Vì sao trái xoài không chín

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Vì sao trái xoài không chín

Vì sao trái xoài không chín

Năm 1999 nhân dân xã tôi có phong trào trồng nhiều loại cây ăn quả như vải, nhãn, hồng và xoài. Nhìn chung cây giống được mua của Viện nghiên cứu rau quả TW đảm bảo chất lượng, cây sinh trưởng, phát triển khỏe, ra hoa, đậu quả tốt. Điều băn khoăn của bà con chúng tôi là tuy cây xoài ghép phát triển mạnh, quả sai và to, song đã 3 năm chúng tôi bị thất thu vì xoài không chín được. Quả xoài được trẩy xuống khi vỏ đã đốm vàng, hết nhựa, đem giấm như giấm chuối hoặc để trong hộp thì sau 5-7 ngày quả tự sém lại, các vết xám lớn dần và cuối cùng bị thối hết quả. Xin quí báo cho biết nguyên nhân và cách xử lý đạt kết quả. (Phạm Quang Trung-Thôn 9, xã Nguyễn Huệ, Đông Triều, Quảng Ninh).

Trả lời:

Theo yêu cầu của bác, chúng tôi đã làm việc với Ths.Bùi Quang Đăng, Phó trưởng phòng Cây ăn quả, Viện nghiên cứu rau quả TW - một cán bộ khoa học có nhiều công trình nghiên cứu sâu về cây xoài để tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục. Theo Ths. Đăng thì hiện tượng quả bị thối sau khi được thu xuống và trong quá trình xử lý giấm chín như miêu tả hoàn toàn là do nấm gây ra. Có một số nấm có khả năng gây hiện tượng thối, nhưng chủ yếu là do nấm Collectotrichum gieosporiodes (nấm gây ra bệnh thán thư). Nấm bệnh ký sinh trên vỏ quả từ khi quả còn ở trên cây, nhưng chưa gây hại đáng kể. Sau khi quả được thu xuống, giấm chín trong điều kiện ủ ấm thì nấm bệnh bắt đầu sinh trưởng mạnh và gây ra hiện tượng thối. Muốn hạn chế hiện tượng thối quả sau thu hoạch trước tiên phải nghĩ đến việc loại trừ nấm bệnh kể trên ra khỏi vỏ quả ngay từ khi quả còn chưa được thu hoạch. Để làm được việc này người trồng xoài cần phải áp dụng triệt để một số yêu cầu kỹ thuật sau :

- Cắt tỉa những cành yếu, cành mọc chen nhau trong tán để tạo điều kiện cho ánh sáng xuyên vào phía trong của tán cây, ngăn cản sự hình thành và phát triển của nấm bệnh.

- Sau khi thu quả xong cần tiến hành vệ sinh vườn, quét gốc cây bằng dung dịch Boođô 5%, phun dung dịch này ở nồng độ 1% lên toàn bộ tán cây, mặt trên và mặt dưới của lá. Phun định kỳ từ 1-1,5 tháng/lần và dừng phun thuốc khi cây chuẩn bị ra hoa. Sau khi đậu quả vẫn dùng dung dịch Boođô để phun, dừng phun trước khi thu quả khoảng 20 ngày. Có thể dùng thêm một số thuốc BVTV khác để hạn chế nấm bệnh này như: Benlat C, Ridomil MZ pha với nồng độ 0,2-0,3% (20-30g thuốc/bình 10 lít nước). Một kinh nghiệm nữa để phòng bệnh hại có hiệu quả mà lại rẻ tiền là vào đầu tháng 4 đến trung tuần tháng 5 khi thấy quả đã đậu, ổn định và sau khi đã tỉa bỏ bớt những quả nhỏ, chỉ giữ lại số lượng quả phù hợp trên chùm thì tiến hành bao trái bằng túi giấy chuyên dụng. Mục đích của việc bao trái là ngăn chặn sự gây hại của nấm bệnh (đặc biệt là bệnh thán thư hại quả), côn trùng và các tác động bất lợi của thời tiết để có quả xoài đẹp về mã quả, chất lượng tốt. Trước khi bao quả nên tiến hành phun thuốc BVTV một lần. Trước khi thu hoạch khoảng một tuần nên tháo bỏ bao giấy cho mã quả đẹp hơn, hấp dẫn người tiêu dùng hơn.

- Bón phân cân đối để tăng cường sức đề kháng của cây.

(Nhấn vào đây để xem chi tiết)

Ngoài ra nguyên nhân một số quả bị thối sau khi được hái xuống có thể do thu chưa đúng cách, cần lưu ý một số khâu sau :

- Thu quả vào lúc trời mát (sáng hoặc chiều, tránh lúc trưa nắng), quả thu xuống phải đặt trong bóng râm, tránh ánh sáng trực xạ vào thời điểm này dễ làm quả mau bị thối, không để trực tiếp xuống đất vì các loại nấm bệnh có sẵn trong đất rất dễ xâm nhập vào quả và gây hại.

- Quả thu xuống cần rửa sạch bằng nước lã, để ráo vỏ trước khi đem giấm.

Sở dĩ bác giấm xoài không chín là vì bác làm chưa đúng cách, nhất là với một số giống xoài khó chín như xoài Úc hoa tím, xoài Irwin, xoài vỏ xanh Đài Loan v.v… Theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu rau quả thì nên xử lý quả bằng đất đèn với lượng 2g/1kg quả trong khoảng 48 tiếng trong điều kiện tương đối kín, sau đó để quả ở chỗ thoáng cho chín tự nhiên thì xoài sẽ chín đều, đảm bảo chất lượng.

Web An Giang, 8/9/2004 

www.nonghoc.vn

 

Cho xoài ra hoa sớm 

Trong điều kiện bình thường, xoài thường cho thu hoạch vào tháng 3, tháng 4 (âm lịch), giá thường thấp. Một số nhà vườn  ở các tỉnh phía nam đã tìm cách điều khiển cho xoài ra hoa sớm bán trong dịp Tết nguyên đán, giá trị cao hơn. Chúng tôi xin giới thiệu một biện pháp xử lý cho xoài ra trái nghịch mùa.

Biện pháp này thường được áp dụng cho những giống Xoc a năn, Nam dok mai, xoài bưởi, canh nông, khó áp dụng đối với các giống xoài cát (nhất là xoài cát Hòa Lộc), xoài Khiêu xa vơi, Nên thực hiện đối với cây khỏe mạnh, phát triển đồng đều, không sâu bệnh, cây đã sinh trưởng thành thục. Các biện pháp canh tác thích hợp như tưới nước, bón phân cân đối, tỉa cành, tạo tán đều có tác dụng tốt cho mục đích xử lý ra hoa sớm.

Ẩm độ đất: Một trong những điều kiện thuận lợi cho xoài ra hoa là phải qua một thời kỳ khô hạn khoảng 20-30 ngày.

Sau khi thu hoạch trái vào tháng 4-5 (âm lịch), tiến hành cắt cành, tạo tán, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành khuất trong tán. Vun xới quanh gốc (từ gốc cho tới hết bóng tán lá) và bón phân cho cây quanh tán ở độ sâu 15-20 cm.

Bón phân:

(Nhấn vào đây để xem chi tiết)

www.nonghoc.vn

 

Hạn chế việc rụng hoa và trái non ở xoài

Mặc dù xoài thường ra hoa rất nhiều nhưng rụng hoa, rụng trái non cũng không ít, đôi khi tỷ lệ rụng hoa và trái non lên đến 99%. Dưới đây là một số nguyên nhân và biện pháp phòng chống tình trạng này ở xoài.

Nguyên nhân

-  Xoài rụng hoa và trái non nhiều có thể do hiện tượng ra quả cách niên. Nhiều cây xoài, đặc biệt là những cây già thường kiệt sức sau một vụ mang trái nên vụ sau thường ra rất ít quả, hoặc không có. Tuy nhiên, cũng có những giống xoài như xoài cát, Thanh Ca thường xuyên xuất hiện hiện tượng ra quả cách niên.

-  Thời tiết không thích hợp (mưa gió, ẩm thấp...) cũng ảnh hưởng đến sự thụ phấn vì nó cản trở sự hoạt động của những côn trùng thụ phấn hoặc làm rữa hạt phấn không cho nảy mầm trên nhụy hoặc làm vỡ hạt phấn. Tỷ lệ thụ phấn cao khi trời nóng và khô.

- Việc rụng hoa nhiều cũng có thể xuất hiện từ yếu tố di truyền, giống nào có cuống to thường ít rụng hoa và trái.

- Thiếu nước và dinh dưỡng trong thời gian mang trái cũng làm trái non rụng nhiều.

