Bảo quản trái cây sau thu hoạch: Trước hết không được “làm rơi” trái cây

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Bảo quản trái cây sau thu hoạch: Trước hết không được “làm rơi” trái cây

Bảo quản trái cây sau thu hoạch: Trước hết không được “làm rơi” trái cây

Kể từ khi tiến hành thu hoạch trên vườn cho đến khi được đặt trên bàn ăn, trái cây bị hư hỏng, tổn thất rất nhiều. Một trong các nguyên nhân là hiện nay, phần lớn các loại trái cây bị nhà vườn hoặc người thu gom “làm rơi” từ 30 cm đến 3 m. Để trừ hao, người thu gom trả giá thấp, người bán lẻ “hô” giá cao, cuối cùng chỉ có người tiêu dùng tốn nhiều tiền mua và người trồng cũng mất tiền đầu tư tái sản xuất cho khu vườn. Một biện pháp đơn giản có thể làm trước hết là không được “làm rơi” trái cây!

Sau khi phân tích các yếu tố tác động lên trái cây sau thu hoạch dẫn đến những tổn thất, các chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học Queensland (Úc) đưa ra lời khuyên cho các nhà vườn, người thu gom và chủ vựa: Để giảm bớt thất thoát sau thu hoạch (kể từ khi tiến hành thu hoạch trái cây trên vườn cho đến khi trái cây được đặt trên bàn ăn), trước hết không được “làm rơi” trái cây.

Thí nghiệm: rơi càng cao, hư hao càng nhiều

Thí nghiệm “làm rơi” trái cây của các chuyên gia áp dụng cho nhiều loại trái cây như xoài, táo, chuối, mận…như sau: mỗi loại trái cây lấy 5 trái, ghi số thứ tự 1 - 5 lên vỏ trái. Dựng 1 cây thước xác định độ cao để thực hiện các thao tác “làm rơi” trái cây: 20 cm, 30 cm, 40 cm, 50 cm, 60 cm... Thả tay cho từng trái cây đã đánh số thứ tự giống nhau rơi tự do xuống sàn nhà tương đương với các mức độ cao.

Họ thu lượm trái cây vừa “đánh rơi” để quan sát tình trạng vỏ trái. Ngay sau lúc mới “làm rơi”, chỉ thấy một ít mủ trái loang ra mặt vỏ, hầu như mọi trái vẫn còn nguyên, khó có thể nhận ra từng trái cây đã bị giập như thế nào. Sau 1 ngày quan sát, vết giập trên vỏ trái có vẻ rõ ràng do chỗ giập sạm màu và có dấu móp nhẹ, tăng dần theo các mức của độ cao. Ở các loại trái cây vỏ mỏng, mềm vết giập to hơn. Sang ngày thứ hai tình trạng các vết giập rõ ràng ở vỏ trái và nếu được xẻ ra thấy tình trạng ruột trái có vết bầm giập tăng lên theo độ cao thả trái (xem hình trái táo).

Nếu bố trí thí nghiệm có nhiều mẫu trái cho từng độ cao, nhận thấy rằng khi tăng độ cao và tăng số ngày theo dõi thí nghiệm “làm rơi”, biến thiên của các mức hư hao trái cây tăng lên cùng chiều. Thậm chí có loại trái cây bị thối hoàn toàn (mận, khế…) khi chưa đến tay người tiêu dùng; tính theo số ngày cần để vận chuyển đến thị trường.

Thực tế: chưa có nhận thức đúng

Thực tế, quan sát cách thu hoạch trái cây trên vườn tại Việt Nam, chúng tôi thấy phần lớn các loại trái cây bị nhà vườn hoặc người thu gom “làm rơi” từ 30 cm đến 3 m. Cụ thể, phần lớn trái cây bị trút từ giỏ xuống cần xé trên vườn sau hái và tại vựa thu gom rơi ở độ cao 30 - 50 cm. Khi phân loại tại vựa, trái cây bị quăng từ giỏ này sang giỏ kia - tức là bị “làm rơi” 50 cm - 1 m. Cá biệt, trái bưởi bị giựt bằng câu liêm đã rơi từ độ cao 2 - 3,5 m. Trái khóm (dứa) cắt trên liếp quăng xuống mương đã bị “làm rơi” 3 - 4 m. Trái vừa quăng bị giập một vết nhưng gây cho trái đã ở dưới mương trước đó thêm các vết bầm giập khác. Cá biệt trái sầu riêng nếu để chín tự rụng nhiều trường hợp rơi tự do ở độ cao 3 - 8 m, thậm chí hơn 10 m do cây cao đến 12 - 15 m.

Những vết thương trên vỏ trái cây chính là cửa ngõ cho các loài nấm, vi khuẩn gây thối xâm nhập vào trái. Trong vài ngày vết nhiễm lộ rõ. Trên thực tế vết thối trên trái nhiều nhất là khi đến nhà phân phối. Khi đến tay người tiêu dùng nếu để dành 2 - 3 ngày tỷ tệ trái hư hỏng rất lớn.

Khi trái cây đến công đoạn bán lẻ, trên vỏ, cuống trái xuất hiện vết giập hay xâm nhiễm (trái không giập cũng bị lây) chỉ còn cách bán giá rẻ, hoặc đổ bỏ, gây nên tình trạng thất thu dây chuyền. Quá trình “đánh mất” giá trị sản phẩm nói trên sẽ chi phối đến giá thu mua đầu vườn. Điều đó lý giải tại sao người thu gom trả giá thấp, người bán lẻ “hô” giá cao, người tiêu dùng mất tiền và người trồng cũng mất tiền đầu tư tái sản xuất cho khu vườn.

Vấn đề là phải có nhận thức và hành động đúng trong từng công đoạn suốt chuỗi cung ứng. Tại vườn phải có dụng cụ thu hái thích hợp, để nhẹ nhàng trái cây vào sọt nhựa ngay sau thu hái, không để trái cây xuống đất; che nắng cho trái cây ngay khi hái để trái cây không bị “sốc”. Vận chuyển về nơi đóng gói bằng xe chuyên dùng, làm sạch, đóng gói bằng máy...

Cho dù đã đưa ra không ít quy trình giúp bảo quản trái cây giảm hư hao sau thu hoạch nhưng các chuyên gia ngành bảo quản vẫn tiếp tục bị đau đầu về tình trạng hao hụt trái cây sau thu hoạch vẫn ở mức 20 -30% và không mấy giảm bớt. Nhà vườn vẫn phải bán trái cây mất giá và người mua vẫn phải trả giá cao.

Quy trình bảo quản trái cây thường tích hợp nhiều khâu, vài công đoạn đòi hỏi nâng cấp mặt bằng, cơ sở hạ tầng, thiết bị… làm cho nhà vườn và nhà doanh nghiệp trái cây nhỏ lẻ cảm thấy khó áp dụng. Tuy nhiên trước mắt vẫn có thể làm được một chuyện: không được “làm rơi” trái cây. Sau một thời gian trái cây không “bị rơi”, doanh nhân sẽ sinh lời, tự tin áp dụng các giải pháp bảo quản khép kín dây chuyền cung ứng trái cây hiện đại.

MINH TUẤN - Khoa học kỹ thuật, 18/06/2010

 

Bảo quản trái cây sau thu hoạch: Trước hết không được “làm rơi” trái cây

Kể từ khi tiến hành thu hoạch trên vườn cho đến khi được đặt trên bàn ăn, trái cây bị hư hỏng, tổn thất rất nhiều. Một trong các nguyên nhân là hiện nay, phần lớn các loại trái cây bị nhà vườn hoặc người thu gom “làm rơi” từ 30 cm đến 3 m. Để trừ hao, người thu gom trả giá thấp, người bán lẻ... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #38
Chiêu số 38: Lợi dụng sự giảm giá, hãy mua những cây lan hoa đã tàn, ta sẽ có những cây Hồ-Điệp khác nhau. Suốt năm bạn có đủ bông hoa đẹp khoe sắc.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #1
Chiêu số 1: Những nguyên tắc cơ bản cho người trồng lan: - Khô nhưng không hạn. - Ẩm nhưng không ướt.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #51
Chiêu số 51: Nên giữ lại những nút chai rượu vang (rượu chát) và dùng để trồng lan, nó làm cho thoáng khí chung quanh rễ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #60
Chiêu số 60: Khi tưới nước, đặt chậu lan trên đĩã hứng hoặc đem lại bồn rửa chén và tưới cho đến khi nước hoàn toàn chảy qua lỗ chậu.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #76
Chiêu số 76: Luôn nhớ rằng nếu ít nước, lan sẽ không chết, nhưng quá ướt, lan sẽ bị thối rễ và chết. Quá nhiều phân bón sẽ làm cháy lá, cháy rễ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #59
Chiêu số 59: Nếu giữ được rễ lan tốt lành, thì sau đó cây sẽ khoẻ mạnh.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #33
Chiêu số 33: Hãy dùng giấm cất hơi (distilled) để chùi chất muối bám vào thành chậu đất.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #5
Chiêu số 5: Bất cứ giá thể nào cũng có thể trồng lan nếu điều khiển nước hợp lý.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #52
Chiêu số 52: Khi chia cây hay cắt cây con “keiki”, ta rắc bột quế vào chỗ cắt để tránh lây bệnh.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #50
Chiêu số 50: Để cho cây lên đều nên xoay chậu thường xuyên. Để giữ rễ mọc trong chậu, ta nên xoay sao cho rễ hướng về nguồn sáng.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT