Dùng bả diệt kiến hôi trên quả thanh long, hiệu quả cao

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Dùng bả diệt kiến hôi trên quả thanh long, hiệu quả cao

Dùng bả diệt kiến hôi trên quả thanh long, hiệu quả cao

Ông Nguyễn Văn Thinh, Phó phòng Nông nghiệp huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) cho biết, nông dân xã Quơn Long có sáng kiến dùng bả diệt kiến hôi trên quả thanh long, hiệu quả rất cao.^ Sáng kiến này được thử nghiệm trên diện tích 50 ha thanh long, từ cuối tháng 4/2008 đến nay.

Bả diệt diệt kiến hôi được làm bằng cơm dừa và mỡ lợn xào thơm trộn thêm chút đường cát và thuốc trừ sâu Regent (hoặc dùng bánh mì chiên mỡ, ngâm dung dịch 2 gram thuốc Regent và 1 lít nước đường). Bả được cho vào các túi vải nhỏ, mỗi túi sử dụng cho một trụ thanh long, tránh ánh nắng mặt trời và mưa. Cách làm này đã diệt được kiến hôi trên vườn nhưng không gây hại cho quả thanh long; đồng thời, góp phần hạn chế lượng thuốc hoá học phun xịt trên vườn thanh long, chi phí thấp và an toàn cho người tiêu dùng.

Được biết, quả và cành thanh long khi còn non là đối tượng hấp dẫn của kiến hôi, khoảng từ 8 - 9 giờ sáng là thời điểm kiến hôi tấn công mạnh nhất. Những quả thanh long bị kiến hôi tấn công, khi lớn mẫu mã quả rất xấu, do các vết cắn khi quả còn nhỏ sẽ trở thành các vết sẹo trên vỏ. Đây là "vấn nạn" trong sản xuất thanh long, vì khi quả bị các nốt sần do kiến hôi xâm hại giá bán rất thấp. Trước đây, khi diệt kiết hôi, nông dân thường sử dụng thuốc hoá học tràn lan, dẫn đến hậu quả thanh long huyện Chợ Gạo bị dư lượng hoá chất cấm sử dụng, gây mất an toàn cho người tiêu dùng, không xuất khẩu được. Gần đây, nông dân huyện Chợ Gạo sử dụng thuốc tự chế, hiệu quả diệt kiến hôi cao, hầu như không tốn kém và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của quả thanh long; phù hợp với sản xuất quả thanh long theo hướng thực phẩm an toàn (GAP).

Thạc sĩ Trần Thanh Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang nói, đây là sáng kiến của nông dân, thích nghi với điều kiện giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao như hiện nay. Ngoài ra, phương thức này rẻ tiền nhưng hiệu quả cao, nên hướng dẫn cho nông dân áp dụng đại trà. Hiện huyện Chợ Gạo đang đúc kết mô hình diệt kiến hôi ở xã Quơn Long (có diện tích 700 ha, lớn nhất huyện) để khẩn trương nhân nhanh toàn huyện. Được biết, thanh long trồng tập trung ở các xã Quơn Long, Thanh Bình, Tân Thuận Bình, Đăng Hưng Phước, Mỹ Tịnh An… huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) với khoảng 2.200 ha ruột trắng, ngon, được ưa chuộng trên thị trường, nhất là xuất khẩu./.

Agroviet, 02/6/2008

www.vietlinh.vn

 

Bả diệt kiến tự chế trong sản xuất thanh long

Kiến là một trong số các đối tượng nguy hại nhất, làm giảm chất lượng trái thanh long thương phẩm, giảm đáng kể thu nhập của nhà vườn. Hiện nay nhiều nông dân trồng thanh long ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang sử dụng bã diệt kiến tự chế đem lại hiệu quả cao trong diệt kiến mà không gây hại cho người tiêu dùng và môi trường.

8 - 9 giờ sáng thường là khoảng thời gian kiến tấn công cành non và trái non nhiều nhất. Mẫu mã trái sẽ rất xấu nếu các vết cắn khi trái còn nhỏ trở thành các vết sần trên vỏ trái trưởng thành. Trái sần bị xếp vào loại trái giạt, giá bán rất thấp. Để khắc phục, nông dân thường sử dụng hóa chất phun xịt lên cây, nhưng hiệu quả diệt kiến không cao lại gây mất an toàn cho trái. Có một thời, người ta dùng cám rang trộn thuốc diệt kiến, nhử cho kiến ăn, bằng cách này cũng diệt được kiến khá hiệu quả nhưng do bột cám rơi rớt nên không diệt kiến triệt để.

Gần đây, nhiều nông dân sử dụng bã diệt kiến tự chế theo cách làm mới đạt hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến chất lượng trái, phù hợp với sản xuất theo hướng GAP. Ông Huỳnh Hồng Ửng, chủ nhiệm HTX thanh long Chợ Gạo, đã sử dụng bã tự chế bao gồm cơm dừa nạo, mỡ heo, đường, trộn thuốc Regent; bã kiến được gói vào các túi vải nhỏ, mỗi túi dùng cho một trụ thanh long, để vào chỗ kín trên cây, tránh nắng và mưa. Ông Huỳnh Văn Quang ở HTX thanh long Chợ Gạo thì sử dụng bánh mì chiên mỡ, ngâm trong dung dịch Regent (2 gram thuốc trong 1 lít nước đường), đem nhét vào chỗ kín trên cây, tránh nắng và mưa, mỗi mẩu bánh dùng cho một trụ, mỗi năm làm 2 lần. Cách làm trên (kiến bị thu hút và ăn bã diệt kiến) diệt được hầu hết kiến trên vườn.

Bã diệt kiến trên đây đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao, chi phí thấp và an toàn cho người tiêu dùng.

ThS. Đoàn Hữu Tiến (KHPT, 09/5/2008)

www.vietlinh.vn

 

Bẫy kiến hại thanh long

Nhiều năm qua, nhà vườn trồng thanh long không chỉ đau đầu vì bệnh thán thư (đồng tiền) mà còn phải chịu thêm nạn kiến cắn và đục khoét làm hư hại trái thanh long. Tuy nhiên, hiện các nhà vườn ở Tiền Giang đã chế ra loại bẫy kiến độc chiêu giúp tiêu diệt kiến rất hiệu quả…

Vùng chuyên canh thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang) thời điểm này đang vào cuối vụ thuận. Tuy vậy, nhiều nhà vườn ở đây vẫn đang phải tiếp tục đặt bẫy kiến nhằm giữ cho trái thanh long không bị đàn kiến kéo vào cắn và đục khoét làm hư hại trái. Chúng tôi tìm đến nhà ông Huỳnh Hồng Ửng, Chủ nhiệm HTX thanh long Chợ Gạo, lúc này vợ chồng ông Ửng cũng đang mải mê đặt bẫy kiến trong vườn nhà mình. Ông Ửng tâm sự: Thời điểm những năm 1989 - 1990 chưa thấy kiến đen, mới chỉ có kiến lửa, chúng kéo từng đàn vào tàn phá trực tiếp trên trái thanh long, khiến bà con chỉ còn biết dùng thuốc sâu phun diệt kiến. Sau đó kiến lửa gần như bị "tuyệt chủng", nhưng lại xuất hiện nạn kiến đen, chúng ùn ùn kéo đến tấn công trực tiếp trên trái thanh long gây thiệt hại lớn cho nhà vườn.

Theo mô tả của các nhà vườn, loại kiến đen (hay còn gọi là kiến hôi) này chúng cắn và đục khoét làm hư hại hom giống, đọt nhánh, các cành non, cắn mất tai lá trên trái, cắn gây tổn thương vỏ trái. Nguy hại hơn chúng còn cắn phá nụ hoa, trái non; đồng thời còn là tác nhân góp phần lan truyền bệnh thán thư trên trái thanh long. Nên để phòng trị hiệu quả bệnh thán thư trên trái thanh long thì buộc nhà vườn phải lo diệt kiến trước. Đáng lo ngại, nhiều người dân vẫn còn sử dụng thuốc sâu phun diệt kiến làm ảnh hưởng đến môi trường và ô nhiễm cả cho người và cây, không mang lại hiệu quả kinh tế.

Từ năm 2003, từ điều kiện thực tế, các nhà vườn nghiên cứu và chế ra bẫy kiến. Cách làm bẫy kiến của gia đình ông Ửng là dùng cơm dừa khô, cám heo trộn với đường, thuốc Regent và cho thêm ít mỡ heo. Sau đó cuộn vào vải nhỏ đem nhét vào các hốc kẽ nhánh cây thanh long nhằm dụ kiến vào ăn không đi cắn trái nữa, rồi chúng sẽ chết. Theo ông Ửng, bằng cách này mỗi năm chỉ cần đặt 2 lần bẫy thì sẽ tiêu diệt được sạch kiến rất hiệu quả. Còn cách bẫy diệt kiến hôi thông thường hiện nay của nhiều bà con khác cũng làm bằng cơm dừa và mỡ heo xào thơm trộn thêm chút đường và thuốc trừ sâu Regent (hoặc dùng bánh mì chiên mỡ, ngâm dung dịch gồm 2 gram thuốc Regent và 1 lít nước đường). Sau đó đựng bẫy vào các túi vải nhỏ, mỗi túi sử dụng cho một trụ thanh long, tránh ánh nắng mặt trời và mưa. Những cách làm này đã giúp diệt được kiến hôi trên vườn lại không gây hại cho quả thanh long, hơn nữa hạn chế lượng thuốc hoá học phun xịt trên vườn thanh long, chi phí thấp và an toàn cho người tiêu dùng.

Quả và cành thanh long khi còn non là đối tượng hấp dẫn của kiến hôi, chúng thường tấn công mạnh nhất vào khoảng từ 8 - 9 giờ sáng. Những quả thanh long bị kiến hôi tấn công, khi lớn mẫu mã quả rất xấu (người dân địa phương gọi là trái ghẻ lở) do các vết kiến cắn tạo thành các vết sẹo trên vỏ. Đây là một trong những "vấn nạn" trong sản xuất thanh long, giá bán cũng rất thấp và thường bị thương lái chê. Vậy nên việc đặt bẫy kiến được các nhà vườn thanh long cho là sáng kiến hữu hiệu. Theo kinh nghiệm của ông Huỳnh Hồng Ửng, trước đây khi diệt kiến, bà con thường sử dụng thuốc hoá học tràn lan, dẫn đến hậu quả thanh long bị dư lượng hoá chất, mất an toàn cho người tiêu dùng, không xuất khẩu được. Nhưng với loại bẫy kiến này vừa rẻ tiền lại hiệu quả cao, cần phổ biến rộng rãi cho các nhà vườn áp dụng đại trà. Hiện nay huyện Chợ Gạo đang cho thử nghiệm thêm mô hình diệt kiến hôi ở xã Quơn Long (có diện tích 700 ha, lớn nhất huyện) để khẩn trương nhân rộng trên toàn địa bàn.

Agroviet, 27/6/2008

www.vietlinh.vn

 

Dùng Bả Diệt Kiến Hôi Trên Quả Thanh Long, Hiệu Quả Cao

Ông Nguyễn Văn Thinh, Phó phòng Nông nghiệp huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) cho biết, nông dân xã Quơn Long có sáng kiến dùng bả diệt kiến hôi trên quả thanh long, hiệu quả rất cao.^ Sáng kiến này được thử nghiệm trên diện tích 50 ha thanh long, từ cuối tháng 4/2008 đến nay. Bả diệt diệt kiến... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #6
Chiêu số 6: Mỗi vườn, mỗi vùng có tiểu khí hậu khác nhau, cho nên việc thay đổi cách trồng và tưới theo vườn người khác nên cân nhắc cẩn trọng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #38
Chiêu số 38: Lợi dụng sự giảm giá, hãy mua những cây lan hoa đã tàn, ta sẽ có những cây Hồ-Điệp khác nhau. Suốt năm bạn có đủ bông hoa đẹp khoe sắc.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #71
Chiêu số 71: Tránh rễ bị úng nước trong chậu lớn bằng cách đặt 1 chậu nhỏ ngược đầu vào trong chậu lớn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #18
Chiêu số 18: Đa số cây hoa lan thích ánh nắng ấm áp buổi sáng cho đến chín giờ. Lưu ý điểm này khi bạn định chọn một nơi trồng lan.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #9
Chiêu số 9: Nên tập nhớ tên khoa học của lan, sau này sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều khi lựa chọn cây lai.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #41
Chiêu số 41: Chia lan với hai hay nhiều củ mầm cộng với bộ rễ hoàn hảo sẽ làm cho cây sống dễ dàng hơn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #74
Chiêu số 74: Nên nhớ chỉ bón ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước (4 lít). Nên áp dụng câu Weekly và Weekly, nghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #10
Chiêu số 10: Cây lan có thể xuống giá rất nhanh. Hiện tại mong muốn sở hữu độc quyền một cây lai rất khó vì công nghệ nuôi cấy lan bây giờ phát triển quá nhanh.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #13
Chiêu số 13: Cây lan có đốm, chấm hay sọc đen, nâu chưa chắc là đã bị vi rút, nhiểm trùng hay nấm nếu cây non vẫn xanh tốt.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #71
Chiêu số 71: Tránh rễ bị úng nước trong chậu lớn bằng cách đặt 1 chậu nhỏ ngược đầu vào trong chậu lớn.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT