Bảo quản ngô sau thu hoạch

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Bảo quản ngô sau thu hoạch

Bảo quản ngô sau thu hoạch

Tháng 10 hằng năm là vụ thu hoạch ngô lớn của nhiều tỉnh phía Bắc. Để giảm tổn thất và duy trì chất lượng sản phẩm thì công đoạn bảo quản sau thu hoạch rất quan trọng. Bà con có thể tham khảo một số cách bảo quản như sau:

Phơi ngô, là cách làm khô cổ truyền đơn giản, dễ áp dụng rộng rãi, đầu tư ban đầu thấp. Có thể phơi cả bắp cho đến khi đạt độ khô cần thiết cho quá trình bảo quản. Trước khi phơi, bắp ngô phải được bóc bỏ hết lá bẹ và râu. Có thể sử dụng lá bẹ để bó nhiều bắp thành túm treo phơi và bảo quản nguyên bắp. Phơi ngô thật khô, kiểm tra bằng cách cắn hay đập thấy hạt vỡ vụn thành các mảnh sắc cạnh, sàng sảy sạch tạp chất và loại bỏ hạt non, hạt lép. Khi đã khô, ngô bắp được bảo quản kín trong 2 lớp bao buộc chặt miệng, lớp trong là bao nhựa, lớp ngoài là bao đay hoặc bao dứa. Xếp các bao ngô ở nơi khô.

Bảo quản ngô trong chum, vại, thùng có nắp kín, bao nhựa buộc kín miệng. Có thể bảo quản bằng vựa 2 lòng (bằng phên hoặc cót). Giữa 2 phên cót lót trấu khô sạch. Nền vựa được lót trấu sạch dày hơn 20cm. Lớp trấu lót được phủ 2 lượt phên, cót hoặc bao tải. Giữa 2 lớp phên, cót, bao tải là lớp vôi cục dày hơn 3cm. Mặt khối ngô được san phẳng. Trên mặt khối ngô phủ một lớp phên cót hoặc bao tải và một lớp vôi cục dày trên 5cm. Có thể bảo quản ngô bằng cách trộn lá xoan, lá cơi, lá trúc đào khô vào ngô khô theo tỷ lệ 1 - 1,5kg lá khô cho 100kg ngô hạt. Khi sử dụng ngô phải sàng sảy sạch các loại lá trên để không gây độc hại cho người và gia súc. Đổ ngô đã trộn lá vào vật chứa như chum, vại sành, thùng kim loại hay thạp gỗ, san phẳng và phủ lên trên mặt một lớp tro bếp khô dày 2-4cm. Bịt miệng bằng giấy bao xi măng hay tấm ni lông và đậy nắp kín.

Quỳnh Dung - Hà Nội mới, 06/10/2009

www.vietlinh.vn

 

Phương pháp mới bảo quản ngô chống nấm mốc

Tiến sĩ Nguyễn Thùy Châu - Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa nghiên cứu thành công giải pháp chống nấm mốc trên ngô một cách hữu hiệu: sử dụng chế phẩm Bacillus Pumillus.

Công nghệ sản xuất chế phẩm: giống được lấy ra từ ống thạch nghiêng cấy vào bình tam giác, lên men lắc 200 vòng/phút ở nhiệt độ 30oC trong 18 giờ rồi lên men sục khí để thu sinh khối. Chế phẩm Bacillus Pumillus có thể dùng trộn (bằng tay hoặc máy) theo tỷ lệ 0,2% với ngô sau khi thu hoạch để bảo quản. Qua thí nghiệm cho thấy, ngô sau khi được trộn chế phẩm có tác dụng ức chế mạnh các loài nấm mốc. So với các phương pháp bảo quản ngô bằng xông hơi, trộn hóa chất... thì dùng chế phẩm sinh học Bacillus Pumillus không làm giảm chất lượng sản phẩm và đặc biệt an toàn với sức khỏe của con người và vật nuôi khi sử dụng. Hiện giá chế phẩm là 200 đồng/kg ngô bảo quản và nếu đưa vào sản xuất đại trà sẽ giảm còn 150 đồng/kg ngô. Đặc biệt, phương pháp này còn phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình và cả quy mô lớn như trang trại, nhà máy, xí nghiệp.

ĐỖ QUYÊN (Tin tức) Nhân dân, 20/9/2003

www.vietlinh.vn

Kinh nghiệm bảo quản ngô quy mô nông hộ

Trong quá trình bảo quản hạt ngô thường bị một số hiện tượng sau: Bị nhiễm mốc, lên men, sâu mọt, tự bốc nóng. Để tránh hiện tượng trên bà con cần thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1 thu hoạch: Khi ngô đã chín hoàn toàn (tức là sau khi hình thành hạt được 60 - 65 ngày tuỳ theo giống và thời vụ).

+ Bước 2 làm ngô: Sau khi thu hoạch hạt ngô có độ ẩm khoảng 25 - 28%. Đặc biệt khi thu hoạch trong điều kiện thời tiết xấu, độ ẩm hạt có thể lên tới 35%. Ngô cần được làm khô bằng cách như sau:

- Phơi nắng: Ngô có thể phơi cả bắp đến khi đạt độ khô cần thiết cho quá trình bảo quản (ẩm độ hạt 12 - 13%). Trước khi phơi, bắp ngô phải được bóc bỏ hết lá bẹ và râu ngô. Có thể túm lá bẹ thành túm treo khô và bảo quản nguyên bắp. Sân phơi phải khô, sạch, thoáng, dễ thoát nước, nếu sân đất phải lót cót, bạt hoặc tấm nhựa. Ở những vùng trồng nhiều ngô có thể sử dụng kho hong gió để hong khô. Bố trí kho hong gió ở nơi cao ráo, thông gió, bề mặt kho vuông góc với hướng gió chính của vùng mình. Kho thường làm cao 2,5 - 3,5 cm, rộng 1m, sàn kho cách mặt đất trên 60 cm. Thành kho phải thoáng cho gió lùa qua và thường được làm bằng phên che, nứa đan mắt cáo, hoặc ghép gỗ thưa để không rơi và lọt bắp ngô.

+ Bước 3 tẽ ngô: Là tách hạt khỏi lõi, làm sạch hạt, loại bỏ tạp chất, có thể sử dụng các loại công cụ tẽ ngô đơn giản cầm tay hoặc bán cơ giới.

+ Bước 4 làm sạch và phân loại: Ngô sau khi tẽ cần được làm sạch và loại bỏ các hạt kẹ, hạt sứt vỡ và các tạp chất khác, có thể sàng bằng tay.

+ Bước 5 bảo quản ngô: Để hạn chế tỷ lệ tổn thất trong bảo quản phải có dụng cụ bảo quản thích hợp: Các thùng chứa có nắp kín (chum, vại, thùng...). Kho bảo quản phải khô, sạch, không có mùi lạ, có thể dùng bao nhựa, bao đay hoặc bao tơ dứa. Nơi bảo quản phải khô ráo, thoáng, không bị ẩm dột, có mái che mưa, có biện pháp phòng chống sâu mọt, chuột, được vệ sinh và phun thuốc phòng trừ côn trùng hại kho. Ngô đưa vào bảo quản phải đạt các tiêu chuẩn khô, sạch và có phân loại.

- Bảo quản ngô bắp: Sau khi được làm khô, ngô bắp được bảo quản kín trong 2 lớp bao, lớp trong là túi nhựa, lớp ngoài là bao đay hoặc bao dứa tơ. Các loại bao đều được buộc chặt. Xếp các bao ngô ở nơi khô ráo, có sàn cao cách mặt đất trên 10 cm và cách tường vách trên 30 cm, thoáng đãng, không bị ẩm mốc.

- Bảo quản ngô hạt thương phẩm: Bảo quản trong chum, vại, thùng có nắp kín hoặc bao nhựa buộc kín miệng. Bảo quản trong vựa 2 lòng bằng phên hoặc cót. Giữa 2 lớp phên cót là trấu khô sạch, nền vựa được lót trấu sạch dày hơn 20 cm. Lớp trấu được phủ 2 lớp phên, cót hoặc bao tải, giữa 2 lượt phên, cót, bao tải là lớp vôi cục dày trên 5 cm, bảo quản ngô ở nơi thoáng mát, không ẩm dột.

Lê Thị Hải Yến - Khuyến nông Việt Nam, 27/11/2009

www.vietlinh.vn

 

KỸ THUẬT BẢO QUẢN NGÔ SAU THU HOẠCH

Cây ngô là một trong những cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp thế giới cũng như ở Việt Nam.Để nâng cao giá trị sử dụng nhiều mặt của ngô thì các công đoạn sau thu hoạch như làm khô, bảo quản và chế biến nhằm làm giảm tổn thất cũng như duy trì chất lượng ngô là việc làm vô... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Trừ sâu đục thân ngô vụ hè
Ngô không hạt - nguyên nhân và cách khắc phục Ngô là cây trồng có diện tích lớn thứ hai sau cây lúa và là cây trồng có giá trị kinh tế cao đối với người nông dân. Với diện tích hơn 1 triệu ha ngô trên cả nước, cùng với TBKT trong việc cải tiến hạt giống,
Triệu chứng khi cây bắp thiếu dinh dưỡng
Kỹ thuật làm đất tối thiểu trong sản xuất cây vụ đông: ngô đông
Mật độ trồng ngô cho năng suất cao
Trồng ngô lai LVN22
Kinh nghiệm trồng ngô ngọt
Kỹ thuật trồng bắp vụ hè thu
Kĩ thuật trồng ngô (bắp)
Cây trúc lan trông giống như cây lau, sậy nhưng lá ngắn hơn, mặt lá nhẵn, cây mọc hoang rải rác ở ven các sườn đồi, đỉnh núi trên 200m.

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #44
Chiêu số 44: Đừng bón phân khi nhiệt-độ cao hơn 85°F (29.5°C)



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #10
Chiêu số 10: Cây lan có thể xuống giá rất nhanh. Hiện tại mong muốn sở hữu độc quyền một cây lai rất khó vì công nghệ nuôi cấy lan bây giờ phát triển quá nhanh.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #44
Chiêu số 44: Đừng bón phân khi nhiệt-độ cao hơn 85°F (29.5°C)



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #80
Chiêu số 80: Lan không ưa không khí tù hãm và ưa có sự lay chuyển không khí cho nên cần một chiếc quạt nhỏ có thể xoay chuyển được (oscillating).



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #70
Chiêu số 70: Vào mùa lạnh hãy phun hơi sương với bình xịt chứa nước nóng, tránh xịt vào hoa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #34
Chiêu số 34: Dùng lá khuynh-diệp nhỏ bỏ vào mỗi chậu cây lan Hồ-Điệp sẽ ngăn được rệp nhện (spider-mites).



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #4
Chiêu số 4: Không nên di chuyển, dời đổi thường xuyên cây lan.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #49
Chiêu số 49: Nên tưới vào buổi sáng, chứ đừng tưới vào lúc buổi chiều nóng bạn đi làm về.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #78
Chiêu số 78: Không nên tưới vào lá khi trời nắng gắt. Lá và mầm non sẽ bị cháy.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #44
Chiêu số 44: Đừng bón phân khi nhiệt-độ cao hơn 85°F (29.5°C)



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT