Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc,
ngày 7/29/2013,
trong mục "
TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: TỪ TÔM TỚI CÁ MĂNG
TỪ TÔM TỚI CÁ MĂNG
Trước kia nghề nuôi tôm ở Jakarta Inđônêxia được xem là một ngành kinh doanh thu được lợi nhuận cao nhất nhưng nay lại đang bị thua lỗ do ô nhiễm nước từ các nơi mở rộng nhà máy và khu đô thị. Trong bài báo này, Charkrit Ridmontri giới thiệu cách làm ăn mới của công ty PT Mutiara Biru ở Jakarta, đó là thay thế nghề nuôi tôm bằng nghề nuôi cá măng.
Trong khi tôm không thể chịu được chất lượng nước nghèo dinh dưỡng thì cá măng lại phát triển nhanh, thậm chí ngay cả khi mức ôxy hoà tan nhỏ hơn 1 phần triệu. Công ty PT Mutiara Biru đã ngừng việc nuôi tôm ở vào năm 1993 và bắt đầu thả giống cá măng vì họ nhận thấy sự tích tụ các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt và công nghiệp làm cho mức hoà tan ôxy thấp trong nước đã trở thành một nhân tố nguy hiểm đe doạ hiệu quả nuôi tôm của công ty.
Công ty còn nhận ra rằng nuôi tôm sinh lời nhanh nhưng rủi ro cao, còn nuôi cá măng đem lại lợi nhuận thấp hơn nhưng có tính ổn định cao hơn.
Cho tới nay, PT Mutiara Biru đã trở thành nhà sản xuất cá măng lớn nhất Jakarta với tổng số 6 trại thu hoạch khoảng 3,5 tấn cá mỗi ngày, chiếm 1/2 sản lượng cá măng nuôi ở đây. ở đông Java thuộc Jakarta, giá cá măng dao động từ 8.000 đến 10.000 Rp/kg (0.9-11 US$) cho loại cá 4 con một cân nhưng luôn có nhu cầu cao. PT Mutiara Biru đang đặt giá cao hơn, từ 11.000 đến 12.000Rp/kg (1.2-1.3US$) cho loại cá lớn hơn cỡ 400-500g một con (2-3 con/cân). Giá cá măng có lúc còn lên tới 18.000Rp/con.
Tuy nhiên, giá cả cũng sẽ giảm nếu tất cả các trại nuôi đều thu hoạch và bán cá cùng một thời điểm. Mặc dù vậy, tương lai cho nuôi cá măng vẫn đầy triển vọng bởi thị trường nội địa ở Inđônêxia ngày càng mở rộng.
Mấu chốt đi tới thành công là chất lượng con giống và thức ăn
PT Mutiara Biru mua con giống từ Karawang, cách Jakarta khoảng 80km về phía đông. Mỗi con giống dài 3cm có giá 500Rp. Nó thích ăn thức ăn nổi được sản xuất bởi CP Inđônêxia. Chế độ ăn là 2 lần một ngày với tỷ lệ 3-5% trọng lượng cơ thể. Tỷ lệ chuyển hoá thức ăn (FCR) vào khoảng 1.8. Mỗi vụ nuôi kéo dài 5-6 tháng. Giá thành vào khoảng 9.000Rp/kg.
Thông số nước được kiểm tra thường xuyên bởi độ hoà tan ôxy có thể giảm dưới mức mà cá măng có thể sống sót và đặc biệt độ mặn có thể tăng cao suốt mùa hè. Khi xảy ra tình trạng này cần sục khí và bơm nước ngọt vào ao nuôi để duy trì độ mặn từ 25-33ppt.
Hiện nay công ty đang tăng sản lượng cá măng bằng cách tăng gấp đôi mật độ thả giống tới 4-5con/m2. Máy cho ăn tự động được lắp đặt tại 10 trong số 36 ao nuôi của công ty. Máy cho ăn làm việc không nghỉ từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều. So với cách cho ăn thủ công, giai đoạn vỗ béo cá được rút ngắn từ 5, 6 tháng chỉ còn 4 tháng.
Hiện nay ở Inđônêxia đang ngày càng có nhiều chủ trại chuyển nghề nuôi tôm sang nuôi cá măng dẫn tới nhu cầu cá giống tăng cao. Có hai nguồn sản xuất cá măng giống là ở Bali và Jakarta, các trại giống đã mua cá bột về và ương trong ao (1 ao diện tích 3 000 000 m2 thả 300 000 cá bột) trong hai tuần cho tới khi chúng đạt cỡ 3 cm và bán cho người nuôi. Thức ăn ban đầu là thức ăn công nghiệp, sau đó chuyển thức ăn (Prestarter) 3 lần 1 ngày (của hãng Charoen Pokphand). Giá mỗi cá giống 3cm khoảng 130 Rp, trong khi cá bột nhập từ Bali về chỉ có 40 Rp/cá thể. Hiện ở tỉnh Benten có 5 trại ương giống cá măng.
Nguồn: Asian aquaculture magazine- May/ june 2003, TTKHCN TS - 8/2003
Thịt viên chiên kiểu Âu, canh cá nấu măng, gỏi cuốn tôm
Nguyên liệu đơn giản, cách làm nhanh chóng mà lại cực ngon miệng, gỏi cuốn tôm sẽ là món khai vị tuyệt vời để chống ngấy cho món thịt viên chiên thơm lừng theo kiểu.
Thịt viên chiên kiểu Âu, canh cá nấu măng, gỏi cuốn
tôm
Nguyên liệu đơn giản, cách làm nhanh chóng mà lại
cực ngon...
Xem chi tiết
Chia sẻ bài báo này với bạn bè.