Thử nghiệm nuôi phát dục tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) bố mẹ bằng thức ăn chế biến

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Thử nghiệm nuôi phát dục tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) bố mẹ bằng thức ăn chế biến

Thử nghiệm nuôi phát dục tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) bố mẹ bằng thức ăn chế biến

Nghiên cứu thức ăn chế biến sử dụng trong nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ có vai trò quan trọng trong việc chủ động nguồn tôm bố mẹ phục vụ sản xuất giống. Thí nghiệm được tiến hành với bốn nghiệm thức: chế biến 1 (CB1), chế biến 2 (CB2), kết hợp thức ăn chế biến với thức ăn tươi (KH) và nghiệm thức đối chứng (ÐC - sử dụng thức ăn tươi sống). Kết quả cho thấy, tôm vẫn sống bình thường khi sử dụng thức ăn chế biến nhưng tốc độ sinh trưởng chậm. Chỉ tiêu sức sinh sản tương đối ở nghiệm thức CB2 có giá trị gần tương đương với nghiệm thức ÐC và cao hơn KH. Thành công bước đầu của đề tài là cơ sở để khẳng định khả năng sử dụng thức ăn chế biến trong nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ.

I. MỞ ĐẦU

Tôm sú là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Hiện nay tôm sú được nuôi phổ biến ở hơn 22 quốc gia trên thế giới. ở Việt Nam , nghề nuôi tôm sú phát triển mạnh mẽ từ Bắc tới Nam , đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt vùng nông thôn ven biển. Những thành tựu đạt được đã khẳng định vai trò chủ lực của tôm sú trong nuôi trồng thủy sản hiện tại và tương lai.

Ðể giữ vững và gia tăng sản lượng tôm sú nuôi trong bối cảnh nghề nuôi tôm phải đối mặt với sự ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, cần nhiều giải pháp tổng hợp. Trong đó, việc nghiên cứu gia hóa tôm bố mẹ, hoàn thiện qui trình sản xuất giống tôm sú nhân tạo nhằm nâng cao chất lượng đàn tôm giống chiếm vị trí then chốt, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của vụ nuôi.

Các nghiên cứu về thức ăn chế biến sử dụng trong nuôi vỗ tôm bố mẹ rất cần thiết nhằm chủ động trong công tác sản xuất số lượng lớn tôm giống. Ngoài ra, việc sử dụng thức ăn chế biến còn giải quyết vấn đề lây truyền tác nhân gây bệnh từ thức ăn tươi sống vào tôm bố mẹ, từ đó nhiễm vào tôm giống để rồi bùng phát dịch bệnh ở những ao nuôi thương phẩm sau này. Nghiên cứu này là một bộ phận của đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu công nghệ sản xuất nhân tạo tôm sú bố mẹ chất lượng phục vụ nuôi tôm xuất khẩu do Th.s Ðào Văn Trí (Viện Nghiên cứu NTTS III) làm chủ nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 16/8/2004 đến ngày 6/12/2004 .

Ðịa điểm nghiên cứu: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, Trại giống thực nghiệm - Ðường Ðệ - Nha Trang.

2. Bố trí thí nghiệm

Tôm sú bố mẹ (Penaeus monodon) có nguồn gốc từ đầm (Khánh Hòa) khỏe mạnh, có trọng lượng ban đầu 100-131 g/con cái và 63-81 g/con đực. Tôm bố mẹ được nuôi vỗ trong bể xi măng đồng kích thước 4,85 m3/bể (2,1x2,1x1,1 m), số lượng 7 con/bể, tỷ lệ đực:cái là 2:5. Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức: chế biến 1 (CB1), chế biến 2 (CB2), kết hợp (KH-sử dụng thức ăn tươi + thức ăn chế biến 3) và đối chứng (ÐC-sử dụng thức ăn tươi). 

Thành phần sinh hóa của các công thức thức ăn không có sự sai khác nhiều (bảng 1).

 

Chỉ tiêu Công thức thức ăn
  CB1 CB2 CB3
Prôtêin (%) 43,19 47,35 50,4
Lipid (%) 16,17 16,13 15,7
Khoáng (%) 14,94 15,44 17,86
Xơ (%) <6 <6 <6
Ẩm (%) <11 <11 <11

 

Về thành phần sinh hóa của thức ăn tươi sống bao gồm mực và tôm ký cư sử dụng ở nghiệm thức ÐC và KH thì chúng tôi không có kết quả phân tích. Theo Harrison (1990) thì thức ăn tự nhiên có hàm lượng P > 50% (trích dẫn bởi Wouters et al 2001). Nghiên cứu của Hoàng Tùng (2001) cũng cho thấy hàm lượng prôtêin trong tôm ký cư (Pagurius sp.) ở Queensland - Ôxtrâylia chiếm 52% trọng lượng khô và hàm lượng axit béo chiếm 6,77% (ND).

Cho tôm ăn 2 lần/ngày với khẩu phần 2-15% trọng lượng thân và có sự điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu sử dụng của tôm. Thay nước (70-90%) và xi phông bể mỗi ngày. Chế độ sục khí liên tục đảm bảo cung cấp đầy đủ ôxy cho tôm. Ðịnh kỳ 15 ngày tắm tôm bằng ôxy già hoặc Furan. Sau khoảng 1,5 tháng nuôi, tôm được cắt mắt để kích thích sinh sản.

3. Thu thập và xử lý số liệu

Các yếu tố môi trường được theo dõi hằng ngày và chỉ tiêu sinh trưởng được xác định 15 ngày/lần. Xác định các chỉ tiêu về sinh sản: tỷ lệ thành thục, hệ số thành thục, sức sinh sản (tuyệt đối, tương đối, thực tế), tỷ lệ nở, kích thước trứng.

Phân tích thống kê mô tả và đánh giá sự sai khác về mặt sinh trưởng và khả năng thành thục bằng phần mềm Statistica 6.0, MS-Excel với mức ý nghĩa là 0,05.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Diễn biến các yếu tố môi trường

Trong quá trình theo dõi thực nghiệm, các yếu tố môi trường tương đối ổn định. Giá trị nhiệt độ: 28,7 0,1; pH:7,7- 8; độ mặn: 34,6 0,4. Các yếu tố môi trường chỉ sai khác rất nhỏ khi cấp nước mới từ biển và giữa các bể không có sự sai khác do được thay nước mỗi ngày với cùng một nguồn nước trong cùng một thời gian. Ðiều đó chứng tỏ các yếu tố môi trường ảnh hưởng như nhau lên các nghiệm thức thí nghiệm.

2. Tỷ lệ sống

Tỷ lệ sống của tôm bố mẹ ở các nghiệm thức đều cao, 100% ở các nghiệm thức CB1, ÐC và 85,1% ở nghiệm thức KH, CB2. Như vậy có thể thấy rằng tôm bố mẹ có khả năng sống bình thường khi sử dụng thức ăn chế biến trong điều kiện nuôi nhốt (hơn 2,5 tháng).

3. Tốc độ sinh trưởng

3.1. Tốc độ sinh trưởng của tôm mẹ

Tốc độ sinh trưởng của tôm mẹ chậm ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm. ở các nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến, giá trị tốc độ sinh trưởng về chiều dài và trọng lượng đều âm. Tốc độ sinh trưởng về trọng lượng của tôm nhanh nhất ở nghiệm thức ÐC (0,18 0,03%/ngày) kế đến là nghiệm thức KH (0,01 0,06 %/ngày) thấp nhất ở nghiệm thức CB1 (-0,10 0,04%/ngày). Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối, tương đối của tôm mẹ ở nghiệm thức CB1, CB2 có sự sai khác có ý nghĩa (p < 0,05) so với nghiệm thức đối chứng. Chứng tỏ việc sử dụng thức ăn chế biến có ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm.

Bảng 2. Tốc độ sinh trưởng của tôm mẹ. Số liệu trình bày là giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). Cùng một thông số các chữ cái khác nhau kèm theo minh họa cho sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05)

 

Lô thí nghiệm Tốc độ sinh trưởng
  TL(cm/tuần) TL(% ngày) W(g/tuần) W(% ngày)
CB1 -0,15 ± 0,05a -0,10 ± 0,04a -0,70 ± 0,28a -0,10 ± 0,04a
CB2 -0,12 ± 0,04 ab -0,07 ± 0,03 ab -0,20 ± 0,37 a -0,03 ± 0,05 a
KH 0,08 ± 0,09 ab 0,05 ± 0,05 ab 0,08 ± 0,45 a 0,01 ± 0,06 ab
ÐC 0,14 ± 0,07 b 0,08 ± 0,04 b 1,53 ± 0,30 b 0,18 ± 0,03 b

 

Trong quá trình nuôi vỗ, sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của tôm mẹ là không đáng kể, phải chăng do tôm đã đạt kích cỡ lớn (đạt kích thước sinh sản) và trong thời gian này tôm chỉ tích lũy vật chất dinh dưỡng cho sinh sản.

