Hoa Lan Bí Kíp #36
Chiêu số 36:
Sau khi thay chậu, giữ cho cây lan khô ráo 1 tuần làm cho rễ bị gãy, giập chóng lành và tránh nhiễm độc.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #33
Chiêu số 33:
Hãy dùng giấm cất hơi (distilled) để chùi chất muối bám vào thành chậu đất.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #83
Chiêu số 83:
Nước tưới không nên dùng nước đã qua hệ thống lọc bằng muối (Soft water)
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #15
Chiêu số 15:
Bạn có thể ngắm đã con mắt hoa của những cây đơn thân nếu trồng chúng chung với nhau trong một chậu lớn thay vì trồng riêng mỗi cây vào một chậu nhỏ.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #80
Chiêu số 80:
Lan không ưa không khí tù hãm và ưa có sự lay chuyển không khí cho nên cần một chiếc quạt nhỏ có thể xoay chuyển được (oscillating).
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #16
Chiêu số 16:
Vào mùa nóng, khô, ta có thể nhúng cả chậu vào nước sạch hoặc (nếu cần) nhúng toàn thân cây lan vào nước khoảng 15 phút. Làm như vậy mỗi tháng ta có thể ngăn ngừa sâu bọ làm ổ và rửa sạch những chất khoáng tồn đọng trong chậu.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #52
Chiêu số 52:
Khi chia cây hay cắt cây con “keiki”, ta rắc bột quế vào chỗ cắt để tránh lây bệnh.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #67
Chiêu số 67:
Cây lan có củ mầm cần một thời gian khô ráo sau khi tưới và ngược lại với những cây không có củ mầm.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #78
Chiêu số 78:
Không nên tưới vào lá khi trời nắng gắt. Lá và mầm non sẽ bị cháy.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #53
Chiêu số 53:
Dùng lưỡi dao cạo "xài rồi bỏ" (disposable razor blades) để cắt rễ hay chia cây; sau đó bỏ đi. Tính ra chỉ có 5 cent cho mỗi cây.
theo hoalanvietnam.org