thể gấp 2 - 3 lần. Trong tự nhiên, kỳ đà đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa được khoảng 15 đến 17 trứng; tuy nhiên chỉ có khoảng 35% số trứng đó có khả năng nở. Tuy nhiên nếu chúng ta hỗ trợ việc ấp trứng nhân tạo trong điều kiện nhiệt độ thích hợp thì tỉ lệ này sẽ tăng cao hơn nhiều.

Có thể nói việc nhân nuôi và chăm sóc kỳ đà vân là khá đơn giản và ai cũng có thể làm được. ông Trần Thanh Tùng - một chủ hộ nuôi kỳ đà vân ở Hải Dương - tâm sự với chúng tôi rằng đây là một nghề một vốn nhiều lời và dễ làm. Trừ mọi chi phí, năm vừa rồi, gia đình ông cũng thu nhập được thêm cả trăm triệu đồng từ việc nuôi kỳ đà vân. Nhu cầu thị trường về loài kỳ đà vân này hiện nay rất cao. Người ta khai thác nhiều sản phẩm từ kỳ đà vân như mật, thịt, da... Về mặt dược liệu, mật kỳ đà ngâm rượu hoặc sấy khô làm thuốc để chữa nhiều bệnh như bệnh động kinh, hen, nhức mỏi xương cốt, kiết lỵ... Việc nhân nuôi thành công loài kỳ đà vân ở miền Bắc sẽ góp phần bảo tồn nguồn gen động vật quý và tạo cơ hội thay đổi cơ cấu vật nuôi nâng cao đời sống cho nhân dân.

ThS Nguyễn Lân Hùng Sơn - GĐ Bảo tàng Sinh vật - ĐH Sư phạm Hà Nội (LĐ, 19/9/2004)

 

Kỹ thuật nuôi kỳ đà

Đặc điểm giống: - Vóc dáng: Kỳ đà thuộc lớp động vật bò sát, hình dáng bên ngoài trông giống như con thạch sùng (thằn lằn) nhưng to và dài hơn, có thể dài đến 2,5 - 3 m, nặng khoảng 10 kg. Đầu hình tam giác nhọn về phía mõm. Mắt có con ngươi thẳng đứng. Có hai chân trước và hai chân sau, mỗi chân có 5 ngón tòe rộng, mặt dưới ngón có các nút bám để con vật dễ leo trèo. Màu sắc của con vật thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để ngụy trang và săn bắt mồi.

- Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Môi trường sống của kỳ đà phong phú và đa dạng. Kỳ đà hoang dã có mặt ở hầu khắp các nước khí hậu nhiệt đới, nhất là những vùng rừng núi và thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá… ban ngày thường ngủ, nghỉ, ban đêm đi kiếm ăn. Kỳ đà thích ẩn mình trong các hang hốc, thích ngâm mình, săn mồi nơi sông suối giống như cá sấu.

Thức ăn của kỳ đà là cóc nhái, gà vịt, tôm cá, thịt động vật loại nhỏ, trong chăn nuôi có thể dùng phụ phẩm để giảm chi phí.

- Sinh trưởng, phát triển và sinh sản: Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột xác (lột da). Sau mỗi lần lột da, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt tốc độ tăng trưởng của kỳ đà có thể tăng lên 2 - 3 lần. Kỳ đà có thể lột da mỗi năm một lần vào khoảng tháng 8 đến tháng 10.

Kỳ đà trưởng thành sau 18 tháng tuổi có thể dài 2,5 m, nặng 7 - 8 kg và bắt đầu đẻ trứng. Trong tự nhiên, kỳ đà đẻ trứng mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15 - 17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con. Nếu chúng ta tổ chức ấp trứng nhân tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tỷ lệ ấp nở có thể đạt 80 - 90%. 

Chọn giống và thả giống:

Chọn giống: Chọn những con to khỏe có kích thước trung bình trở lên.

Cách nhận biết kỳ đà đực, kỳ đà cái bằng cách lật ngửa bụng con kỳ đà để quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt:

- Kỳ đà đực: Gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi và có gờ, khi bóp vào gốc đuôi sẽ thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lòi ra ở lỗ huyệt.

- Kỳ đà cái: Đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, khi bóp vào gốc đuôi không có gai giao cấu lòi ra.

Thả giống: Thả giống vào chuồng lưới hay chuồng xi-măng. Mỗi chuồng thả 1 con đực với 1 con cái hoặc 1 con đực với vài ba con cái.

Chuồng nuôi:

Chuồng nuôi kỳ đà cũng giống như chuồng nuôi cá sấu, có thể là chuồng lưới hay chuồng xi-măng, dài 3 - 4 m, rộng 2 - 3 m, cao 2 - 3 m, xung quanh tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài. Trong chuồng, có thể làm hang bêtông hoặc để sẵn một số ống cống phi 0,1 - 0,2 m, dài trên 4 m, đảm bảo môi trường thích hợp cho kỳ đà ẩn trú, nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng… có hệ thống thoát nước hợp lý khi rửa chuồng hay xịt nước tắm cho kỳ đà. Vốn đầu tư chuồng trại nuôi kỳ đà thấp hơn nuôi cá sấu. Nếu có điều kiện nên trồng cây hay đặt cây cảnh để tạo cảnh quan và để tránh nắng cho kỳ đà.

Thức ăn: Thức ăn của kỳ đà là sâu bọ, côn trùng như cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, cánh cam, nhện, mối, gián, ong, bướm, cóc, ếch nhái, gà vịt, chim chóc hoặc có thể tập cho kỳ đà ăn mồi không cử động như trứng gia cầm, cua, tôm, cá hay thịt, lòng gia súc, gia cầm… Vào lúc chiều tối thả mồi côn trùng, sâu bọ hay chuột vào chuồng cho kỳ đà ăn. Mỗi con kỳ đà ăn khoảng 2 - 3 con chuột hay ếch nhái… là đủ bữa cho cả ngày. Tuy nhiên, trong chuồng nên đặt sẵn máng đựng thức ăn, nước uống cho kỳ đà ăn, uống tự do.

Trong tự nhiên, kỳ đà là thành viên có ích cho con người tiêu diệt chuột, côn trùng và sâu bọ phá hoại mùa màng. Nuôi kỳ đà không những không tốn thức ăn đắt tiền mà còn tiêu diệt được chuột, côn trùng, sâu bọ phá hoại mùa màng.

Chăm sóc nuôi dưỡng: 

Chăm sóc nuôi dưỡng kỳ đà giống như nuôi cá sấu. Kỳ đà vừa là nguồn thực phẩm, vừa là nguồn dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, nhưng hiện nay, trong thiên nhiên loài bò sát này đang ngày càng cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng. Kỳ đà có rất nhiều loài, có loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Chính vì vậy, việc phát triển nghề nuôi kỳ đà tại hộ gia đình là cần thiết và góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vốn đầu tư để chăn nuôi kỳ đà ít và hiệu quả kinh tế cao. Thịt kỳ đà ngon mà không gây cảm giác sợ như thịt cá sấu; mật và lưỡi kỳ đà còn là bài thuốc quý, da kỳ đà với lượng lớn cũng có thể xuất khẩu.

Hiện nay, một số hộ dân ở các tỉnh miền Đông Nam bộ đã bắt đầu nuôi kỳ đà và cho hiệu quả rất khả quan.

Phòng bệnh:

Kỳ đà là động vật hoang dã nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, kỳ đà cũng thường bị một số bệnh như:

- Chấn thương cơ học: Chấn thương nhỏ thì bôi thuốc sát trùng, chấn thương lớn phải khâu. Da kỳ đà có khả năng tái sinh nhanh nên chóng lành.