3.2. Tốc độ sinh trưởng của tôm bố

Ở tôm bố, tốc độ sinh trưởng về trọng lượng cũng chậm, thấp nhất ở nghiệm thức CB1 (0,08 0,58 g/tuần) và cao nhất ở nghiệm thức KH (0,72 0,24 g/tuần). Sự tăng trưởng của tôm ở các nghiệm thức có sự khác nhau nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05). 

 

Bảng 3. Tốc độ sinh trưởng của tôm bố. Số liệu trình bày là giá trị trung bình sai số chuẩn (SE)

Lô thí nghiệm Tốc độ sinh trưởng      
  TL(cm/tuần) TL(%ngày) W(g/tuần) W(%ngày)
CB1 -0,04 ± 0,03 -0,03 ± 0,02 0,08 ± 0,58 0,02 ± 0,13
CB2 0,02 ± 0,07 0,01 ± 0,05 0,50 ± 1,17 0,09 ± 0,23
KH 0,005 ± 0,01 0,003 ± 0,07 0,72 ± 0,24 0,15 ± 0,05
ÐC 0,21 ± 0,11 0,07 ± 0,05 0,26 ± 0,06 0,15 ± 0,09

 

Như vậy, TACB không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ sống nhưng có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tôm. Sự tác động này có liên quan đến khả năng sử dụng thức ăn của tôm. Nhìn chung các công thức thức ăn CB1, CB2 chưa hoàn toàn phù hợp.

4. Khả năng thành thục của tôm bố mẹ

4.1. Tỷ lệ thành thục và tỷ lệ nở của trứng

Trong bốn nghiệm thức thí nghiệm chỉ có nghiệm thức ÐC là có tôm thành thục tự nhiên không cắt mắt (sau 2 tháng nuôi). Mặc dầu chỉ với tỷ lệ thấp (20%) cũng đủ để chứng tỏ là thức ăn truyền thống sử dụng nuôi phát dục tôm bố mẹ là tốt nhất về mặt dinh dưỡng. Sau khi tiến hành cắt bỏ cuống mắt để kích thích tôm mẹ thành thục kết quả thu được 100% tôm lên trứng, trừ nghiệm thức CB2 (75%).

Bảng 4. Tỷ lệ thành thục tự nhiên và thành thục sau cắt mắt

Lô thí nghiệm Tỷ lệ thành thục Sau cắt mắt
Tự nhiên(%) Tỷ lệ trứng(%) Thời gian đẻ (ngày)
CB1 0 100 75 21,5 ± 1,5
CB2 0 75 100 15,5 ± 2,5
KH 0 100 75 6,5 ± 1,5
ÐC 20 100 75 6

Ỏ các nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến thời gian đẻ sau cắt mắt chậm hơn rất nhiều so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức kết hợp. Như vậy ở các nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến tôm vẫn thành thục nhưng thời gian lâu hơn, điều này có thể trong thời gian nuôi vỗ tôm chưa tích lũy đủ chất dinh dưỡng để tham gia sinh sản.

Hình 1. ảnh hưởng của chế độ cho ăn đến tỷ lệ nở của tôm sú, Penaeus monodon. Số liệu trình bày là giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). Các chữ cái kèm theo khác nhau minh họa cho sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p <0,05).

Giữa 3 nghiệm thức ÐC, CB2, KH tỷ lệ nở đều cao và sự sai khác giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Tỷ lệ nở thấp ở nghiệm thức CB1 có thể do tôm ăn mồi kém dẫn đến chất lượng trứng không đạt và cũng có thể do chất lượng tinh trùng không đảm bảo.

4.2. Sức sinh sản thực tế 

Sức sinh sản thực tế của tôm có sự biến động giữa các lần đẻ và giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Trong cùng khoảng thời gian theo dõi, ở nghiệm thức CB1 tôm chỉ đẻ đến lần thứ 3 và sức sinh sản thực tế TB thấp nhất, tiếp đến là nghiệm thức KH, cao nhất ở nghiệm thức CB2 (bảng 5). Sức sinh sản cao ở nghiệm thức CB2 là cơ sở để chứng tỏ có thể sử dụng thức ăn chế biến trong nuôi vỗ tôm bố mẹ.

Bảng 5. Sức sinh sản thực tế của tôm mẹ ở các nghiệm thức qua các lần đẻ. Số liệu trình bày là giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). Cùng một lần đẻ, các chữ cái kèm theo khác nhau minh họa cho sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Lần đẻ

Sức sinh sản thực tế(1.0000 trứng/tôm mẹ)

TN

CB1

CB2

KH

ÐC

1

 

204 ± 21a

522 ± 40 b

-

428 ± 6 b

2

 

184 ± 61 a

493 ± 22 b

203 ± 16 a

308 ± 45 a

3

 

140 ± 18 a

400 ± 18 b

364 ± 25 a

435 ± 40 b

4

 

-

427 ± 17 a

301 ± 15 a

426 ± 33 a

5

 

-

343 ± 34 a

-

388 ± 25 a

TB

 

176 ± 19 a

437 ± 32 b

289 ± 47 ab

397 ± 24 b

 

4.3. Sức sinh sản tuyệt đối, tương đối và hệ số thành thục của tôm mẹ

Sức sinh sản tuyệt đối cao nhất ở nghiệm thức ÐC và thấp nhất ở nghiệm thức CB1. Sự chênh lệch này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tuy nhiên do kích thước tôm mẹ ban đầu có một sự chênh lệch nhất định nên đánh giá khả năng thành thục dựa vào sức sinh sản tương đối và hệ số thành thục sẽ khách quan hơn.

Bảng 6. Sức sinh sản tuyệt đối, tương đối và hệ số thành thục (HSTT) của tôm mẹ. Cùng một thông số, các chữ cái kèm theo khác nhau minh họa cho sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

 

ÐC

Lô TN

Chỉ tiêu

 

Sức sinh sản tuyệt đối (1.000 trứng/buồng trứng)

Sức sinh sản tương đối(số trứng/g trứng)

HSTT(%)

CB1

196 ± 32 a

1.916 ± 309 a

4,29

CB2

376 ± 7,8 bc

2.904 ± 60 b

6,85

KH

319 ± 19 b

2.474 ± 146 ab

6,06

410 ± 9 c

2.984 ±  68 b

7,65

 

Bảng 7. Kính thước trứng ở các thí nghiệm thức thí nghiệm

 

Lô TN

Kích thước trứng (mm)

CB1

279,26 ± 2,92

CB2

279,3 ± 3,69

KH

285,00 ± 2,95

ÐC

278,80 ± 1,41

 

Khi so sánh giữa các nghiệm thức CB2, KH, ÐC về sức sinh sản tương đối và hệ số thành thục thì cao nhất vẫn ở nghiệm thức ÐC, thấp nhất ở nghiệm thức CB1. Như vậy, chế độ cho ăn có ảnh hưởng đến sự sinh sản của tôm mẹ.

5. ảnh hưởng của TACB đến kích thước của trứng

Kết quả kiểm tra kích thước trứng cho thấy sự sai khác giữa các nghiệm thức thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

6. Thảo luận

Tôm sú có nguồn gốc từ đầm có khả năng sinh sản kém hơn tôm có nguồn gốc từ biển cùng kích cỡ (Phan Ðình Phúc & Nguyễn Cơ Thạch, 2000). Khả năng thành thục của tôm sú bố mẹ từ thực nghiệm cho thấy phù hợp với nghiên cứu của Ngô Anh Tuấn (1996) (2.640 1.270 số trứng/g tôm mẹ). So sánh giữa 4 nghiệm thức thí nghiệm thì nghiệm thức ÐC là tốt nhất trong nuôi vỗ phát dục tôm sú bố mẹ. Ðiều này còn được khẳng định thông qua tỷ lệ sống đến Postlarvae 12 cao nhất ở ÐC

(54,67%) tiếp đến là CB2 (50,16%) và KH (45,84%). Mặc dù chưa đạt được kết quả như nghiệm thức ÐC nhưng kết quả thành thục ở nghiệm thức CB2 rất khả quan (cao hơn cả nghiệm thức KH). Có thể giải thích được lý do tôm ở nghiệm thức KH thành thục kém hơn có thể do tôm ngưng ăn mồi vào lần cho ăn thức ăn chế biến dẫn đến khoảng cách giữa các lần tôm ăn mồi lớn. Theo Harrison (1990), sự thiếu dưỡng chất trong suốt thời kỳ trước khi tôm phát dục và có khả năng sinh sản có thể làm suy yếu sức khỏe và khả năng sinh sản của tôm bố mẹ. Dẫn đến kết quả là làm cho số trứng ít hơn và thành phần trứng thay đổi cũng như khả năng nở của trứng.

Ở nghiệm thức CB1, CB2 sự khác nhau về thành phần dinh dưỡng trong thức ăn không đáng kể (43,19% P, 16,17 % L ở CB1 và 47,35% P, 16,13% L ở CB2) nhưng khả năng thành thục chênh lệch rất lớn. Sự chênh lệch này chắc chắn có liên quan đến khả năng ăn mồi của tôm. Ngoài ra, còn phải kể đến ảnh hưởng của kích cỡ, chất lượng tôm bố mẹ, tuy nhiên ảnh hưởng này không đáng kể do tôm bố mẹ cùng nguồn. Mặc dù có sự sai khác về trọng lượng ban đầu nhưng sự chênh lệch này không thể tác động lớn đến khả năng thành thục. Như vậy, sự thành công khi sử dụng TACB có liên quan đến sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho tôm.

Mặc dù kết quả khả quan ở nghiệm thức CB2 nhưng chưa thể khẳng định để ứng dụng vào thực tế. Thời gian thành thục sau cắt mắt lâu gấp 2,5-3 lần nghiệm thức đối chứng là điều đáng quan ngại. Ngoài ra, hàm lượng P, L trong thức ăn cao cũng là điều đáng quan tâm, việc giảm hàm lượng P đồng nghĩa với việc giảm chi phí sản xuất thức ăn điều này có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất đại trà.

III. KẾT LUẬN

1. TACB có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tôm bố mẹ.

2. Có thể sử dụng thức ăn chế biến trong nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ.

3. ở nghiệm thức CB2, sức sinh sản tương đối gần tương đương với nghiệm thức ÐC, phù hợp cho nuôi vỗ tôm bố mẹ hơn CB1.

Ks. Hồ Thị Bích Ngân, Ts. Hoàng Tùng, Ths. Ðào Văn Trí, Trường Ðại học Thủy sản Nha Trang & Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III - Thông tin KHCN & Kinh tế thủy sản, số 10/2005

Thử nghiệm nuôi phát dục tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) bố mẹ bằng thức ăn chế biến

Nghiên cứu thức ăn chế biến sử dụng trong nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ có vai trò quan trọng trong việc chủ động nguồn tôm bố mẹ phục vụ sản xuất giống. Thí nghiệm được tiến hành với bốn nghiệm thức: chế biến 1 (CB1), chế biến 2 (CB2), kết hợp thức ăn chế biến với thức ăn tươi (KH) và nghiệm... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #64
Chiêu số 63: Dùng nhiều phân có hại hơn là dùng vừa đủ. Đừng tưởng bón quá nhiều phân là làm cho cây mau lớn mà là giết cây



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #54
Chiêu số 54: Phân chia cây là một vấn đề. Cần lưu ý là cây càng lớn thì cho ta càng nhiều giò hoa.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #33
Chiêu số 33: Hãy dùng giấm cất hơi (distilled) để chùi chất muối bám vào thành chậu đất.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #65
Chiêu số 64: Nếu hồ nghi, cứ dùng phân 20-20-20 là an toàn hơn cả.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #62
Chiêu số 62: Hãy dùng chậu có nhiều lỗ ở đáy. Nên nhớ hoa lan không biết bơi.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #81
Chiêu số 81: Tưới nước tùy thuộc vào nhiệt độ và vật liệu trồng lan và chậu to hay nhỏ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #23
Chiêu số 23: Ráng trồng Vanda trong rổ treo bằng thép mà không có đất trồng. Dây thép không mục nên khỏi phải thay chậu.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #28
Chiêu số 28: Bạn đừng bao giờ tưới quá nhiều nước cho cây mà chỉ nên tưới nhiều lần cho cây mà thôi.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #41
Chiêu số 41: Chia lan với hai hay nhiều củ mầm cộng với bộ rễ hoàn hảo sẽ làm cho cây sống dễ dàng hơn.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #11
Chiêu số 11: Kiến mang sâu bọ và bệnh tật đến cho lan. Muốn diệt trừ kiến hãy rắc Diazinon granule vào chậu và chung quanh nơi để lan.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT