Hiện tượng da lu, da cám trên quả bưởi

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Hiện tượng da lu, da cám trên quả bưởi

Hiện tượng da lu, da cám trên quả bưởi

Hiện tượng da lu, da cám trên trái bưởi long nói riêng và trên các loại trái thuộc họ cam quýt thực chất là do loài nhện gây ra. Triệu chứng do nhện hại gây nên hay bị nhầm lẫn với một số loại bệnh khác như bệnh sẹo hay còn gọi là bệnh ghẻ nhám do nấm Elsinoe fawcettii gây ra do loài côn trùng này có kích thước rất nhỏ mắt thường khó phát hiện nên ít được chú ý. Chỉ tính riêng trên các cây họ cam quýt (Citrus) các nhà khoa học đã bắt gặp tới 5 loài nhện hại với các đặc điểm và mức độ hại khác nhau, đó là:

Nhện đỏ (Panonychus citri)

Nhện đỏ tươi (Bveripalpus sp)

Nhện rám vàng (Phylocoptruta oleivora)

Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus)

Nhện sọc trắng (Calacarus citrifolli).

Trong số 5 loài nói trên thì có tới 3 loài thường gặp và gây hại nặng hơn cả là: Nhện đỏ, nhện rám vàng và nhện trắng.

Nhện đỏ: Cơ thể của nhện đỏ có hình bầu dục, trông như con mạt gà, dài khoảng 0,3-0,4mm. Nhện trưởng thành có 8 chân, màu nâu đỏ, không có cánh, bò nhanh. Cả nhện trưởng thành và ấu trùng chủ yếu sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những búp lá non cho đến khi lá trở thành bánh tẻ, trên bề mặt nụ hoa, cuống đài hoa và trên vỏ trái non... Triệu chứng điển hình là sự chích hút của nhện vào các bộ phận non của cây (lá, chồi, vỏ trái non) tạo nên các vết châm màu trắng bạc xung quanh (với lá) hoặc các vết thâm đen, nổi xù xì do tinh dầu trên vỏ quả non bị vỡ túi tinh dầu và bị ô xy hóa. Ở mật độ cao, bị chích hút nhiều, toàn bộ lá sẽ chuyển sang màu trắng bạc do lá bị mất hết diệp lục, lá nhỏ, rụng sớm, cây còi cọc, kém phát triển; quả non không lớn được, méo mó, tạo thành các vết sần sùi màu nâu xám và thô nhám như có phủ một lớp cám bên ngoài (nhiều nơi gọi là bệnh da cám) và dễ bị rụng sớm. Nhện đỏ thường gây hại nhiều nhất là thời kỳ mùa khô, những nơi thường bị hạn, ít được tưới.

Nhện trắng: Gây hại chủ yếu trên quả làm cho quả không lớn được, mã quả xấu, làm giảm giá trị thương phẩm. Trên các quả non có đường kính dưới 1 cm nhện trắng gây hại để lại các vết rám màu đen hoặc màu đồng nâu bóng không bình thường (nhiều nơi gọi là hiện tượng da lu). Trên những vườn cam, bưởi già tỉ lệ quả bị rám cao hơn so với các vườn mới bước vào thu hoạch. Trong một cây, mật độ nhện trắng trong tán luôn cao hơn ngoài tán; mật độ nhện trắng ở tán cây phía Bắc và phía Nam thường cao hơn ở phía Đông và phía Tây. Nhìn chung, nhện trắng ưa ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ.

Nhện rám vàng: Loài này có kích thước nhỏ hơn 2 loài nhện đỏ và nhện trắng nên mắt thường khó nhìn thấy. Nhện rám vàng thường chỉ tập trung tấn công trên các quả non họ cam quýt , đặc biệt là loài bưởi đơn như bưởi da xanh, bưởi long, bưởi Năm Roi, bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng... Triệu chứng điển hình trên vỏ quả bưởi bị hại là chúng tạo thành các vệt hoặc toàn bộ vỏ quả có màu trắng, quả bị dị dạng, khô nước không ăn được. Nếu bị gây hại nặng quả non sẽ bị rụng sớm. Cũng như nhện trắng, nhện rám vàng thường tấn công ở các vườn cam, bưởi già, kém được chăm sóc.

Biện pháp phòng trị: Cần chú ý theo dõi vườn cây để có những biện pháp phòng trị tổng hợp như: Trồng đúng mật độ, không nên trồng dày làm vườn cây thiếu ánh sáng tạo điều kiện cho các loài nhện sinh sôi nẩy nở và gây hại. Thường xuyên làm sạch cỏ, phát quang bờ lô, cắt tỉa, tạo tán thông thoáng, bón phân đầy đủ và cân đối NPK và phun thêm các chất trung, vi lượng nhằm giúp bộ lá phát triển tốt, cây khỏe mạnh thì hạn chế được sự gây hại của nhện. Trong trường hợp phát hiện thấy mật độ thấp không nên phun thuốc theo định kỳ vừa gây nhờn thuốc, vừa diệt hết các thiên địch có ích có tác dụng diệt nhện non và nhện trưởng thành. Chỉ nên phun thuốc khi mật độ đang tăng cao, có khả năng gây hại lớn và khả năng phát dịch vào lúc cây đang ra lộc non, quả vừa đậu và đang lớn thì hiệu quả diệt nhện mới cao. Có thể dùng các loại thuốc như Ortus 5SC, Danitol 10EC, Selecron 500EC/ND... pha nồng độ 0,1% (pha 10cc/bình 8-10 lít), phun kỹ cả 2 mặt tán lá, đặc biệt là phía dưới, phía trong tán và trên mặt quả non. Kinh nghiệm nhiều nơi nên dùng thuốc Ortus 5SC của Nhật Bản vì có hiệu lực cao và kéo dài với tất cả các pha phát triển của nhện hại, ít độc đối với ký sinh và thiên địch, an toàn với người

NNVN  31/12/2004

 

Ruồi – côn trùng mới đang gây hại trên bưởi

Trong những năm gần đây, diện tích trồng bưởi ngày càng mở rộng, nhất là bưởi da xanh, vì đây là loại trái cây có giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, hiện nay trên các vườn bưởi ở tỉnh Bến Tre đang bị đe dọa bởi một loại dịch hại mới phát triển và gây hại phổ biến trên các đọt bưởi mới ra, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây bưởi, đó là ruồi hại đọt bưởi

Ruồi thuộc bộ Diptera họ Cecidomyiidae, tên tiếng Anh là Gall midge. Ruồi trưởng thành rất nhỏ, màu vàng nâu, dài khoảng 1,5mm. Chúng đẻ trứng trên các đọt bưởi vừa mới nhú ra như búp trà, sau đó nở ra dòi. Trứng rất nhỏ, mắt thường khó có thể nhìn thấy. Trứng nở trong vòng 1-2 ngày. Ấu trùng dạng dòi, mới nở màu trắng , tuổi lớn ngã màu vàng, dài khoảng 1,9mm. Chúng sống trong các đọt non chưa mở ra. Ấu trùng sống khoảng 8-12 ngày. Ấu trùng sau khi đẫy sức bún mình xuống đất hóa nhộng. Nhộng có màu vàng sáng khi mới và chuyển màu vàng đen khi sắp thành ruồi.

Đây là loại côn trùng mới xuất hiện trong thời gian gần đây, phá hại rất nhiều vườn bưởi, gây thiệt hại khá nặng. Triệu chứng để nhận biết sự xuất hiện của côn trùng này là những lá non bị nâu đen và rụng, chỉ còn trơ lại cọng đọt. Tuy nhiên, nếu nông dân phát hiện giai đoạn này thì quá trễ mà phải quan sát khi đọt vừa mới nhú ra khoảng 1-2cm, dùng tăm vạch lá non sẽ thấy dòi sinh sống trong đó với mật số rất cao.

Ruồi thuộc loài đa ký chủ ký sinh trên nhiều loại cây trồng.

Biện pháp phòng trừ:

Đây là loại côn trùng mới phát triển trong thời gian gần đây nên những nghiên cứu cũng như kinh nghiệm phòng trừ chưa nhiều, song bước đầu có những khuyến cáo như sau:

+ Ruồi gây hại ở giai đoạn đọt non mới phát triển, vì thế nên phun thuốc vào lúc lá non chưa mở, mới có sự hiện diện của chúng.

+ Cần vệ sinh vườn cho thông thoáng.

+ Dùng bẫy màu vàng để bắt ruồi trưởng thành.

+ Phủ màng bạc nylon ở gốc để ngăn cản sự hóa nhộng của ruồi.

+ Có thể phun dầu khoáng SK Enspray 99 ngay lúc ra đọt non.

+ Một số thuốc hóa học có hiệu quả như Map Jono 700WP + Map Green 6AS ( liều lượng 1gr + 8ml / bình 8 lít ) ; Map Winner 5 WG + Map Green 6AS ( liều lượng 2gr + 8ml / bình 8 lít ), Confidor 100SL liều lượng 6ml / bình 8 lít.

Chú ý: Ruồi rất mau tái nhiễm trở lại khi cây có đọt non mới, do đó phải theo dõi thường xuyên khi đọt non ra để xử lý.

KS Nguyễn Thị Nguyệt - Đồng Khởi, 14/5/2010

Hiện tượng da lu, da cám trên quả bưởi

Hiện tượng da lu, da cám trên trái bưởi long nói riêng và trên các loại trái thuộc họ cam quýt thực chất là do loài nhện gây ra. Triệu chứng do nhện hại gây nên hay bị nhầm lẫn với một số loại bệnh khác như bệnh sẹo hay còn gọi là bệnh ghẻ nhám do nấm Elsinoe fawcettii gây ra do loài côn... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc
Người phản hồi Võ hiếu Hòa ngày Sunday, July 31, 2016 2:58 PM
Bưởi đang tươi tốt tự nhiên  khô lá rồi chết xin hỏi bệnh gì, cách phòng trị

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #10
Chiêu số 10: Cây lan có thể xuống giá rất nhanh. Hiện tại mong muốn sở hữu độc quyền một cây lai rất khó vì công nghệ nuôi cấy lan bây giờ phát triển quá nhanh.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #46
Chiêu số 46: Quan trọng nhất vẫn là thoáng khí vì sẽ gỉảm thiểu bệnh tật gây ra vì tưới quá nhiều, hay vì quá nóng hay quá ẩm. Nên kiếm một cái quạt nhỏ cho những cây để trong nhà.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #74
Chiêu số 74: Nên nhớ chỉ bón ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước (4 lít). Nên áp dụng câu Weekly và Weekly, nghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #26
Chiêu số 26: Giữ cho rễ khoẻ mạnh bằng cách tưới nước vừa phải, bón phân đúng cách thì lá và hoa sẽ đương nhiên tốt tươi.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #66
Chiêu số 65: Nếu bạn đang tìm kiếm một loại lan trưng bày trong nhà thì cứ thử trồng cây Hồ-Điệp. Nó sinh ra để trồng trong nhà.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #1
Chiêu số 1: Những nguyên tắc cơ bản cho người trồng lan: - Khô nhưng không hạn. - Ẩm nhưng không ướt.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #21
Chiêu số 21: Để đỡ những cây lan có rễ bò ra ngoài như Vanda hoặc Epidendrum thì dùng ba que tre, buộc chụm lại trên đầu (như cái lều mọi).



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #80
Chiêu số 80: Lan không ưa không khí tù hãm và ưa có sự lay chuyển không khí cho nên cần một chiếc quạt nhỏ có thể xoay chuyển được (oscillating).



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #4
Chiêu số 4: Không nên di chuyển, dời đổi thường xuyên cây lan.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #75
Chiêu số 75: Ngoài ra khi cây đã đâm chồi hoa hay ra nụ không cần bón phân nữa.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT