Sản xuất giống khoai tây bằng hạt lai

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Sản xuất giống khoai tây bằng hạt lai

Sản xuất giống khoai tây bằng hạt lai

Trồng khoai tây bằng củ bộc lộ nhiều khiếm khuyết như tốn giống, chi phí cao, lãi suất thấp. Gần đây kỹ thuật trồng khoai tây bằng hạt lai đã được người nông dân chấp nhận vì tiết kiệm được giống, công vận chuyển và chi phí sản xuất.

Để sản xuất khoai tây bằng hạt lai, cần tiến hành gieo hạt rồi đem trồng lấy củ làm giống (gọi là Co), từ củ giống Co đem trồng lấy khoai tây thương phẩm gọi là C1.

Gieo hạt 

Loại hạt giống khoai tây ở nước ta trồng hạt là giống HH2 và HH7, cần gieo vào giữa tháng 10 đến cuối tháng 11 vì hạt dễ nảy mầm khi gặp lạnh, mưa phùn.

- Làm đất: Đất tơi xốp, không ngập úng, giữ độ ẩm tốt, gần nguồn nước tưới. Làm đất thật nhỏ, lên luống rộng 60-80 cm, cao 25 cm, luống cách luống 30 cm để gieo ươm. Chuẩn bị hỗn hợp gồm một phần trấu, rơm rạ mục khô, một phần đất bột và một phần phân chuồng hoai nhai mục, trộn kỹ, cứ 100 kg loại hỗn hợp này cho thêm 0,5 kg supe lân trộn đều rồi rải trên mặt luống một lớp dày 2 cm.

- Gieo hạt: Cứ 15 m2 mặt luống gieo 10 g hạt trộn với đất bột khô (để gieo cho đều), xong lại rải một lượt phân như trên dày 2mm, dùng trấu phủ một lớp mỏng, cuối cùng là một lớp rơm phủ trên cùng dày 10 cm.

- Chăm sóc: Tưới nước ngay để giữ ẩm. Sau 5 -6 ngày khi hạt nảy mầm thì bỏ lớp rơm đi và chăm sóc. Khi cây có 2-3 lá, cứ 3-4 ngày/lần tưới bằng nước phân, nước giải pha loãng 1/5, cứ 10 lít nước phân cho thêm một thìa urê, hai thìa supe lân. Sau một tháng cây đạt 5-6 lá thì tưới đẫm nước lã, để nước thấm xong nhẹ nhàng nhổ cây con đem cấy ra ruộng.

Trồng khoai tây Co

- Làm đất: Ruộng được cày bừa kỹ, lên luống cao 25-30cm, rộng 1,3m. Bón lót 20 tấn phân chuồng + 5 tạ supe lân/ha. Vào luống, xới xáo đều và rạch hai hàng dọc.

- Cách trồng: Cấy vào rạch, cây cách nhau 20 - 25cm, chọn vào những ngày râm mát hoặc có mưa nhẹ, nếu không có mưa phải tưới ngay và trời nắng to phải che mát cho cây.

- Chăm sóc: Sau một tuần tưới nước phân pha loãng vài ba lần, cách nhau 3-4 ngày. Sau ba tuần bón thúc bằng urê (135 kg/ha) và kali (100 kg/ha). Sau đó hai tuần lại bón thúc như trên đồng thời xới xáo, diệt cỏ, vun gốc, tưới tràn gần ngập luống. Tiến hành vun gốc càng sớm càng tốt.

Diệt sâu xám bằng Padan, Selecron, nên dùng tay bắt để trừ sâu non trong đất.

- Thu hoạch: Khi thấy khoai tây thân lá vàng, kích cỡ củ đạt 10-40 g/củ thì thu hoạch và phân loại: loại củ đạt 10 - 40 g/củ (chiếm 60-70%) để làm giống sản xuất ra củ C1. Còn lại củ to đem tiêu thụ.

Sản xuất khoai tây C1

- Thời vụ: Thời vụ trồng khoai tây C1 từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 11. Đất được cày bừa và bón lót cho 1 ha là: (20-25 tấn) phân chuồng + 5 tạ supe lân + 1,5 tạ urê + 1,5 tạ kali. Lên luống cao 30cm, cách nhau 30cm, rộng 0,8-1,2m, trồng 4-6 khóm/m2.

- Chăm sóc: Từ khi xuống giống, phải luôn giữ độ ẩm để khoai mọc nhanh và đều. Khi cây mọc được hai tuần bón thúc cho 1ha: 1,5 tạ urê + 1,5 tạ kali, kết hợp vun gốc. 2-3 tuần sau đó vun gốc cao để sớm hình thành củ. Tưới theo rãnh gần sát mặt luống và tháo cạn ngay. Khoai sinh trưởng thường bị rệp muội, rệp sáp, nhện... hại gốc và củ dùng Selecron 500ND pha 0,1%; bệnh mốc sương, héo vàng, héo xanh dùng Tilt supe 300ND pha 0,1% hoặc dùng Aliete 80WP pha 0,3%.

- Thu hoạch: Khi cây khoai già, cành chuyển vàng thì thu hoạch. Chọn củ dưới 30g/củ làm giống.

NGUYỄN THỊ LÀNH - ND, 12/5/2004

www.vietlinh.vn

 

Trồng khoai tây bằng 'hạt' nhân tạo

Hàng trăm “hạt” giống khoai tây nằm gọn trong lòng bàn tay đủ để trồng trên diện tích cả trăm mét vuông. Và điều đặc biệt là, theo tác giả của công trình nghiên cứu, loại “hạt” này cho năng suất cao gấp đôi, gấp ba giống khoai tây bình thường.

iến sĩ Nguyễn Tiến Thịnh (Phòng Công nghệ sinh học - Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt) cho biết: Mỗi năm nước ta sản xuất hơn 10 triệu củ khoai tây giống, trong đó Đà Lạt chiếm quá nửa bởi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp.

Tuy nhiên, năng suất khoai tây thấp, chất lượng củ giống còn kém và tỉ lệ củ mang mầm bệnh khá cao bởi chưa có quy trình sản xuất tiên tiến. Để nâng cao chất lượng củ giống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, sản xuất “hạt” khoai tây nhân tạo; đồng thời kích thích sinh trưởng bằng kỹ thuật bức xạ hạt nhân”.

Một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan… đã tiến hành kích thích giống cây trồng bằng phóng xạ khiến hạt nảy mầm với tỉ lệ cao, sức sinh trưởng mạnh nên năng suất gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, nguồn xạ thường có hốc chiếu, thiết bị chiếu với không gian hạn chế nên chỉ có thể chiếu cho những đối tượng có kích cỡ nhỏ như hạt bắp, hạt lúa mì, hạt bắp cải…

“Làm sao cho củ khoai tây có kích cỡ tương đương như hạt để có thể xử lý bằng phóng xạ?” – TS Thịnh cùng các cộng sự trăn trở và đã dày công nghiên cứu thiết lập hệ thống trồng trong ống nghiệm để tạo ra những cây khoai tây có bản chất di truyền và sinh lý như nhau. Sau đó kích thích sinh trưởng quần thể cây này bằng bức xạ gamma liều thấp (từ 50 -300 rad) rồi xử lý kỹ thuật để tạo ra củ khoai tây với kích thước bằng cỡ hạt đậu xanh nhưng tiềm năng sống mạnh mẽ.

Những củ “siêu bi” này được đưa ra sản xuất thủy canh trên cát tạo củ bi giống sạch bệnh hoặc cũng có thể trồng trực tiếp ngoài đồng. Để tạo củ khoai tây giống, củ khoai tây bình thường khi đưa ra nhân giống chỉ đạt 2,5 củ bi, trong khi “hạt” khoai tây nhân tạo đạt 6,2 củ và không hề bị bệnh hại.

“Hạt” khoai tây nhân tạo còn có ưu điểm khó bị tổn thương khi vận chuyển vì có một lớp da bao bọc bên ngoài, có thể cất giữ khá lâu ở nhiệt độ thấp (4-6oC).

Năng suất tăng từ 1 đến 2 lần

Trồng khoai tây bằng loại “hạt” chỉ bé như hạt đậu xanh là chuyện quá lạ lẫm không chỉ với những bác nông dân chân lấm tay bùn. Thế nên không ít người ngạc nhiên, ngờ vực.

Anh Võ Khương (36 C Nguyễn Công Trứ, phường 8, Đà Lạt) cũng không phải là ngoại lệ. Thế nhưng sau một vụ thực nghiệm, đến mùa thu hoạch, anh phấn khởi cho biết: Bình quân năng suất một bụi khoai tây trồng bằng “hạt” nhân tạo là 1,3kg, có bụi lên tới 1,5kg - 2kg, tăng từ 1-2 lần so với việc trồng bằng giống khoai tự nhiên.

Trồng khoai tây bằng “hạt” nhân tạo sạch bệnh, chất lượng cao, giá thành hạ… là hướng đi mới mở ra nhiều triển vọng cho nông dân và các cơ sở sản xuất, nhất là ở những vùng chuyên canh khoai tây để chế biến khoai sấy khô xuất khẩu.

TS Thịnh lưu ý, việc chiếu xạ bằng gamma tuy đã tạo điều kiện thuận lợi để “hạt” khoai tây tồn tại ở môi trường bên ngoài với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng cũng cần một số biện pháp bổ trợ bởi “hạt” mỏng manh, dễ bị mất nước và là miếng mồi béo bở của vi sinh vật.

Trước khi mang “hạt” ra trồng cần xử lý lạnh từ 4 - 6 oC trong vòng một tuần, sốc nhiệt 38oC trong vòng hai ngày (mô phỏng mô hình “ba sôi hai lạnh” mà nông dân vẫn thường dùng) hoặc xử lý bằng một số loại axit và chất bảo vệ thực vật.

Kim Anh - TP, 22/08/2007

www.vietlinh.vn

 

Sản Xuất Giống Khoai Tây Bằng Hạt Lai

Trồng khoai tây bằng củ bộc lộ nhiều khiếm khuyết như tốn giống, chi phí cao, lãi suất thấp. Gần đây kỹ thuật trồng khoai tây bằng hạt lai đã được người nông dân chấp nhận vì tiết kiệm được giống, công vận chuyển và chi phí sản xuất. Sản Xuất Giống Khoai Tây Bằng Hạt Lai Trồng khoai... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #10
Chiêu số 10: Cây lan có thể xuống giá rất nhanh. Hiện tại mong muốn sở hữu độc quyền một cây lai rất khó vì công nghệ nuôi cấy lan bây giờ phát triển quá nhanh.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #72
Chiêu số 72: Thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón nhiều phân, tưới nhiều nước là giết cây lan mau lẹ. Đừng bao giờ bón phân khi chậu cây quá khô, cây sẽ bị khựng lại.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #86
Chiêu số 86: Đừng bao giờ thấy cây lan có hoa đẹp mà vội vã mua ngay. Trước khi mua cần phải tìm hiểu nó có thích hợp với điều kiện khí hậu, môi trường nơi mà bạn dự định trồng hay không?



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #50
Chiêu số 50: Để cho cây lên đều nên xoay chậu thường xuyên. Để giữ rễ mọc trong chậu, ta nên xoay sao cho rễ hướng về nguồn sáng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #31
Chiêu số 31: Vào dịp Giáng-Sinh, thay vì dùng hoa Poinsettia có thể dùng Cattleya percivaliana, vừa đẹp vừa thơm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #14
Chiêu số 14: Nếu bạn trồng hoa lan ngoài trời thì đừng tưới cây lan khi mặt trời đang chiếu thẳng vào cây. Nước có thể đọng lại, trở nên nóng và làm hại tế bào của cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #28
Chiêu số 28: Bạn đừng bao giờ tưới quá nhiều nước cho cây mà chỉ nên tưới nhiều lần cho cây mà thôi.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #12
Chiêu số 12: Rệp nhện (Spider mite) rất sợ mùi dầu khuynh diệp (Eucalyptus). Hãy bẻ vài cành khuynh diệp treo vào cây lan hoặc dùng dầu thấm vào bông gòn và để vào chậu lan. Rệp nhện sẽ biến mất.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #77
Chiêu số 77: Nên nhớ việc tưới nhiều hay ít, thưa hay mau còn tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp nữa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #61
Chiêu số 61: Hãy đặt cây lan ở nơi làm sao cho ta có thể ngắm được hoàn toàn đoá hoa rực rỡ. Khi hoa tàn hãy mang ra chỗ khác.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT