Hoa Lan Bí Kíp #78
Chiêu số 78:
Không nên tưới vào lá khi trời nắng gắt. Lá và mầm non sẽ bị cháy.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #52
Chiêu số 52:
Khi chia cây hay cắt cây con “keiki”, ta rắc bột quế vào chỗ cắt để tránh lây bệnh.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #14
Chiêu số 14:
Nếu bạn trồng hoa lan ngoài trời thì đừng tưới cây lan khi mặt trời đang chiếu thẳng vào cây. Nước có thể đọng lại, trở nên nóng và làm hại tế bào của cây.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #40
Chiêu số 40:
Chất lưu-huỳnh (diêm sinh) có thể dùng để bôi vào chỗ cắt để giảm thiểu bệnh tật.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #55
Chiêu số 55:
Hoa lan cần 50% độ ẩm hay hơn. Đặt cây lan trên một cái khay có đá cuội và nước. Đừng để nước chạm chậu cây.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #13
Chiêu số 13:
Cây lan có đốm, chấm hay sọc đen, nâu chưa chắc là đã bị vi rút, nhiểm trùng hay nấm nếu cây non vẫn xanh tốt.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #28
Chiêu số 28:
Bạn đừng bao giờ tưới quá nhiều nước cho cây mà chỉ nên tưới nhiều lần cho cây mà thôi.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #80
Chiêu số 80:
Lan không ưa không khí tù hãm và ưa có sự lay chuyển không khí cho nên cần một chiếc quạt nhỏ có thể xoay chuyển được (oscillating).
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #19
Chiêu số 19:
Nếu bạn đang định trồng cây lan Hồ-Điệp trên một nhánh cây thì cây nhánh cây bưởi là tốt nhất.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #39
Chiêu số 39:
Rễ lan được coi như buồng phổi. Chúng cũng cần không khí để thở. Giữ cho chúng đừng bị ngộp trong đất trồng.
theo hoalanvietnam.org