Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng (Ctenopharyngodon idellus)

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng (Ctenopharyngodon idellus)

Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng (Ctenopharyngodon idellus)

I. Nuôi ao:

1. Tẩy dọn ao:

- Tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn nếu lượng bùn quá nhiều. Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 đến 10 kg vôi bột cho 100 mét vuông đáy ao.

- Sau tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 - 30 kg phân chuồng và 50 kg lá xanh cho 100 mét vuông (loại lá cây thân mềm để làm phân xanh). Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó thành các bó nhỏ từ 5 đến 7 kg dìm ở góc ao.

- Lấy nước vào ao ngập từ 0,3 - 0,4 mét, ngâm 5 đến 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1 mét. Cần phải lọc nước vào ao bằng đăng hoặc lưới đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập.

Cá trắm cỏ sống ở tầng nước giữa, thức ăn chính là cây xanh như cỏ thân mềm, rau, bèo dâu, bèo tấm, lá chuối, lá sắn, cây chuối non băm nhỏ, rong, thân cây ngô non , cá trắm cỏ cũng ăn các loại bột ngô, khoai, sắn, cám gạo. Cá nuôi sau 10 - 12 tháng đạt trọng lượng từ 0,8 - 1,5 kg/con (trung bình 1 kg mỗi con).

2. Thả cá giống

- Có 2 thời kỳ thả cá giống :

Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3;

Vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9. - Cần thả cá giống lớn, khoẻ mạnh, không sây xát, không có bệnh.

- Mật độ thả từ 1 - 2 con cho 1 mét vuông. Cỡ cá thả 8-10cm 3. Quản lý - chăm sóc ao

Thức ăn: Thức ăn xanh gồm : các loại cỏ, rong, bèo tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn nên cho cá ăn đủ hàng ngày. Sau khi cá ăn cần vớt bỏ các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được. Cho cá ăn thêm cám gạo, cám ngô... Cứ 100 con cho ăn từ 2 đến 3 kg thức ăn xanh, sau tăng dần theo sự lớn lên của cá bằng cách theo dõi hằng ngày.

Muốn tăng trọng 1kg thịt cá trắm cỏ cần từ 30-40kg thức ăn xanh như: rong, cỏ, bèo...Với cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng lượng thân; với rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.

Quản lý ao:

- Theo dõi thường xuyên bờ ao, cống thoát nước, xem mực nước ao vào các buổi sáng.

- Vào sáng sớm theo dõi xem cá có bị nổi đầu vì ngạt thở không, cá có nổi đầu kéo dài không. Nếu có, tạm dừng cho ăn và thêm nước vào ao.

- Khi thấy cá bị bệnh hoặc chết rải rác cần hỏi cán bộ kỹ thuật hoặc khuyến ngư để biết cách xử lý.

4. Thu hoạch

- Sau 5 đến 6 tháng nuôi có thể đánh tỉa số cá lớn để ăn hoặc bán và thả bù cá giống để tăng năng suất nuôi. Phải ghi lại số lượng cá đã thu và thả lại sau mỗi lần đánh tỉa (ghi cả số con và số kg cá).

- Cuối năm thu toàn bộ cá (có thể chọn những cá nhỏ giữ lại làm giống cho vụ nuôi sau). Sau khi thu hoạch toàn bộ phải ghi lại sản lượng cá thu được (bao gồm cả cá đánh tỉa và cá thu cuối năm) nhằm sơ bộ hạch toán trong quá trình nuôi để có cơ sở cho đầu tư tiếp ở vụ nuôi sau.

II. Nuôi ở lồng bè trên sông, hồ:

Lồng có dạng hình khối chữ nhật hoặc mùng, kích thước dài x rộng x cao: Kích thước phổ biến hiện nay là: 3m x 2m x 1,7m hoặc 4m x 3m x 1,7m - Lồng làm bằng tre hóp cả cây, gỗ hoặc nhựa composite. Hai đầu để khe hở từ 0,5 - 1 cm để nước lưu thông dễ dàng, hai mặt bên và đáy thường bằng ván gỗ khít không để lọt thức ăn.

+ Do nuôi ở sông nên tốc độ dòng chảy 0,2 - 0,3 m/giây. Đặt mỗi cụm 20 lồng, các cụm cách nhau 150 - 200 m. + Nuôi ở hồ chứa nước lưu thông 0,1 - 0,2 m/giây. Nuôi cụm 15 lồng, các cụm đặt cách nhau 200 - 300 m.

Trước khi thả cá giống vào nuôi, lồng bè phải được cải tạo, vệ sinh. - Đối với lồng bè phải cọ rửa sạch, phơi khô và dùng nước vôi hoặc Clorua vôi phun đều toàn bộ lồng nuôi cá. Sau đó phơi khô 1 - 2 ngày, cọ rửa sạch và hạ thuỷ. Lồng đặt ngặp nước 1,2 - 1,5 m, cách đáy 3 - 4 m. 1/ Tiêu chuẩn cá giống, mật độ nuôi - Tiêu chuẩn cá giống:

+ Ngoại hình cân đối, không dị hình, vây, vẩy hoàn chỉnh, cỡ đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn. + Không có dấu hiệu bệnh lý. + Kích cỡ cá 8-10cm.

- Mật độ nuôi:

+ Nuôi trong lồng bè 70 - 80 con/m3 . Cá có trọng lượng lớn hơn thì 30-50 con/m3. 

- Trước khi thả cá xuống ao, cá giống được khử trùng bằng ngâm tắm trong nước muối 3% từ 10 - 15 phút.

- Thời vụ nuôi: ở miền Bắc bắt đầu từ tháng 4, ở miền Nam có thể nuôi quanh năm.

2. Thức ăn và chế độ cho ăn :

Thức ăn xanh: cỏ, rong, bèo, lá ngô, sắn....Với cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng lượng thân; với rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.

3. Chăm sóc cá nuôi

- Theo dõi hoạt động của cá: Thường xuyên kiểm tra hoạt động của cá, nếu thấy cá bơi lội khác thường phải vớt lên kiểm tra. Nếu nổi đầu do thiếu ôxy phải kéo lồng ra xa khu vực môi trường ô nhiễm.

Có thể tăng cường khuấy sục khí làm tăng lượng ôxy hòa tan. Kiểm tra sàn ăn để xác định khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh thức ăn. cứ 3 ngày vệ sinh lồng cá 1 lần và kiểm tra lồng.

4. Phòng trị bệnh cho cá nuôi: một số bệnh: Nấm thuỷ mi, trùng bánh xe, trùng quả dưa, sán lá đơn chủ. Mỗi loại bệnh có triệu chứng và bệnh lý riêng, cần thường xuyên theo dõi biểu hiện của cá để phòng trị. Để chủ động phòng ngừa bệnh cho cá nuôi, trong quá trình nuôi nên tiến hành dùng vôi để cải tạo môi trường.

+ Đối với vôi: Đựng trong bao treo ở đầu nguồn nước, cách mặt nước khỏang 1/2 độ sâu của nước trong lồng. Liều lượng 3-4kg vôi cho 10m3 nước trong lồng.

+ Sulphat đồng (CuSO4) phòng ký sinh đơn bào, liều lượng 50g/10m3 nước, tuần 2 lần. Không dùng thuốc, hoá chất kháng sinh đã cấm sử dụng.

Việt Linh tổng hợp từ một số chuyên đề nuôi cá trắm cỏ

 

Kinh nghiệm nuôi cá trắm cỏ

Mục đích: Nuôi cá nâng cao thu nhập cải thiện đời sống gia đình.

Bước 1: Chuẩn bị ao: - Đắp bờ, cày bừa và phơi đáy ao 5 - 7 ngay để cho mặt ao thật khô, sau đó tẩy rửa ao bằng vôi bột và bón phân chuồng và cho nước vào Bước 2: Chọn cá:

- Chọn những con khỏe, đẹp, to đều nhau và không mắc bệnh gì.

- Mật độ thả: Cá trắm 2.000 con / 1000m2

Bước 3: Chăm sóc:

- Với cá trắm trung bình một ngày cắt 50 kg cỏ cho ăn ( không được thiếu ngày nào ), ngoài ra mỗi ngày cho thêm một gánh phân trâu vào trong ao, trung bình 1 tháng cắt 1 - 2 gánh phân xanh bó thành bó đóng cọc ngâm trong ao đến khi lá phân xanh rụng hết thì vớt thân phân xanh ra khỏi ao. Vì trong ao có cá trắm nên chú y cho nước ra vào đều đặn. - Hàng tháng bón thêm phân đạm, lân và vôi cho ao

Bước 4: Thu hoạch:

- Nuôi được 1 năm thì tát cạn ao thu họach

Tính trung bình Cá trắm ( còn 70% ), 1.400 con x 0.4 kg/con x12.000 đ/kg = 6.720.000 đồng

- Tổng thu: 6.720.000 đồng

Tổng chi phí:

Stt Chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng ) Thành tiền
1 Cá Trắm Con 2.000 500 1.000.000
2 Phân đạm Kg 120 2.500 300.000
3 Phân lân Kg 180 1.000 180.000
4 Vôi Kg 500 500 250.000
5 Tổng chi

 

 

 

1.630.000

Chưa kể công chăm sóc vì tận dụng lao động nhàn  rỗi trong gia đình

Hoạch toán thu - chi: 6.720.000 - 1.630.000 = 5.090.000 đồng 

Theo TTKHTS

 

Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng (Ctenopharyngodon idellus)

.I. Nuôi ao: 1. Tẩy dọn ao: - Tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn nếu lượng bùn quá nhiều. Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 đến 10 kg vôi bột cho 100 mét vuông đáy ao. - Sau tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc
Người phản hồi voimienbac ngày Monday, February 9, 2015 8:52 AM
Công ty Cổ phần Vôi Miền Bắc
Chuyên sản xuất và cung cấp các loại vôi nung dạng cục, nghiền thành bột đóng bao cao cấp phục vụ ngành nuôi trồng thủy sản. Xử lí môi trường đất, môi trường nước nhiễm phèn, nhiễm khuẩn hiệu quả nhanh và triệt để.

1/ Vôi thủy sản bao gồm các loại:
+) Vôi đá cục đóng bao xi măng hoặc giấy dầu 30kg/ 1 bao. Vôi cục trắng, đạt 90% CaO, độ PH = 12.7
Đây là sản phẩm chất lượng số 1 với tốc độ diệt khuẩn hạ phèn cực nhanh và hiệu quả, tuy nhiên do tác dụng mạnh với nước tỏa ra lượng nhiệt lớn nên việc sử dụng, bảo quản và vận chuyển phải hết sức cẩn thận.

+) Vôi Đá Xay Nóng ( dạng bột mịn ) đóng 30kg/ bao. Đây là sản phẩm phổ biến nhất trong xử lí môi trường nước nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay tại Việt Nam. Với hàm lượng CaO đạt 75%, đây là loại vôi nghiền cao cấp và cực kì hiệu quả trong diệt khuẩn và nâng PH, nâng kiềm cho ao. Vôi Miền Bắc là sản phẩm số 1 hiện nay tại Việt Nam, rất được các Tổng công ty thủy sản và đại lí lớn và bà con tin dùng.

+) Bột Super Calci Maxx ( Chứa 90-95% CaCO3) dạng bột mịn màu trắng, rất tốt cho con tôm nhờ hàm lượng Canxi cao giúp con tôm cứng vỏ, nhanh lột xác, bổ sung lượng khoáng cần thiết và có tính năng ổn định độ PH môi trường nước. Super Calci Maxx của công ty CP VÔI MIỀN BẮC là sản phẩm được tin dùng nhờ hiệu quả cao.

+) Bột Dolomite ( thành phần gồm MgCO3 và CaCO3), đây là sản phẩm giúp môi trường nước đạt màu phù hợp với tôm thẻ chân trắng, tạo điều kiện phù hợp cho tảo phát triển cung cấp oxy cho tôm, ngoài ra Dolomite của Vôi Miền Bắc với hàm lượng Mg cao giúp chống co cơ ở tôm, hỗ trợ giải phóng khí độc đáy ao. Rất hữu ích cho tôm thẻ phát triển nhanh và khỏe.

2/ Vôi củ nguyên chất xử lí nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp, khử trùng trang trại, dùng trong ngành luyện thép, mía đường. Dùng cho ngành hóa chất. Đây là sản phẩm chất lượng cao, đạt 90-93% CaO.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Vôi Miền Bắc để có sản phẩm tốt nhất và yên tâm nhất !
Website: voimienbac.com.vn
Email: info.voimienbac@gmail.com / voimienbac@gmail.com
ĐT: 0936175511
Người phản hồi hưng ngày Wednesday, April 19, 2017 4:47 PM
hay

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
Top các mẫu nhẫn cưới hình trái tim - Tình yêu hạnh phúc và lãng mạn
by duyhung112345
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #43
Chiêu số 43: Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #61
Chiêu số 61: Hãy đặt cây lan ở nơi làm sao cho ta có thể ngắm được hoàn toàn đoá hoa rực rỡ. Khi hoa tàn hãy mang ra chỗ khác.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #57
Chiêu số 57: Luôn luôn phải thử môi trường xung quanh khi quyết định đặt cây lan ở cây lan chỗ nào. Nếu buổi sáng chỗ ấy có mặt trời chiếu vào thì ta phải ở ngay chỗ đó để thử sức nắng và quyết định xem loại Hoa lan nào thích hợp với ánh nắng đó, ví dụ với lan Dendrobium Úc hay với lan Laelias.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #86
Chiêu số 86: Đừng bao giờ thấy cây lan có hoa đẹp mà vội vã mua ngay. Trước khi mua cần phải tìm hiểu nó có thích hợp với điều kiện khí hậu, môi trường nơi mà bạn dự định trồng hay không?



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #8
Chiêu số 8: Mua lan nên thấy hoa, khi mình thích hoa đó rồi thì giá nào cũng có thể mua miễn đừng quá mắc, không nên mua lan theo nghe nói hoặc theo sở thích người khác.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #82
Chiêu số 82: Khi tưới phải đợi cho khô rồi mới tưới và tưới cho thật đẫm, hoặc tưới đi rồi tưới lại.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #82
Chiêu số 82: Khi tưới phải đợi cho khô rồi mới tưới và tưới cho thật đẫm, hoặc tưới đi rồi tưới lại.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #22
Chiêu số 22: Ở những vùng ấm áp, cố gắng gắn lan lên những cây trong vườn. Khi có hoa nhìn tự nhiên hơn là trồng trong chậu.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #29
Chiêu số 29: Khi vo gạo, bạn hãy giữ nước gạo lại và phun nhẹ cho lan. Làm như vậy coi như bạn đang tưới cho cây sinh tố B1, hữu hiệu chẳng khác nào Superthrive. Nhưng đừng dùng khi nước vo gạo đã chua.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #15
Chiêu số 15: Bạn có thể ngắm đã con mắt hoa của những cây đơn thân nếu trồng chúng chung với nhau trong một chậu lớn thay vì trồng riêng mỗi cây vào một chậu nhỏ.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT