Thí nghiệm nuôi sản lượng cao tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) trong ao nước ngọt
|
|
Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc,
ngày 7/29/2013,
trong mục "
TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Thí nghiệm nuôi sản lượng cao tôm thẻ chân
trắng (Penaeus vannamei) trong ao nước ngọt
Thí nghiệm nuôi sản lượng cao tôm thẻ chân
trắng (Penaeus vannamei) trong ao nước ngọt
Tôm
thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đã được đưa vào nuôi thử
nghiệm trong ao nước ngọt trong thời gian từ tháng 6 - 9/2001
tại trại nuôi cá chình ở thị trấn Bạch Ðường, khu Hàn
Giang, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Dưới đây là kỹ thuật và các
kết quả nghiên cứu nuôi thử nghiệm chúng tôi giới thiệu để
bạn đọc tham khảo.
1.
Ðiều kiện ao và nguồn nước
Chọn
6 ao, bờ gạch nền, đáy bùn cát, giữa ao có chỗ đáy trũng thoát
gọi là hõm thoát bẩn, dùng ống ngầm dẫn tới mương thoát nước
bên ngoài ao, bốn xung quanh ao nghiêng về phía hõm thoát bẩn để
tiện thoát bẩn, mỗi ao nuôi diện tích là 0,05 hm2ưư, ao sâu
1,4m, ở cửa cấp nước bố trí lưới lọc 80 mắt, phòng địch
hại tôm vào ao. Mỗi ao phải chuẩn bị hai máy sục khí 0,75kw.
Làm
sạch ao bằng cách dùng vôi sống 3.000kg/hm2(hm = 100m) hoà với nước
rải khắp ao để tiêu độc, giết chết các loài cá tạp dữ và
những sinh vật địch hại khác, sau đó phơi nắng nửa tháng
rồi cho nước vào ao ở mức 60 cm, giữ độ mặn nước khoảng
10/00 .
2.
Ðiều tiết chất nước, tạo thức ăn cơ sở
Bón
phân toàn ao với nitơrat amônium (NH4NO3 19,5 kg/hm2, supephốtphát 9
kg/hm2, hai ngày làm một lần, sau đó bón đuổi phân. Sau 10 ngày,
màu nước trở thành màu vàng chanh, độ chiếu sáng 25 35 cm.
3.
Chuẩn bị giống
Trước
20 ngày thả giống, đặt tôm giống vào nuớc ao của trại nuôi
vỗ giống có độ mặn khoảng 10/00, yêu cầu trước khi đưa
giống vào khoảng 10 ngày từng bước làm ngọt hoá, giữ độ
mặn không thay đổi. Thời gian ngọt hoá, thân tôm khoẻ, nhanh
nhẹn, không bệnh, không bị tổn thương bên ngoài.
4.
Thả giống
Giống
tôm được ngọt hoá bước đầu chứa trong túi nilông bơm oxy và
để ở trong thùng xốp hình chữ nhật, sau khi chở đến trại,
trước khi thả nhẹ cả túi vào trong ao nửa giờ đồng hồ, để
thích ứng với nhiệt độ nước rồi mới mở túi. Trước khi
thả tôm vào ao, cho tôm tắm 10 phút trong dung dịch iốt 20 mg/l,
để riêng 200 con cho vào túi lưới sợi nilông 80 mắt để tiện
theo dõi tình hình sinh trưởng của tôm.
Tình
hình thả giống cụ thể như sau:
Nhóm
tổ |
Số
liệu ao |
Diện
tích (hm2) |
Giống thả |
Số lượng thực thả (con) |
Mật độ (vạn con/ hm2) |
I |
1 |
0.05 |
4 |
80 |
I |
2 |
0.05 |
4 |
80 |
II |
3 |
0.05 |
4 |
80 |
II |
4 |
0.05 |
4 |
80 |
III |
5 |
0.05 |
4 |
80 |
III |
6 |
0.05 |
4 |
80 |
5.
Sự quản lý hàng ngày
5.1. Khống chế chất nước
Trong tuần đầu thả giống phải giữ mực nước ao khoảng 60 cm,
trong vòng ngày đầu giữ độ mặn của nước ao ổn định, sau
đó cấp thêm nước dần dần từng bước để làm ngọt hoá. Ðồng
thời theo độ lớn của tôm, tăng nhiệt độ, từng bước cấp
thêm nước cho mức nước cao 1,2 m. Sau 50 ngày, mỗi ngày thay nước
từ 5 20 cm cho đến khi thu hoạch, lượng nước thay hằng ngày
theo nguyên tắc giữ nước ổn định ở màu vàng chanh hoặc màu
nâu nhạt, độ chiếu sáng là 25 30 cm, cứ 15 ngày cho một lần vôi
sống 20 mg/l để ổn định độ pH và bổ sung canxi, nhiệt độ
nước 21 - 330C, pH = 7,4 ~ 8,6, oxy hoà tan 5 mg/l, amônium - nitơ <
0,50 mg/l.
5.2.
Cho ăn
Trong
20 ngày thả giống cần chú ý bồi dưỡng nước, sinh vật phù
du trong ao tương đối phong phú thì không phải cho ăn, chỉ bổ
sung một số luân trùng, thịt vẹm Sau 20 ngày cho tôm ăn thức ăn
tổng hợp, mỗi ao bố trí hai sàn thức ăn bằng lưới nilông 80
x 80 cm để tiện kiểm tra tình hình tôm ăn và sinh trưởng của
chúng, thức ăn tổng hợp mỗi ngày cho vào lúc 6.00 giờ, 17.00
giờ, 22.00 giờ. Năm ngày đầu rải đều thức ăn toàn ao,
những ngày sau cho ăn ra bốn xung quanh ao. Lượng thức ăn tăng
giảm tuỳ theo khả năng ăn của tôm và tình hình thay đổi của
môi trường nước. Theo dõi thời gian ăn ở 3 thời điểm : đầu,
giữa và cuối. Cứ vào khoảng nửa tháng cho dùng loại pôlyvitamin
30/00 - 50/00 và bột xương trong 3 ngày, và ở mặt ngoài của viên
thức ăn tẩm một lớp dầu đậu tương tương hoặc dầu lạc
để phòng thuốc bị hoà tan.
5.3.
Kiểm tra thường xuyên
Hằng
ngày, sáng, trưa, chiều phải đi tuần ao một lần, định kỳ
kiểm tra độ mặn của nước ao, oxy hoà tan, chỉ số pH và làm
tốt việc ghi chép quản lý hàng ngày, cứ 15 ngày kiểm tra
chiều dài tôm, cân nặng của tôm một lần, phát hiện những đột
biến để kịp thời xử lý. Nếu phát hiện nổi đầu phải
lập tức thay nước mới hoặc chạy máy tăng oxy. Cần kiểm tra
túi lưới lọc ở cửa cấp nước thường xuyên để tránh bị
rách, đề phòng cá tạp vào ao. Trong 35 ngày nuôi lưu lý tăng cường
lượng oxy trong nước đầy đủ ( 5 mg/l), nhất là trong những ngày
râm trời, thời tiết oi bức, càng phải kéo dài thời gian chạy
máy sục khí để phòng tránh tôm nổi đầu.
5.4.
Phòng trừ bệnh
Theo
dõi nước hằng ngày, kiểm tra tình hình hoạt động và sức
khoẻ của tôm, cứ mỗi 6 10 ngày rải vôi sống 15 20 mg/l, clorin
giàu 0,2 mg/l, clorin điôxit 0,3 0,8 mg/l, thuốc sát trùng 0,8 x 10
mg/l, iốt 0.5 x 10 1,0 mg/l để tiêu độc
6.
Kết quả thí nghiệm
Giống
tôm thả có chiều dài bình quân 0,8 cm, nuôi sau 135 ngày thu được
hiệu quả tương đối tốt, sản lượng từ 7.200 11.034 kg/hm2
tỷ lệ sống 63 80%, quy cách thương phẩm 58 70 con/kg, lợi nhuận
3.840 7.724 vạn tệ/hm2, tỷ lệ đầu vào đầu ra là 1 : 1,50 á1:
1,78. Xem bảng dưới đây:
Nhóm tổ |
Số
liệu ao |
Lượng
thức ăn (kg) |
Ðầu
vào (tệ) |
Kết
quả |
Lợi
nhuận (vạn tệ/hm2) |
Tỷ
lệ đầu vào, đầu ra |
Tổng
trọng lượng |
Quy
cách (con/kg) |
Sản
lượng (kg/hm2) |
Giá
trị sản lượng (tệ) |
I
I
II
II
III
III |
1
2
3
4
5
6 |
783,4
734,6
797,1
715,2
582,4
547,2 |
4.965
4.713
4.567
4.741
4.060
3.840 |
551,70
506,65
471,00
480,00
388,25
360,00 |
58
60
62
60
68
70 |
11.034
10.133
9.419
9.600
7.765
7.200 |
8.827
8.106
7.536
7.680
6.212
5.760 |
7,7240
6,7860
5,9380
5,8780
4,3040
3,8400 |
1
: 1,78
1
: 1,72
1
: 1,65
1
: 1,62
1
: 1,53
1
: 1,50 |
7.
Những điểm cần lưu ý
7.1.
Nuôi luyện ngọt hoá giống
Tôm
thẻ chân trắng là loại tôm gốc ở Nam Mỹ chịu độ mặn
trong một biên độ rộng, muốn cho nó tồn tại và sinh trưởng
trong nước thuần ngọt thì giống tôm thả nuôi phải nuôi
luyện ngọt hoá một cách khoa học, đó là mấu chốt của việc
nuôi chúng trong nước ngọt. Cho dù giống tôm đã được ngọt
hoá bước đầu ở trại giống, sau khi thả vào ao vẫn phải
luyện ngọt hoá dần dần. Nồng độ tương đối của nước ao
nuôi ở trại giống ngọt hoá là khoảng 10/00. Trước khi thả
giống vào ao, nhiệt độ nước chênh lệch không quá 20C. Trong ngày
đầu giữ cho mật độ nước ao không thay đổi, để cho giống
tôm có quá trình thích ứng dần, có thể bảo đảm tỷ lệ
sống.
7.2.
Chất nước
Do
thí nghiệm này dùng nước sông chất lượng không được tốt nên
quá trình nuôi có ô nhiễm một phần, nước nuôi giàu dinh dưỡng
hoá. Trong thí nghiệm nuôi, dùng vi khuẩn quang hợp để cải
thiện chất nước, hiệu quả rõ rệt (khoảng 10 ngày thả một
lần), lượng dùng là 2 6 mg/l để giữ cho chất nước ổn định,
nhưng không được dùng đồng thời với vôi sống vi khuẩn sẽ
bị tiêu diệt. Lưu ý khi thời tiết liên tục oi bức, âm u và mưa,
hiệu quả sử dụng không tốt, tránh dùng.
7.3.
Cho ăn
Ao
nuôi phải có đài quan sát cho ăn, và phải căn cứ vào thời
tiết, chất nước và tình hình hoạt động của tôm mà cho ăn
với lượng thức ăn thích hợp, sao cho không có thức ăn thừa.
Trong thời kỳ sinh trưởng mạnh mẽ, tốt nhất cho ăn thêm
loại thức ăn tươi như ốc, hến đã đập nát, cá tạp
7.4.
Phòng trị bệnh và loại bỏ địch hại
Phải
hết sức coi trọng việc phòng trị bệnh hại, thường dự phòng
định kỳ. Khi mua giống phải chọn mua giống khoẻ mạnh không có
bệnh tao la (TSV) và bệnh đốm trắng. Nuôi trong nước ngọt tránh
thay nước mang theo ký sinh trùng trung gian, phòng ngừa bệnh có tính
bạo phát lan truyền qua nguồn nước, định kỳ tiêu độc nước
bằng cách dùng thuốc thức ăn, do đó toàn bộ quá trình thí
nghiệm nuôi không phát sinh bệnh hại nghiêm trọng. Nuôi sau 40 -
50 ngày, nếu trong ao quá nhiều sinh vật địch hại như cá vược
phải dùng khô hạt chè 10 - 15 mg/l tiêu diệt.
Hà
Trang, Theo Nghề
cá nước ngọt Trung Quốc số ra ngày 5/9/2002, Tạp chí KHCN Thuỷ Sản - 1/2003
Thí nghiệm nuôi sản lượng cao tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) trong ao nước ngọt
.Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đã được đưa vào nuôi thử nghiệm trong ao nước ngọt trong thời gian từ tháng 6 - 9/2001 tại trại nuôi cá chình ở thị trấn Bạch Ðường, khu Hàn Giang, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Dưới đây là kỹ thuật và các kết quả nghiên cứu nuôi thử nghiệm chúng tôi giới...
Xem chi tiết
Chia sẻ bài báo này với bạn bè.