Nằm trong bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc; lộc vừng là cây có thân và gốc đẹp, khi hoa nở có hương thơm, được nhiều người chơi cây cảnh ưa thích.
|
|
Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc,
ngày 7/29/2013,
trong mục "
TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Nằm trong bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng,
lộc; lộc vừng là cây có thân và gốc đẹp, khi hoa nở có hương
thơm, được nhiều người chơi cây cảnh ưa thích.
Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn
Nằm trong bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng,
lộc; lộc vừng là cây có thân và gốc đẹp, khi hoa nở có hương
thơm, được nhiều người chơi cây cảnh ưa thích.
Thông thường lộc vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào
các tháng 6 - 7 và 10 - 11 âm lịch. Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm
sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết.
Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, ta phải tạo
ra một bước đột biến về sinh lý cho cây. Nghĩa là phải làm
cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn
nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi
đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và
sau 3 ngày tiếp theo lá rụng hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng
ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích
thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm
hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên,
thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.
NNVN, 8/2003
Lộc vừng: ưu - nhược điểm khi làm cây cảnh
Hiện nay, cây Lộc vừng đang được người chơi cây cảnh rất mến mộ. Bởi cây lộc vừng hội tụ được nhiều ưu điểm mà cây cảnh cần có: - Nằm trong bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc. Cái tên "lộc" nghe đã hấp dẫn bởi đó cũng là mơ ước chính đáng của nhiều người. - Lộc vừng là cây dễ trồng,...
Xem chi tiết
Chia sẻ bài báo này với bạn bè.