Viễn cảnh về cơ hội đầu tư và kinh doanh cá rô phi
|
|
Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc,
ngày 7/29/2013,
trong mục "
TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Viễn cảnh về cơ hội đầu tư và kinh doanh cá rô phi
Viễn cảnh về cơ hội đầu tư và kinh doanh cá rô phi
Cá rô phi đã trở thành mặt hàng thuỷ
sản chính với sản lượng
hằng năm vào khoảng 1,5 triệu tấn trên
toàn thế giới. Trong đó sản lượng
cá rô phi của Trung Quốc và Ðông Nam á là
lớn nhất. Ðặc biệt, ở Việt
Nam, Malaixia và Nam á sản xuất đang
được mở rộng. Ước tính
đến cuối thập kỉ này, sản lượng
cá rô phi của toàn cầu sẽ tăng gấp
đôi. Trong khi thị trường nội địa
ở những nước sản xuất
loại cá này đã ổn định thì
thị trường xuất khẩu vẫn còn
khả năng phát triển. Tuy nhiên, khi ngành công
nghiệp nuôi cá rô phi đã phát triển ở
mức ổn định thì lợi nhuận
sẽ giảm, và cơ hội thu lợi
nhuận lớn từ nghề nuôi cá rô phi
của những nước này cũng sẽ
bị hạn chế.
Chắc
chắn các nhà đầu tư ở thị trường
nội địa sẽ chú trọng vào việc
sản xuất giống, ương giống, bán
giống và tìm kiếm thị trường cho
những sản phẩm mới.
Hiện
tại, Hoa Kỳ là thị trường xuất
khẩu chính. Sự cạnh tranh giữa
những nhà sản xuất ở Châu á với
những nhà sản xuất ở Trung Mỹ và
Nam Mỹ ngày càng trở nên gay gắt. Trong khi
thị trường Hoa Kỳ đang được
mở rộng thì giá cả vẫn tương
đối thấp và ổn định. Vì
vậy sẽ rất khó cho những nhà sản
xuất mới thâm nhập vào thị trường
này nếu không có những ưu thế vượt
trội.
Do
đó, cơ hội đầu tư vào xuất
khẩu các sản phẩm cá rô phi phụ
thuộc vào sự phát triển của các
thị trường mới và các sản
phẩm mới bao gồm các sản phẩm giá
trị gia tăng như cá rô phi chế biến
sẵn. Và trong tương lai, cơ hội này còn
phụ thuộc vào các sản phẩm cá rô phi
sinh thái và cá rô phi sạch.
Sản
lượng cá rô phi toàn cầu
Sản lượng cá rô
phi của châu á chiếm một phần lớn
trong tổng sản lượng của toàn
cầu. Theo số liệu năm 2001 của
Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp của Liên Hợp quốc FAO thì trong
số 1,5 triệu tấn sản lượng toàn
cầu, sản lượng của châu á
chiếm 80%, 20% còn lại là của châu Phi
(chủ yếu là Ai Cập) và Trung-Nam Mỹ.
Theo số liệu thống kê ở Trung Quốc
cho thấy năm 2001, Trung Quốc có sản lượng
cá rô phi là 670.000 tấn, tăng 6 lần so
với sản lượng của thập kỷ
trước đó. Một số nhà sản
xuất lớn khác ở châu á là Thái Lan,
Philippin và Inđônêxia. Một phần lớn
sản lượng của châu á được
tiêu thụ trong thị trường nội địa.
Ngoài ra Trung Quốc, Ðài Loan và Inđônêxia cũng
xuất khẩu một lượng đáng
kể sang thị trường Hoa Kỳ trong năm
2002 (Trung Quốc 30%, Ðài Loan 25%, Inđônêxia 5%).
Mặc
dù việc nuôi cá rô phi đã được
ổn định ở những nước
được coi là "có truyền
thống" như Thái Lan, Philippin, nhưng người
ta vẫn chưa thể khẳng định
liệu có tiềm năng mở rộng sản
xuất ở những nước này hay không. Thông
thường, khi một ngành công nghiệp đã
trưởng thành thì lợi nhuận thu
được sẽ giảm xuống. Vì
vậy cơ hội thu được lợi
nhuận lớn từ cá rô phi ở những nước
này có khả năng bị hạn chế.
Nhưng
nghề nuôi cá rô phi vẫn được
mở rộng ở Trung Quốc. Ðây dường
như vẫn là một công việc mới
mẻ đối với nhiều vùng ở Trung
Quốc và vẫn đang được mở
rộng ở nhiều nước như Việt
Nam, Bănglađét, Xrilanca, Malaixia.
Ấn
Ðộ một nước ngoại lệ vẫn
chưa
chấp nhận cá rô phi do còn những cản
trở về luật pháp, họ chưa cho phép
du nhập giống cá rô phi theo cách thông thường.
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu về
việc gỡ bỏ những rào cản này trong
thời gian tới.
Một
điểm đáng chú ý khác là việc nuôi cá
rô phi ở châu á có vẻ ổn định hơn
so với các loại hình nuôi trồng thuỷ
sản khác. Tuy nhiên, có một số trường
hợp ngoại lệ như mở rộng nuôi
thâm canh cá rô phi trong lồng có thể không
bền vững do chưa có quy định cụ
thể đối với việc nuôi ở các vùng
nước khác nhau. Ðiều này trái ngược
với sự bùng nổ của việc nuôi
một số loài khác như cá trê phi. Nghề
nuôi cá rô phi đang rất cần được
phát triển và ổn định trong một
thời gian dài.
Vậy
những cơ hội nằm ở đâu?
Như
đã nói ở trên, không có nhiều cơ
hội thực hiện những dự án kinh
doanh về cá rô phi ở thị trường
nội địa mang lại lợi nhuận
lớn, đặc biệt là ở những vùng
mà việc nuôi cá rô phi đã phát triển. Tuy
nhiên ở một vài lĩnh vực vẫn luôn
sẵn có nhiều cơ hội.
Sản
xuất giống
Thông
thường luôn có quan hệ chặt chẽ
giữa sự phát triển của các hoạt
động nuôi và các hoạt động
sản xuất giống. Ví dụ như hiện
nay, nhu cầu về cá rô phi giống ở Bănglađét,
Việt Nam và Trung Quốc rất lớn đến
nỗi nông dân và những người bán buôn
phải nhập khẩu giống cá rô phi từ
các nước khác như Thái Lan và Philippin. Nhu
cầu này thường chỉ theo chu kỳ và tăng
cao khi vào vụ nuôi. ở những vùng có mùa
lạnh như ở miền Bắc Việt Nam
hay một số miền của Trung Quốc thì
không thể sản xuất cá giống trong
nhiều tháng khi thời tiết lạnh. Nhu
cầu về giống sẽ tăng lên khi
nhiệt độ ấm lên ở vào khoảng
22 - 24oC. Bao giờ cũng có một
khoảng thời gian khan hiếm cá giống
chừng một, hai tháng trước khi các địa
phương tự sản xuất được
cá giống. Trong thời gian này cũng xuất
hiện sự tăng về giá cá giống do
phải lưu giữ cá bố mẹ qua đông
hoặc phải nhập từ những vùng
ấm hơn. Bất kỳ trại ương
giống cá rô phi nào nhạy bén với nhu
cầu này đều có thể thu được
lợi nhuận đáng kể bằng cách
tiến hành xuất khẩu hoặc phát
triển một cách thích hợp phương pháp
giữ giống trong mùa đông. Một cách khác
để tăng lãi suất là tìm cách phát
triển hoặc áp dụng nuôi cá rô phi có
khả năng sinh sản tốt. Những
tiến bộ trong kĩ thuật nuôi và sử
dụng thức ăn công nghiệp cho cá rô phi
đã cho năng suất cao hơn so với các
hệ thống sản xuất khác. Ðiều này
làm cho số lượng cá tăng do vậy
sẽ không dễ đạt được
lợi nhuận lớn trong thời gian tới. Vì
vậy nhiều ngư dân, đặc biệt là
những người nuôi cá rô phi thâm canh
bắt đầu quan tâm đến chất lượng
di truyền ở cá bố mẹ nhằm cải
thiện di truyền cá để tăng lợi
nhuận. Hiện nay có một số lượng
dòng cá rô phi được cải thiện di
truyền và đưa vào nuôi. Ðáng chú ý hơn
cả là Chương trình Cải tiến Công
nghệ Nuôi cá rô phi đơn tính đực
YY. Ðây là chương trình kết hợp
chuyển giới tính bằng hoóc môn và thử
nghiệm theo thế hệ con để sản
xuất đại trà cá rô phi siêu đực
YY. Loại cá rô phi siêu đực YY này sẽ
sản sinh ra thế hệ con toàn đực XY
được gọi là Cá rô phi đực
(GMT).
Nuôi loại cá đơn tính đực mới này là
giải pháp tốt tránh được vấn
đề sinh sản sớm hoặc sinh sản
ngoài ý muốn của cá cái, làm cho sản lượng
giảm sút. Loài cá này cho sản lượng
cao, lợi nhuận đáng kể do có tỉ
lệ tăng trưởng nhanh hơn so với các
loài cá lưỡng tính. Kỹ thuật này không
làm hại tới môi trường và là phương
pháp có hiệu quả kinh tế hơn so với
phương pháp chọn giống bằng cách
chuyển giới tính bằng hoócmôn (nghĩa là
cho cá ăn thêm hoócmôn ngoại sinh 17a methyl - testoteron (Xem thông
tin chi tiết trên trang web www.fishgen.com)
Cũng
có một số dòng cá lưỡng tính
được chọn giống kỹ. Những
trại giống có thể nhập cá bố
mẹ cao cấp thông qua hợp tác với các
viện nghiên cứu, hiệp hội hay công ty
chuyên về lĩnh
vực này.
Những
sản phẩm giá trị gia tăng và thị trường
xuất khẩu
ở
nhiều nước sản xuất cá rô phi như
Philippin nhưng lại không có ngành công
nghiệp chế biến loại cá này. Cá rô phi
được bán nguyên con, cắt khoanh, bán tươi
hoặc ướp đá ở các chợ bán buôn
và các chợ đầu mối cấp tỉnh.
Hiện nay, ở Philippin, nhiều người bán
lẻ với quy mô nhỏ bắt đầu bán
cá tươi sống đựng trong bể
ở các siêu thị, nhà hàng bắt đầu
bán cá sống nhưng vẫn còn ít nhưng có
vẻ cá rô phi đỏ (điêu hồng)
được ưa chuộng hơn.
ở
một số nước như Thái Lan, có
rất ít nhà máy để sơ chế hay phi lê
cá cho thị trường nội địa. Các
nhà máy chế biến lớn thì chỉ chế
biến cá phi lê để xuất khẩu. Các
nhà xuất khẩu cá rô phi nhiều nhất châu
á là Trung Quốc, Ðài Loan, Inđônêxia, tất
cả đều hướng về mục tiêu
thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, nơi
có sức tiêu thụ cá rô phi tươi
sống năm 2002 chỉ vào khoảng 130.000
tấn với hy vọng thu được 200
triệu đôla Mỹ trong năm 2003. Những
người tiêu thụ cá rô phi nhập khẩu
chính ở Hoa Kỳ là cộng đồng người
nhập cư và có thể khẳng định
rằng vẫn có tiềm năng mở rộng
thị trường ở Hoa Kỳ.
Tuy
nhiên, vẫn có rất ít thông tin về quy mô
của các thị trường nhập khẩu.
Châu Âu là một thị trường tiềm năng
lớn nhưng cho đến nay còn có nhiều
hạn chế so với thị trường Hoa
Kỳ do quá quan tâm đến các vấn đề
dư lượng kháng sinh trong sản phẩm và
việc sản xuất sao cho không có ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái. Ví dụ như
việc sản xuất và bán các loại hoócmôn
cho cá rô phi đơn tính được Hoa
Kỳ cho phép với một số giới
hạn nhất định nhưng lại bị
cấm ở một số nước châu Âu.
Việc
xuất khẩu cá rô phi từ châu á tuy còn ít
nhưng đã xuất hiện những tiềm năng
đáng kể về các loại sản phẩm
thích hợp. Những nhà sản xuất châu á
sẽ có được chỗ đứng
tốt trong thị trường châu Âu mặc dù
phải cạnh tranh với các nhà sản
xuất từ châu Phi. Cùng với sự chênh
lệch giữa giá thành sản xuất với
giá bán lẻ ở những nước châu á khác
nhau nên vẫn có nhiều cơ hội buôn bán
giữa các nước đó với nhau.
Với
ưu thế của thị trường Hoa
Kỳ , giá cả nhập khẩu cá rô phi cũng
bị chi phối một cách gián tiếp bởi
giá bán buôn ở Hoa Kỳ. Ðiều này đã
trở thành hiển nhiên và không thay đổi
trong nhiều năm gần đây, và có vẻ cũng
không có sự thay đổi nào trong tương
lai. Hơn nữa, giá cả đối với
những nhà xuất khẩu, đặc biệt
từ châu á có thể sẽ tiếp tục
bị giảm sút.
Do
lợi nhuận từ chế biến sản
phẩm là chưa nhiều, nên cần phải có
một hệ thống chế biến và sản
xuất một cách hiệu quả hơn đối
với cả những nhà sản xuất tư
nhân hay những mạng lưới sản
xuất lớn. Ðể chế biến ra
những sản phẩm có giá cả hợp lý và
thu lợi nhuận cao thì cần phải có
một thị trường địa phương
đáng tin cậy để tiêu thụ phụ
phẩm từ chế biến như đầu,
ruột và da cá v.v...
Ðã
có môt số nỗ lực sản xuất hàng giá
trị gia tăng từ cá rô phi bằng cách cho
ra đời những sản phẩm mới. Ðài
Loan đã sản xuất sashimi cá rô phi và
một số sản phẩm khác như cá rô phi
hun khói hoặc da cá rô phi sấy khô.
Bảng
1 - Giá một số sản phẩm từ cá rô
phi tại thị trường Mỹ
Dạng sản phẩm |
Giá
tại trại nuôi |
Giá
bán buôn |
Giá
bán lẻ |
Nguyên
con |
|
|
|
- Ðông lạnh |
1,10
- 2,00 |
2,00
- 2,35 |
2,20
- 5,00 |
- Tươi |
2,30
- 3,00 |
3,00
- 4,00 |
4,00
- 9,00 |
- Sống |
2,20
- 6,60 |
2,80
- 7,50 |
4,00
- 10,00 |
Philê |
|
|
|
- Ðông lạnh |
4,80
- 6,75 |
5,50
- 7,80 |
7,00
- 11,50 |
- Tươi |
5,00
- 7,00 |
6,00
- 8,00 |
8,00
- 12,00 |
Cá
rô phi sinh thái và cá rô phi sạch
Ðây
là một thị trường có lẽ sẽ
được mở rộng trong tương lai.
Thời gian qua, nuôi trồng thuỷ sản
sạch đã bị tụt hậu so với
một số loại hình sản xuất sạch
khác. Sản lượng nuôi trồng sạch
của toàn thế giới chỉ ở mức
10.000 tấn, chiếm 0,02 % tổng sản lượng
nuôi trồng thuỷ sản. Châu Âu là thị trường
tiêu thụ chính của sản phẩm cá sạch
này.
Nguyên
nhân chính dẫn tới việc các sản
phấm sạch này thích ứng chậm với
thị trường là do những tiêu chuẩn
về nuôi trồng thuỷ sản sạch chưa
được chấp nhận rộng rãi.
Những tiêu chuẩn này luôn được
bổ sung và phát triển ở các nước phương
Tây nhưng lại chưa được áp
dụng rộng rãi cho hệ thống nuôi
trồng truyền thống ở châu á.
Cá
rô phi là một động vật ăn tạp
hoặc ăn cỏ, không phụ thuộc
nhiều vào chế độ thức ăn, do
đó là một loài cá thích hợp để nuôi
sinh thái và nuôi sạch. Ðây có thể sẽ là
một cơ hội mở các thị trường
mới cho các sản phẩm sạch từ cá rô
phi, đặc biệt là ở châu Âu.
Lời
kết
Nghề
nuôi cá rô phi ở châu á được mở
rộng là kết quả của sự hợp tác
ngày càng phát triển và của việc nâng cao
chất lượng giống. Thị trường
cũng sẽ được mở rộng
nhờ những nỗ lực của việc
marketing và sự đa dạng hoá của các
loại hình sản phẩm. Luôn sẵn có
những cơ hội kinh doanh lớn nhưng các
nhà đầu tư cũng cần phải chú ý
đến xu hướng công nghiệp hoá
nghề nuôi cá rô phi trong nước cũng như
trên thế giới. Và quan trọng nhất là
cần phải đảm bảo có một
thị trường tiêu thụ thích hợp cho
những sản phẩm mà họ làm ra.
Nguồn: Asian Aquaculture Magazine
T.11-12/2003, TTKHTS số 1/2004
Giáo trình Chọn và thả cá giống - MĐ03: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi
Giáo trình Chọn và thả cá giống thuộc MĐ03 nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. Nội dung giảng dạy gồm 4 bài: chuẩn bị thả cá giống, chọn cá giống, vận chuyển cá giống, thả cá giống. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
...
Xem chi tiết
Chia sẻ bài báo này với bạn bè.