- Viêm cơ dưới da: Dưới lớp da nổi những mụn nước nhỏ bằng hạt ngô, hạt đậu, kỳ đà biếng ăn, không ăn rồi chết. Dùng thuốc tím rửa chỗ sưng tấy và chích kháng sinh tổng hợp…

- Táo bón: Dùng thuốc tẩy dạng dầu bơm vào lỗ huyệt, có khi phải dùng ngón tay móc phân cục ra. Cho ăn thức ăn nhuận tràng…

- Tiêu chảy: Thường do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng nên kỳ đà có thể bị tiêu chảy. Ta có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng… Để phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các loại thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc…

- Ký sinh trùng đường ruột: Kỳ đà còi cọc, chậm lớn, trong phân có ấu trùng giun, sán. Cần thiết phải xổ sán lãi cho kỳ đà.

- Ký sinh trùng ngoài da: Ve (bét) bám trên da hút máu và truyền bệnh cho kỳ đà. Dùng thuốc sát trùng chuồng trại sạch sẽ…

Phòng bệnh tổng hợp là biện pháp phòng bệnh tốt nhất: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá…

KS. ĐẶNG TỊNH (KHPT, 23/8/2006)

 

Phương pháp nuôi kỳ đà

Tham khảo tài liệu 'phương pháp nuôi kỳ đà', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả Phương pháp nuôi kỳ đà Kỳ đà là động vật hoang dã đang được thuần hóa, nhân nuôi, sức đề kháng cao, có khả năng thích ứng với... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc
Người phản hồi nanguyen@123 ngày Sunday, June 4, 2017 4:04 PM
Con này hiện nay có giá không các anh?

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm thực ở bơm bánh răng
by nhvan226
Bơm chìm nước thải hoạt động như thế nào
by nhvan226
Giá xe Honda Winner X 2024 mới nhất và thông tin màu sắc, phiên bản, TSKT (T03/2024)
by reviewxe12345
Giá xe Honda SH 160i 2024 mới nhất và thông tin màu sắc, phiên bản, TSKT (T03/2024)
by reviewxe12345
Chi tiết phiên bản, màu sắc, thông số, giá xe Honda SH 350i 2024 (T03/2024)
by reviewxe12345
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #43
Chiêu số 43: Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #9
Chiêu số 9: Nên tập nhớ tên khoa học của lan, sau này sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều khi lựa chọn cây lai.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #72
Chiêu số 72: Thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón nhiều phân, tưới nhiều nước là giết cây lan mau lẹ. Đừng bao giờ bón phân khi chậu cây quá khô, cây sẽ bị khựng lại.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #73
Chiêu số 73: Nên tưới nước vào ngày hôm trước hoặc 4-5 giờ trước rồi mới bón phân. Đừng bao giờ tưới bón khi nhiệt độ xuống dưới 50°F (10°C).



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #16
Chiêu số 16: Vào mùa nóng, khô, ta có thể nhúng cả chậu vào nước sạch hoặc (nếu cần) nhúng toàn thân cây lan vào nước khoảng 15 phút. Làm như vậy mỗi tháng ta có thể ngăn ngừa sâu bọ làm ổ và rửa sạch những chất khoáng tồn đọng trong chậu.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #17
Chiêu số 17: Nếu những cây Dendrobium của bạn có vẻ chết thì đừng có liệng chúng đi. Hãy trút cây ra khỏi chậu và để nơi mát với ánh sáng vừa phải. Đôi khi (và chỉ hy vọng), cây con "kei ki" sẽ mọc ra ở chỗ thân khô.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #56
Chiêu số 56: Giữ cho hoa lan khỏi bị gió lùa. Đừng để cho hơi lạnh hay hơi nóng thổi vào cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #6
Chiêu số 6: Mỗi vườn, mỗi vùng có tiểu khí hậu khác nhau, cho nên việc thay đổi cách trồng và tưới theo vườn người khác nên cân nhắc cẩn trọng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #13
Chiêu số 13: Cây lan có đốm, chấm hay sọc đen, nâu chưa chắc là đã bị vi rút, nhiểm trùng hay nấm nếu cây non vẫn xanh tốt.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #68
Chiêu số 68: Hãy coi hoa lan như con vật cưng (pet) nuôi trong nhà và cho ăn cùng với nước uống. Được vậy cây lan sẽ hoan hỉ lắm.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT