Đặc điểm sinh sản, sinh thái của sò huyết
|
|
Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc,
ngày 7/29/2013,
trong mục "
TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Đặc điểm sinh sản, sinh thái của sò huyết
Đặc điểm sinh sản, sinh thái của sò huyết
Loài sò
huyết Tegillarca granosa (còn gọi là sò huyết blood arca) là một trong số các hải sản quý nuôi phổ biến ở Trung Quốc,
là đối tượng nuôi chủ yếu tại các tỉnh Sơn Ðông, Triết
Giang, Phúc Kiến và Quảng Ðông. Theo thống kê năm 1986, diện tích
nuôi sò huyết là 110.000 mẫu Trung Quốc, sản lượng thu hoạch
trong năm là 24.200 tấn.
Ngay từ
thời Tam Quốc, sò huyết đã nổi tiếng bởi mùi vị thơm ngon, hàm
chứa nhiều vitamin B12, là sản vật quý để bồi bổ cơ thể, vì
vậy được nuôi phổ cập tại nhiều địa phương.
1. Sinh
sản
Sò
huyết là loài nhuyễn thể thụ tinh ngoài, giới tính của chúng có
thể phân biệt dựa vào màu sắc của bộ phận sinh dục, ở con cái
là màu vàng cam, còn ở con đực bộ phận này có màu vàng nhạt.
Sò huyết thành thục và có khả năng sinh sản khi được hai năm
tuổi. Thời gian sinh sản của chúng không giống nhau nhất là khi
được nuôi tại các vùng duyên hải khác nhau. Ví dụ : Sò nuôi
ở tỉnh Sơn Ðông có thời gian sinh sản từ tháng 7 đến tháng 9,
Triết Giang ; tháng 7 - 10, Phúc Kiến : tháng 8 - 11, Quảng Ðông : 8
- 12.
Trong một năm chúng có khả năng sinh sản nhiều lần. Trứng do con
cái đẻ ra sẽ được con đực thụ tinh, thời gian này kéo dài
tới 15 - 20 ngày. Trung bình một con cái (chiều dài 3 cm) một lần
đẻ được 3,4 triệu trứng. Trứng đã được thụ tinh sẽ nở
trong môi trường nước biển, ấu trùng sò huyết ban đầu sống
bằng cách ăn các sinh vật phù du trong nước biển, khi đã lớn hơn
chúng di chuyển xuống sống ở tầng đáy.
2. Sinh
thái
2.1 Vùng biển: Sò huyết tự
nhiên chủ yếu phân bố tại các vùng vịnh vừa và nhỏ có thuỷ
triều lên xuống. Chúng phát triển mạnh nhất tại những vùng
vịnh lớn nhưng cửa vịnh nhỏ. Sò huyết thường sống nông, thích
hợp với điều kiện sống tĩnh, chất nước ổn định.
2.2 Nhiệt độ và độ mặn của nước: Sò
huyết có thể sống ở môi trường có nhiệt độ giao động từ
0 - 35oC, nhiệt độ thích hợp nhất là 15 - 30oC.
Nhiệt độ cao hơn 40oC hoặc thấp dưới - 2oC đều
khiến sò bị chết. Ðộ mặn phù hợp là 6,5 - 29ppt. Nếu độ
mặn của nước thấp hơn 3,8 hoặc cao trên 33 ppt sẽ làm ảnh hưởng
tới khả năng sống của sò, thậm chí sò có thể bị chết.
2.3 Chất đáy: Sò huyết ưa
sống ở vùng bùn cát, bằng phẳng, bề mặt mềm, mịn. Bảng điều
tra dưới đây cho thấy sò thích sống nhất ở nơi có chất đáy
là bùn cát, thứ đến là bùn nhão, sống ít hoặc không sống
tại nơi có chất đáy nhiều cát ít bùn.
Chất
đáy |
Tỉ
lệ (%) |
Số lượng sò sống được (con/m2) |
Bùn |
Cát |
Bùn
nhão |
90 |
10 |
61 |
Bùn
cát |
70 |
30 |
831 |
Cát
bùn |
20 |
80 |
0 |
Cát
bùn |
30 |
70 |
5 |
2.4 Thuỷ triều :
Sò
huyết có thể sống tại cả ba khu vực : Nơi có thuỷ triều cao,
thuỷ triều vừa và thuỷ triều thấp. Nhưng số lượng của sò
huyết tại ba khu vực này rất khác nhau. Theo điều tra của nhóm tác
giả thì khu vực thuỷ triều vừa và thấp có sò huyết sống
nhiều hơn cả.
Ðơn
vị : con/m2
STT |
Thuỷ
triều cao |
Thuỷ
triều vừa |
Thuỷ
triều thấp |
1 |
0 |
165 |
395 |
2 |
5 |
831 |
95 |
3 |
89 |
61 |
12 |
4 |
45 |
203 |
285 |
TC |
139 |
1.260 |
760 |
Web Ninh Thuận
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
Phân Loại Sò huyết thuộc: - Họ: Arcidae - Bộ: Arcoida - Lớp phụ: Pteriomorphia - Lớp: Bivalvia - Tên tiếng Anh: Blood cockle II. Hình Thái - Sò huyết có vỏ dày chắc, có dạng hình trứng, cá thể lớn có vỏ dài 60mm, cao 50mm, rộng 49mm.
Đặc Điểm Sinh Học Của
Sò Huyết
I. Phân...
Xem chi tiết
Chia sẻ bài báo này với bạn bè.