- Ngoài ra, một số sâu bệnh như: rày bông xoài, bù lạch, bệnh thán thư... cũng thường gây nên hiện tượng rụng hoa, trái non ở xoài.

Biện pháp khắc phục

- Cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ cho cây trong thời gian ra hoa và mang trái  (nếu thừa nước trong thời gian này cũng làm tăng khả năng rụng hoa, trái).

- Sau khi thu hoạch nên xén tỉa những cành bị sâu, cành già, đồng thời bón phân đầy đủ, nhất là phân đạm để giúp cây phục hồi nhanh và tích luỹ đủ chất dinh dưỡng cho vụ sau. Có thể phun thêm phân bón lá (có chứa đồng, kẽm, mangan và ma nhê) vào giai đoạn ra lá non để cây phát triển  tốt.

-  Hạn chế phun nhiều thuốc trừ sâu trong gia đoạn ra hoa để không ảnh hưởng đến các côn trùng thụ phấn, đặc biệt ruồi nhà là côn trùng thụ phấn tốt nhất cho xoài.

- Xác định đúng đối tượng sâu bệnh và chọn đúng thuốc để phòng trừ.

- Trong thời gian từ 2 - 7 tuần sau khi trổ, hoa (trái non) thường dễ rụng do cuống tạo tầng rời, vì thế nên phun chất điều hoà sinh trưởng như NAA hoặc GA3, có thể phun 2- 3 lần. Lần đầu khoảng 15-20 ngày sau khi hoa nở rộ, lần sau khi trái to bằng ngón tay cái. Giai đoạn đầu phun NAA (50ppm), những giai đoạn sau nên phun GA3 sẽ giúp cây phát triển nhanh và giảm rụng trái. Cần phun đúng liều lượng trong khuyến cáo để tránh gây thiệt hại cho cây trồng.

Cần tỉa bớt trái nếu cây ra quá nhiều, nhất là những cây  tuổi còn nhỏ, nếu để trái nhiều sẽ làm cây kiệt sức ở vụ sau. 

NTNN, 22/9/2003

www.nonghoc.vn

 

Vì sao trái chín?

Ethylene, một kích thích tố thực vật: Những kích thích tố (hormone) thực vật như ethylene, gibberelline, abscisic auxine, acid... Vì sao trái chín? 1. Ethylene, một kích thích tố thực vật: Những kích thích tố (hormone) thực vật như ethylene, gibberelline, ... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
Top các mẫu nhẫn cưới hình trái tim - Tình yêu hạnh phúc và lãng mạn
by duyhung112345
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #39
Chiêu số 39: Rễ lan được coi như buồng phổi. Chúng cũng cần không khí để thở. Giữ cho chúng đừng bị ngộp trong đất trồng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #84
Chiêu số 84: Trong nhà thường có độ ẩm rầt thấp 10-30% không thích hợp với lan. Lan đòi hỏi một độ ẩm tối thiếu là 40%.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #39
Chiêu số 39: Rễ lan được coi như buồng phổi. Chúng cũng cần không khí để thở. Giữ cho chúng đừng bị ngộp trong đất trồng.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #83
Chiêu số 83: Nước tưới không nên dùng nước đã qua hệ thống lọc bằng muối (Soft water)



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #8
Chiêu số 8: Mua lan nên thấy hoa, khi mình thích hoa đó rồi thì giá nào cũng có thể mua miễn đừng quá mắc, không nên mua lan theo nghe nói hoặc theo sở thích người khác.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #54
Chiêu số 54: Phân chia cây là một vấn đề. Cần lưu ý là cây càng lớn thì cho ta càng nhiều giò hoa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #36
Chiêu số 36: Sau khi thay chậu, giữ cho cây lan khô ráo 1 tuần làm cho rễ bị gãy, giập chóng lành và tránh nhiễm độc.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #57
Chiêu số 57: Luôn luôn phải thử môi trường xung quanh khi quyết định đặt cây lan ở cây lan chỗ nào. Nếu buổi sáng chỗ ấy có mặt trời chiếu vào thì ta phải ở ngay chỗ đó để thử sức nắng và quyết định xem loại Hoa lan nào thích hợp với ánh nắng đó, ví dụ với lan Dendrobium Úc hay với lan Laelias.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #43
Chiêu số 43: Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #35
Chiêu số 35: Nên thay chậu ít nhất mỗi 2 năm một lần và chỉ tưới sau một tuần lễ.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT