Hoa Lan Bí Kíp #52
Chiêu số 52:
Khi chia cây hay cắt cây con “keiki”, ta rắc bột quế vào chỗ cắt để tránh lây bệnh.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #34
Chiêu số 34:
Dùng lá khuynh-diệp nhỏ bỏ vào mỗi chậu cây lan Hồ-Điệp sẽ ngăn được rệp nhện (spider-mites).
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #78
Chiêu số 78:
Không nên tưới vào lá khi trời nắng gắt. Lá và mầm non sẽ bị cháy.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #2
Chiêu số 2
Tưới phân loãng nhiều lần tốt hơn tưới dầy nồng độ cao.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #55
Chiêu số 55:
Hoa lan cần 50% độ ẩm hay hơn. Đặt cây lan trên một cái khay có đá cuội và nước. Đừng để nước chạm chậu cây.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #36
Chiêu số 36:
Sau khi thay chậu, giữ cho cây lan khô ráo 1 tuần làm cho rễ bị gãy, giập chóng lành và tránh nhiễm độc.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #74
Chiêu số 74:
Nên nhớ chỉ bón ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước (4 lít). Nên áp dụng câu Weekly và Weekly, nghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #14
Chiêu số 14:
Nếu bạn trồng hoa lan ngoài trời thì đừng tưới cây lan khi mặt trời đang chiếu thẳng vào cây. Nước có thể đọng lại, trở nên nóng và làm hại tế bào của cây.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #6
Chiêu số 6:
Mỗi vườn, mỗi vùng có tiểu khí hậu khác nhau, cho nên việc thay đổi cách trồng và tưới theo vườn người khác nên cân nhắc cẩn trọng.
theo hoalanvietnam.org
Hoa Lan Bí Kíp #18
Chiêu số 18:
Đa số cây hoa lan thích ánh nắng ấm áp buổi sáng cho đến chín giờ. Lưu ý điểm này khi bạn định chọn một nơi trồng lan.
theo hoalanvietnam.org