Những điều cần biết về bệnh liên cầu khuẩn trên lợn

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Những điều cần biết về bệnh liên cầu khuẩn trên lợn

Những điều cần biết về bệnh liên cầu khuẩn trên lợn

Bệnh liên cầu khuẩn là một loại bệnh rất nguy hiểm do liên cầu khuẩn Streptococcus suis gây ra, có thể lây truyền bệnh từ lợn sang người và gây tử vong. Người nhiễm bệnh, cũng có triệu chứng như viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Con đường lây truyền bệnh từ lợn bệnh sang người có thể qua các vết thương ở da, đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở lợn bệnh.

Người có nguy cơ dễ nhiễm bệnh từ lợn gồm: người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, giết mổ gia súc, cán bộ thú y, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt lợn ốm chết.

Vi khuẩn Strepcoccus suis tồn tại trong phân, bụi bẩn, xác lợn và ở cả ruồi trong một thời gian dài. Bệnh có thể truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con bị lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và máu.

Tùy trường hợp chúng ta có thể phát hiện bệnh ở một số triệu chứng như sau:

- Quá cấp: Lợn bệnh chết rất nhanh.

- Cấp tính: Biểu hiện thần kinh: Liệt hai chân sau nên ngồi “có tư thế như chó ngồi”, lúc đi ưỡn người ra phía sau, run rẩy, co giật dẫn đến chết trong vòng 3 tuần tuổi sau cai sữa. Tiến triển bệnh: Lợn bệnh giảm ăn, đỏ da, sốt, suy nhược, mất thăng bằng, đi khập khiễng, bại liệt, run và co giật, mù, điếc.

- Mãn tính: Lợn bệnh bị viêm khớp.

- Nhiễm trùng máu ở lợn con mới sinh: Gây “Hội chứng lợn con gầy còm”. Lợn bệnh biểu hiện lúc đầu đẻ ra bình thường, 1 - 2 ngày sau ngừng bú, lờ đờ, chạm tay vào thấy lạnh và thường chết trong khoảng 12 - 24 giờ sau khi sinh.

- Viêm phổi do Strep.Suis phổ biến nhất ở lợn 2 - 4 tuần tuổi. Đặc biệt đây là bệnh thứ phát chiếm ưu thế trong bệnh tai xanh (PRRS).

Điều trị:

Cách 1: - Phối hợp tiêm bắp 1ml kháng sinh Enroseptyl-L.A với 1ml kháng khuẩn Pharseptyl-L.A tiêm cho 10kgP/lần. Mũi đầu tiêm cho cả đàn, sau đó chỉ tiêm con ốm để diệt vi khuẩn.

- Tiêm bắp Phar-nalgin C cho lợn bệnh để giảm đau hạ sốt.

- Cho cả đàn uống hoặc ăn Phar- C vimix, 1g/lít nước hoặc 2g/kg thức ăn để giải độc, nâng cao sức đề kháng.

Cách 2: - Cho cả đàn uống/ăn 5 ngày kháng sinhAmpi-col hoặc Pharamox (1g/lit nước hoặc 2kg/1tấn cám lợn vỗ béo).

- Cho uống/ăn Phartigum B, 2g/lít nước hoặc 4g/kg TĂ để giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng.

- Đối với cả thể ốm tiêm thêm 1 trong các loạikháng sinh sau: Pharthiocin, Bocinvet-L.A, Bocin-pharm hoặc Pharcolapi (1ml/10kgP, 1lần/ngày).

Chú ý:

Dùng Etox-pharm phun diệt ruồi với liều 1ml/1lít nước, 1lần/15 ngày để diệt ruồi. Vì vi khuẩn liên cầu sống ít nhất 5 ngày ở trong cơ thể ruồi.

Kinh nghiệm điều trị: Đo nhiệt độ trực tràng nếu heo sốt cao trên 40oC, què, liệt chân, bỏ ăn... Tiêm kháng sinh penicilline + streptomycine cho heo bệnh, nếu trong vòng 2 - 3 ngày heo bớt bệnh thì heo bệnh là do liên cầu khuẩn gây ra.

Lê Thuận (Khuyến nông TPHCM)

 

Chữa bệnh liên cầu khuẩn lợn

Khi lợn bị mắc liên cầu, dùng thuốc Lincogen.LA, kết hợp với một trong các loại thuốc dùng để phòng bệnh nêu trên. Tiêm bắp cho lợn mỗi loại 0,5 ml/ lần tiêm/ cho từ 5 đến 8 kg trọng lượng cơ thể lợn.

Gần đây có nhiều thông tin liên quan đến bệnh liên cầu khuẩn lợn có thể lây từ lợn sang người, khiến không ít người tiêu dùng hoang mang khi sử dụng sản phẩm từ lợn. Trên thực tế, bệnh chỉ lây sang người khi sử dụng các thức ăn chế biến dưới dạng tái, sống như tiết canh, nem chua... Các thức ăn đã chế biến chín, qua nhiệt độ sôi, vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn, không còn khả năng gây hại. Đáng quan tâm khi lợn ốm, phải chẩn đoán nhanh, có biện pháp điều trị kịp thời, vừa bảo đảm diệt khuẩn tốt lại vừa chữa lành bệnh cho lợn, hạn chế lây lan bệnh.

Lợn mắc liên cầu khuẩn thường có triệu chứng lâm sàng là bị viêm phổi, kết hợp bị sưng khớp, bị què, ăn ít hoặc bỏ ăn. Nếu không điều trị sớm, khớp bị làm mủ, bệnh kéo dài có thể làm cho lợn bị chết hoặc biến chứng sang nhiều loại bệnh khác. Có thể phòng bệnh liên cầu lợn bằng các loại thuốc T. Gastron; Vidan-T; T.Amoxygen; Anagin+ Vít C. Đây là các loại thuốc hiệu dụng nhất hiện nay dùng để phòng bệnh cho lợn. Định kỳ dùng thuốc tốt nhất 3 tháng/lần; đối với lợn nái, lợn đực giống có thể kéo dài 6 tháng/lần dùng thuốc.

Khi lợn bị mắc liên cầu, dùng thuốc Lincogen.LA, kết hợp với một trong các loại thuốc dùng để phòng bệnh nêu trên. Tiêm bắp cho lợn mỗi loại 0,5 ml/ lần tiêm/ cho từ 5 đến 8 kg trọng lượng cơ thể lợn. Thực hiện tiêm 2 lần/ngày, thời gian giữa 2 lần tiêm là 12 tiếng đồng hồ. Trường hợp khớp bị viêm hóa mủ, ngoài việc tiêm bắp còn phải tiêm trực tiếp vào vùng có mủ. Cũng có thể dùng phác đồ điều trị khác: dùng Ceftiofur, kết hợp với Lincogen.LA để điều trị sẽ cho kết quả tốt, lợn khỏi bệnh nhanh, tiết kiệm thời gian điều trị bệnh cho lợn.

Người chăn nuôi lợn có thể tìm mua các loại thuốc trên tại đại lý phân phối độc quyền ở số 332 Lê Thanh Nghị (TP Hải Dương), bởi các cửa hàng thuốc thú y khác trên địa bàn tỉnh hiện chưa có bán các loại thuốc này.

PGS-TS LÊ VĂN NĂM (Báo Hải Dương, 23/05/2010)

 

Những điều cần biết về chăm sóc lợn nái

Quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái ở nông hộ, bà con cần lưu ý một số điểm sau đây: - Lợn nái chửa nuôi theo 2 giai đoạn: giai đoạn I (84 ngày chửa đầu) khối lượng bào thai đạt khoảng 25-30%; giai đoạn II (khoảng 30 ngày chửa cuối) bào thai phát triển nhanh, chiếm khoảng 65-70% khối lượng... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
Top các mẫu nhẫn cưới hình trái tim - Tình yêu hạnh phúc và lãng mạn
by duyhung112345
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #17
Chiêu số 17: Nếu những cây Dendrobium của bạn có vẻ chết thì đừng có liệng chúng đi. Hãy trút cây ra khỏi chậu và để nơi mát với ánh sáng vừa phải. Đôi khi (và chỉ hy vọng), cây con "kei ki" sẽ mọc ra ở chỗ thân khô.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #82
Chiêu số 82: Khi tưới phải đợi cho khô rồi mới tưới và tưới cho thật đẫm, hoặc tưới đi rồi tưới lại.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #83
Chiêu số 83: Nước tưới không nên dùng nước đã qua hệ thống lọc bằng muối (Soft water)



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #54
Chiêu số 54: Phân chia cây là một vấn đề. Cần lưu ý là cây càng lớn thì cho ta càng nhiều giò hoa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #72
Chiêu số 72: Thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón nhiều phân, tưới nhiều nước là giết cây lan mau lẹ. Đừng bao giờ bón phân khi chậu cây quá khô, cây sẽ bị khựng lại.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #63
Chiêu số 66: Nếu bạn muốn khử trùng mà không dùng đến lửa thì dùng 10% thuốc tẩy giặt Chlorox (bleach) hay 3% nước Oxy già (H2O2) pha với nước.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #74
Chiêu số 74: Nên nhớ chỉ bón ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước (4 lít). Nên áp dụng câu Weekly và Weekly, nghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #71
Chiêu số 71: Tránh rễ bị úng nước trong chậu lớn bằng cách đặt 1 chậu nhỏ ngược đầu vào trong chậu lớn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #41
Chiêu số 41: Chia lan với hai hay nhiều củ mầm cộng với bộ rễ hoàn hảo sẽ làm cho cây sống dễ dàng hơn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #53
Chiêu số 53: Dùng lưỡi dao cạo "xài rồi bỏ" (disposable razor blades) để cắt rễ hay chia cây; sau đó bỏ đi. Tính ra chỉ có 5 cent cho mỗi cây.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT