Rô đồng là loài cá dữ, ăn tạp, nhưng nghiêng về động vật... Đặc điểm sinh học 1. Dinh dưỡng Rô đồng là loài cá dữ, ăn tạp, nhưng nghiêng về động vật. Tính dữ được thể hiện khi trong đàn có cá chết, những con sống sẽ tấn công ăn thịt con chết, hoặc trong giai đoạn cá giống khi thiếu thức ăn những con cá lớn sẽ ăn cá nhỏ, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của cá. ...
- Kỹ thuật ươm nuôi cá rô đồng
và cách phòng trị bệnh
Rô đồng là loài cá dữ, ăn tạp, nhưng nghiêng về động vật...
Đặc điểm sinh học
1. Dinh dưỡng
Rô đồng là loài cá dữ, ăn tạp, nhưng nghiêng về động vật. Tính dữ
được thể hiện khi trong đàn có cá chết, những con sống sẽ tấn công
ăn thịt con chết, hoặc trong giai đoạn cá giống khi thiếu thức ăn
những con cá lớn sẽ ăn cá nhỏ, đây là một trong những nguyên nhân
làm giảm tỷ lệ sống của cá.
[http://agriviet.com]
Cá rô ăn: tôm, tép, cá con, phù du phiêu sinh vật, động vật không
xương sống, côn trùng bay trong không khí, hạt cỏ, thóc; các phụ phẩm
nông nghiệp như: cám, gạo, các phế phẩm nhà máy chế biến thủy sản…
2. Sinh trưởng: Cá rô có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, sau 6 tháng
nuôi cá đạt trọng lượng từ 60 – 100 g/con.
3. Sinh sản: Ngoài tự nhiên cá có tập tính sinh sản vào mùa mưa. Đầu
mùa mưa cá di chuyển từ nơi sinh sống đến những nơi vừa ngập nước
- sau những cơn mưa lớn đầu mùa như ruộng, ao, đ ì a… nơi có mực nước
30 – 40 cm để sinh sản. Cá rô đồng không có tập tính giữ con.
Khi chiều dài 12 cm cá rô tham gia sinh sản lần thứ nhất, sức sinh sản cá
cao đạt 30-40 vạn trứng/kg cá cái. Trứng cá thuộc loại trứng nổi và có
màu vàng.
Kỹ thuật sinh sản cá rô
1. Nuôi vỗ cá bố mẹ
a. Ao nuôi vỗ
Có diện tích từ vài chục đến 300 m 2 ; có thể nuôi vỗ trong bể xi
măng, nhưng ở diện tích quá nhỏ số lượng cá nuôi không nhiều, hiệu quả
kinh tế không cao, ao quá lớn khi đ á nh bắt cá cho đẻ thu không hết cá
thành thục gây lãng phí.
Ao nuôi vỗ phải chủ động cấp thoát nước vì môi trường nuôi vỗ dễ
bị ô nhiễm do cung cấp thức ăn.
Quanh bờ ao có lưới chắn cao cách mặt đất 0,2 - 0,3m giữ không
cho cá ra ngoài.
Trước khi nuôi vỗ, ao phải được cải tạo bằng các biện pháp như:
bơm cạn nước, bắt hết cá tạp, lấp hang mọi, nạo vét bùn đ á y ao nhưng
còn chừa lại lớp bùn dày 15 – 20 cm, vệ sinh sạch cây cỏ quanh bờ ao,
bón vôi 7 – 10 kg/100 m 2 .
Sau khi phơi ao từ 3 – 5 ngày tiến hành lấy nước vào, nước phải
- lọc qua lớp lưới nhằm ngăn không cho cá tạp theo nước vào ao, 3 ngày
sau có thể tiến hành thả cá nuôi vỗ.
b. Cá bố mẹ: Cá mập, khỏe, không dị hình, có trọng lượng từ 50 – 100
g/con.
c. Tỷ lệ cá đực/cái: Cá thả nuôi theo tỷ lệ 1 cá đực: 1 cá cái. Cá đực, cái
nuôi chung.
d. Mật độ: Cá được nuôi với mật độ 1 kg/m 2 .
e. Thức ăn
Thành phần: cám 50% + bột cá 50%, có thể thay bột cá bằng cá
tươi xay nhuyễn hay cá phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản.
Khẩu phần: 5 – 7% so với trọng lượng đàn cá/ ngày.
Cách cho ăn: thức ăn được kết dính bằng bột gòn theo tỷ lệ 10 kg
thức ăn trộn với 50 g bột gòn, cho nước vào và vò thành viên đặt trong
sàn ăn. Sàn ăn được đặt cố định quanh bờ ao, khoảng cách giữa hai sàn
ăn là 7 – 10 m. Mỗi ngày cho ăn 2 lần, sáng sớm và chiều mát.
f. Thay nước
Thức ăn có nguồn gốc động vật chiếm tỷ lệ cao nên môi trường ao
nuôi dễ bị nhiễm bẩn, do đ ó ao nuôi tốt nhất thay nước theo thủy triều
hàng ngày, những ao xa khó lấy nước, định kỳ 7 - 10 ngày thay 1/2
lượng nước.
- Sau 3 tháng nuôi vỗ, có thể tiến hành cho cá sinh sản được.
2. Cho cá rô sinh sản
a. Tiêu chuẩn cá bố mẹ:
Giá: 10K
|