Cách trồng nấm linh chi

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc, ngày 7/29/2013, trong mục "TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Cách trồng nấm linh chi

Cách trồng nấm linh chi

Thời gian trồng nấm Linh chi tốt nhất là từ 15-1 đến 15-3 và từ 15-8 đến 15-9 dương lịch.

 1. Các công đoạn trồng nấm linh chi:

 a. Cách xử lý nguyên liệu:

 Muốn trồng nấm linh chi phải chuẩn bị: Mùn cưa; các loại gỗ không có tinh dầu, độc tố; túi nylon chịu nhiệt; bông nút, cổ nút; các phụ gia(bột nhẹ); nước tưới sạch(nước sinh hoạt ăn uống hàng ngày, nước máy).

 b. Cách đóng túi:

 Lấy nước sạch phun lên mùn cưa, ủ thành đống che cho mùn cưa đủ ngấm nước, trương nở. Sau 24 giờ tiến hành phối trộn thêm các phụ gia: cứ 100kg nguyên liệu cho 1 kg bột nhẹ(CaCO3) HOẶC 0,5 kg vôi bột, đảm bảo độ ẩm 67-70 %, ủ đống 2-3 ngày, đảo đống ủ. Ủ đống cho lên men hiếu khí 2-3 ngày nữa, bổ sung 0,5kg đạm urê, 2% đạm sunfat. Sau đó đóng vào túi, mỗi túi nặng 1,1-1,4 kg, đầu túi giống cho ống nhựa nhỏ tạo cổ túi, buộc chặt lại rồi đưa đi thanh trùng.

 c. Thanh trùng:

 Phương pháp 1: Xếp các túi mùn cưa vào thùng hấp cách thuỷ, sao cho lớp nọ không chồng lên lớp kia để đảm boả nhiệt độ trong thùng chỗ nào cũng được 100oC, hấp trong thời gian 10-12 giờ.

 Phương pháp 2: Thường dùng trong các cơ sở sản xuất lớn. Người ta cho các túi (bịch) nguyên liệu vào nồi áp suất ở nhiệt độ 119-126oC, áp suất đạt 1,2-1,5 at trong thời gian 90-120 phút.

 d. Cấy giống:

 Các túi nguyên liệu sau khi khử trùng lấy ra để nguội trong phòng sạch(phòng được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh), thóang mát.

 Cách 1:Cấy giống trên que gỗ

 Muốn cấy giống phải tao các lỗ ở túi nguyên liệu, mỗi lỗ có đường kính 1,8-2cm, sâu 15-17cm. Khi cấy phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.

 Cách 2: Cấy giống trên hạt

 Dùng que cấy khều nhẹ các hạt giống, bỏ đều lên bề mặt túi nguyên liệu, tránh giập nát hạt giống(lượng giống cấy cho 1 túi nguyên liệu là 10-15g tức 300g giống cấy cho 25-30 túi).

 Cần lưu ý: Giống cấy phải đúng độ tuổi, giống mọc đều trong lọ(chai túi), không có nấm dai, vi khuẩn, nấm mốc. Trước khi cấy phải dùng cồn lau miệng lọ giống, bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không để bề hạt giống bị nát.trong thời gian cấy, chai giống luôn để nằm ngang, sau khi cấy xong, dùng bông đậy nút lại, chuyển túi vào khu vực ươm.

 e. Ươm túi:

 Túi nguyên liệu đã cấy giống chuyển đến khu vực ươm, ở trong lán, phòng thông thoáng sạch sẽ, độ ẩm từ 75-85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-30oC. Đặt các túi trên giàn giá hoặc xếp thành luống, khoảng cách giữa các túi 2-3cm.Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra.

 Trong thời gia ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa vận chuyển, thời gian sợi nấm phát triển nếu có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm, nếu túi bị nhiễm trên bề mặt có thể do thao tác cấy và phòng giống bị ô nhiễm. Túi bị nhiễm từng phần hoặc toàn bộ có thể do túi bị thủng hoặc hấp vô khuẩn chưa đạt yêu cầu.

 f. Chăm sóc thu hái:

 Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, thông thoáng có mái chống mưa dột và chủ động điều chỉnh: nhiệt độ cho phù hợp từ 22-28oC; độ ẩm không khí đạt 80-90%; ánh sáng khuếch tán và chiếu đều mọi phiá, kín gió.Nhà trồng có hệ thống giàn giá để tăng diện tích sử dụng.

 Trong quá trình chăm sóc thu hái có 2 cách:

 * Phương pháp không phủ đất:Sau khi cấy giống đến khi rạch túi khoảng 25-30 ngày sợi nấm đã ăn kín 3/4 túi, rạch 2 vết sâu vào trong túi dài 0,2-0.5cm đói xứng 2 bên, đặt túi lên giàn cách nhau 2-3cm để nấm không chạm vào nhau. Từ 7-10 ngày đầu chỉ tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải.Khi nấm bắt đầu mọc từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì vừa tạo ẩm vừa tưới phun sương nhẹ vào túi mỗi ngày 1-3 lần (tuỳ theo thời tiết)cho đến khi trên mũ nấm không còn viền trắng là thu hái.

 Thu hái: Dùng dao hoặc kéo sắc cắt sát mặt túi, lau sạch nấm, đem phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 40-45oC. Độ ẩm nấm khô 23%, cứ khoảng 3kg nấm tươi được 1kg nấm khô.

 Khi đã hái xong đợt 1, chăm sóc như ban đầu để tận dụng thu đợt 2. Năng suất thu hoạch: cứ 1 tấn nguyên liệu cho 18-30 kg linh chi khô. Kết thúc đợt nuôi trồng phải tẩy trùng nhà xưởng bằng focmon 0,5-1%.

 * Phương pháp phủ đất: Khi sợi nấm đã ăn kín 3/4 túi, gỡ bỏ nút bông, mở miệng túi phủ lên trên một lớp đất dày2-3cm. Đất phủ được lấy từ ruộng màu,(dùng cuốc, xẻng đập nhỏ đất) sàng bỏ tạp chất(bụi, rác) lấy hết đất to chỉ để lại những hạt bằng hạt gạo đến hạt ngô là được.

 Sau khi phủ đất cần lưu ý chăm sóc, nếu thấy đất phủ khô dùng bình tưới phun nhẹ lớp nước như sương để đất ẩm lại, không được tưới nhiều để tránh nước thấm xuống nền gây nhiễm bệnh ảnh hưởng đến quá trình tạo nấm(quả thể).Trong thời gian 7-10 ngày đầu kể từ khi phủ đất, độ ẩm không khí trong nhà phải đạt80-90% bằng cách tưới nước xuống nền nhà, cho đến khi quả thể bắt đầu nhô lên khỏ mặt đất là thu hoạch được.Thời gian từ lúc nấm lên đến lúc thu hoạch kéo dài 65-70 ngày.

 Theo VNG

www.vietlinh.vn

 

Trồng thành công nấm linh chi trên bã mía

Các nhà khoa học trẻ thuộc Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam) vừa trồng thành công nấm linh chi trên bã mía, nguồn nguyên liệu dư thừa ở nhiều địa phương. Nấm linh chi trồng trên bã mía cho năng suất cao hơn trên mùn cưa từ 10 - 15% và đạt 45kg nấm khô trên 1 tấn bã mía. Nấm linh chi trồng trên bã mía có một số hoạt chất nhóm polysarcarit và một số axit amin không thay thế với hàm lượng cao hơn trong nấm linh chi trồng trên mùn cưa. Bã mía sau khi trồng nấm trở thành nguồn phân bón hữu cơ chất lượng thay thế phân hóa học để cải tạo đất trồng mía...

NTNN, 11/2003

www.vietlinh.vn

 

Sản xuất thành công nấm linh chi sinh khối 

Bằng việc sản xuất nấm linh chi sinh khối từ sợi nấm, công nghệ lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam, sản phẩm linh chi được tạo ra không những lớn về số lượng mà còn có một số thành phần hoạt chất quan trọng không thua kém nấm cổ linh chi vốn đã và đang được nhiều người săn lùng ráo riết. Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Chính, Chủ nhiệm công trình hoàn thiện công nghệ sản xuất một số chủng nấm linh chi đoạt giải ba Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam của Quỹ VIFOTEC, nói: Linh chi sinh khối được chứng minh có chứa các thành phần hoạt chất quý cao gấp nhiều lần so với linh chi sản xuất bằng phương thức truyền thống.

Thành phần chống khối u của nấm linh chi của công trình đạt 18%, có trường hợp đạt 20-36%, trong khi nấm linh chi từ các nơi khác, tức sản phẩm nấm dưới dạng quả thể to như cái đĩa, chỉ đạt 5-6%. Đó là các enzym, kháng sinh, protein, 17 loại acid min, polysacharid (1-3 beta-D-glucan)...

Không những thế, linh chi sinh khối còn hơn hẳn công nghệ sản xuất nấm quả thể như thời gian thu hoạch ngắn. Đặc biệt, giá bán của linh chi sinh khối cao gấp đôi quả thể, 600.000 đồng/kg so với 300.000 đồng/kg. Khi sử dụng, không cần loại bỏ bã như nấm quả thể.

Trong số tám sản phẩm của công trình, đáng chú ý có sản phẩm mang tên Sinh linh và Bào tử nấm linh chi. Bào tử nấm linh chi lâu nay bị nhiều người cho là không tốt nên thậm chí cho rửa trôi bào tử. Các nhà khoa học trong nhóm đề tài làm ngược lại. Họ cho thu hồi và sử dụng chúng như một trong những sản phẩm chính. Điều thú vị là chính những bào tử này chứa hoạt chất germanium có tác dụng làm giảm đau cho bệnh nhân ung thư. Chính vì tác dụng to lớn ấy giá 1 kg bào tử nấm linh chi vọt lên 5 triệu đồng.

Bột linh chi tổng hợp và nguyên chất từ sinh khối được ứng dụng thử tại một số bệnh viện như Saint Paul, Hữu nghị cho các bệnh nhân cao huyết áp, viêm gan, ung thư, v.v. Kết quả bước đầu được đánh giá rất khả quan.

Sản lượng nấm linh chi cả nước hiện đạt 10- 15 tấn. Nếu sản xuất sinh khối nấm theo công nghệ của công trình, mỗi năm có thể đạt vài chục tấn. Giá trị kinh tế của nấm linh chi cao hơn hẳn các loại nấm thông thường. Trong khi nấm linh chị có thể bán 300.000- 600.00 đồng/kg, nấm khác chỉ bán được 15.000-20.000 đồng/kg.

Sinh linh là loại bột sinh khối nấm linh chi nguyên chất đóng gói 100 g/hộp giá 60.000 đồng/hộp từng đoạt Huy chương Vàng tại hội chợ XNK và tiêu dùng hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2003. Sinh linh tỏ ra hữu hiệu trong việc chống một số loại vi khuẩn gây bệnh, gây ngộ độc thức ăn, chống khối u, chống phóng xạ. Đặc biệt, khả năng bảo vệ tế bào khi đột biến gene (khi tế bào lành chuyển sang tế bào ác tính, tế bào ung thư) của linh chi sinh khối cao hơn linh chi ở dạng quả thể.

Trong khuôn khổ hợp tác với Hàn Quốc theo nghị định thư cấp chính phủ thuộc Trường đại học Khoa học Tự nhiên, sản phẩm sinh Sinh linh khối vừa được cấp cho 30 bệnh nhân ung thư gan tại BV Ung thư Trung ương dùng thử trong ba tháng để đánh giá tác dụng hỗ trợ chữa ung thư của sản phẩm độc đáo này.

Ưu điểm nổi bật về công nghệ của linh chi sinh khối mà nhóm đề tài thực hiện chính là ở chỗ công nghệ đơn giản trong khi sản phẩm có hoạt chất sinh học cao như nêu qua ở trên. Không cần máy móc đắt tiền, các nhà khoa học có thể giúp bà con sản xuất sinh khối quanh năm và không phải theo thời vụ. Các nước phát triển cũng đã và đang sản xuất linh chi sinh khối và đúng là họ đi trước ta từ lâu. Song công nghệ của họ phức tạp, đắt và vì thế, không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại ở Việt Nam.

Bài học thú vị từ công trình này chính là ở chỗ các nhà khoa học hoàn toàn có thể sống bằng sản phẩm của mình nếu đề tài xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Một khi Bộ Y tế tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng thử, các sản phẩm nấm linh chi không cải của đề tài sẽ được khẳng định sớm hơn, có lợi không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn cho các nhà sản xuất, nhất là cho người tiêu dùng.

Nhan dan, 26/7/2004

www.vietlinh.vn

 

Trồng nấm bào ngư trên cơ chất rơm

Đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa lớn nhất cả nước, điều đó có nghĩa là nguồn rơm rạ cũng dồi dào. Trước đây rơm chỉ để đốt đồng, phủ liếp dưa... Mới đây, nhờ sáng kiến của một "anh cử", rơm rạ bỗng "lên đời" nhờ ăn theo nấm bào ngư (nấm sò).

Đề tài nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng nấm bào ngư xen vườn cây ăn trái của anh Võ Văn Long, Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ Vĩnh Long vừa được Hội đồng nghiệm thu khoa học cấp cơ sở đánh giá xuất sắc. Anh Long cho biết: "Trước đây nguyên liệu trồng nấm bào ngư chủ yếu lấy từ mạt cưa cây cao su, vừa phải vận chuyển xa, giá thành cao. Sau đó, người ta còn sử dụng cơ chất là cơm xơ dừa, bã mía nhưng cũng không hiệu quả lắm, cộng với chi phí thiết bị hấp thanh trùng cao (50-80 triệu đồng/cái), lại đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, không phù hợp với nhà vườn. Còn hiện nay với nguồn nguyên liệu rơm dồi dào, rẻ tiền, dễ kiếm ở vùng ĐBSCL, trồng nấm bào ngư cho hiệu quả kinh tế rất cao. Thay vì sử dụng thiết bị hấp, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ Vĩnh Long đã cho ra đời chế phẩm xử lý rơm vừa rẻ 1.700đ/bịch (750 gam) có thể pha được 50 lít nước, dễ sử dụng. Nếu áp dụng trồng nấm bào ngư trên cơ chất rơm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế gấp 10 lần trồng nấm rơm".

Hiện nay, tại Vĩnh Long có khoảng 30 nhà vườn và một số nhà vườn ở Trà Vinh, Tiền Giang đã trồng nấm bào ngư trên cơ chất rơm xen lẫn vườn cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Huỳnh Hải ở huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long cho biết: "Gần 1 năm trồng nấm bào ngư xen trong vườn nhãn, hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt. Từ lúc trồng đến thu hoạch 2 tháng, sau đó lấy bã rơm bón cho cây trong vườn. Còn việc chăm sóc cũng đơn giản, mỗi ngày tưới 3 lần sáng - trưa - chiều và như vậy cũng tưới luôn cho vườn cây tiện lợi vô cùng".

Sắp tới anh Long sẽ thành lập hợp tác xã sản xuất để gắn kết nhà sản xuất với thị trường tiêu thụ. Hiện nay, anh Long đã liên hệ được với Công ty Phú Quý - khu công nghiệp Vĩnh Long và Xí nghiệp Chế biến nấm xuất khẩu, 2 đơn vị này sẽ mua với số lượng mỗi ngày trên 100 kg/đơn vị. Điều này hứa hẹn một thị trường lớn, kéo theo sự phát triển nghề trồng nấm bào ngư ở ĐBSCL.

Trương Công Khả (TN)

www.vietlinh.vn

Cách Trồng Nấm Linh Chi tốt

Giới thiệu chung về nấm linh chi: Nấm linh chi Cách đây hàng ngàn năm, nấm linh chi được dùng để làm thuốc. Các sách dược thảo của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhận linh chi được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Cách Trồng Nấm Linh Chi 1. Giới thiệu chung về nấm linh... Xem chi tiết


Chia sẻ bài báo này với bạn bè.


Ý kiến bạn đọc

Viết bình luận của bạn
Name:
E-mail:
Lời bình:
Insert Cancel


Các bài báo cùng chuyên mục Các bài báo cùng chuyên mục

Nuôi gia súc


Nuôi gia cầm


Nuôi các loại khác


Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi


Trồng cây ăn trái


Trồng rau đậu, hoa màu


Trồng cây lương thực


Trồng hoa, cây cảnh


Trồng cây rừng, cây công nghiệp


Cây làm thuốc, con làm thuốc

Rau hoa quả làm thuốc (Thảo dược)


Trồng các loại cây khác


Phân bón

Phân bón và cách bón phân

Nước tưới và tưới nước

Tưới nước và tiết kiệm nước tưới

Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa


Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp


Bảo quản, chế biến sau thu hoạch


Các chuyên đề nông nghiệp khác



































NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
Giỏ hàng

Bạn chưa bỏ gì vào giỏ hàng

Lịch sử hóa đơn

GIÁ NÔNG SẢN
Lợn hơi
55,000/Kg
Điều hạt thô
26,000/Kg
Đường Biên Hoà (loại xuất khẩu)
21,000/Kg
Muối hạt
5,500/Kg
Muối iốt
6,000/Kg
Gà Tam Hoàng hơi
72,000/Kg
Gà Công nghiệp hơi
45,000/Kg
Thịt nạc đùi bò
220,000/Kg
Thịt bò thăn
260,000/Kg
Thịt lợn đùi
85,000/Kg
Thịt nạc
95,000/Kg
Trứng vịt
34,000/Kg
Trứng gà công nghiệp
25,000/Kg
Vừng vàng loại 1
65,000/Kg
Đậu đen loại 1
50,000/Kg

Xem giá các mặt hàng khácXem giá các mặt hàng khác

Top 5 Ecommerce Platforms To Build A Website Store In 2021
by SmartOSC Zoho
Thực Hư Chuyện Tinycat99 Lừa Đảo? Có Nên Tin Tưởng Nhà Cái Tinycat99?
by nguyenbich
Điểm cung cấp trực tiếp Máy lạnh giấu trần MITSU HEAVY nối gió giá hữu nghị
by maylanhvinhphat
Kim cương 5 ly có giá bao nhiêu? 5 ly là bao nhiêu carat?
by duyhung1123456
Chọn ổ nhẫn kim cương đẹp - Những cách chọn ổ nhẫn hảo hạng
by duyhung1123456
HOA LAN BÍ KÍP

Hoa Lan Bí Kíp #55
Chiêu số 55: Hoa lan cần 50% độ ẩm hay hơn. Đặt cây lan trên một cái khay có đá cuội và nước. Đừng để nước chạm chậu cây.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #31
Chiêu số 31: Vào dịp Giáng-Sinh, thay vì dùng hoa Poinsettia có thể dùng Cattleya percivaliana, vừa đẹp vừa thơm.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #61
Chiêu số 61: Hãy đặt cây lan ở nơi làm sao cho ta có thể ngắm được hoàn toàn đoá hoa rực rỡ. Khi hoa tàn hãy mang ra chỗ khác.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #62
Chiêu số 62: Hãy dùng chậu có nhiều lỗ ở đáy. Nên nhớ hoa lan không biết bơi.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #60
Chiêu số 60: Khi tưới nước, đặt chậu lan trên đĩã hứng hoặc đem lại bồn rửa chén và tưới cho đến khi nước hoàn toàn chảy qua lỗ chậu.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #73
Chiêu số 73: Nên tưới nước vào ngày hôm trước hoặc 4-5 giờ trước rồi mới bón phân. Đừng bao giờ tưới bón khi nhiệt độ xuống dưới 50°F (10°C).



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #63
Chiêu số 66: Nếu bạn muốn khử trùng mà không dùng đến lửa thì dùng 10% thuốc tẩy giặt Chlorox (bleach) hay 3% nước Oxy già (H2O2) pha với nước.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #45
Chiêu số 45: Giảm thiểu phân trong thời gian cây nghỉ dưỡng. Tưới tháng một lần phân là đủ.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #78
Chiêu số 78: Không nên tưới vào lá khi trời nắng gắt. Lá và mầm non sẽ bị cháy.



theo hoalanvietnam.org

Hoa Lan Bí Kíp #66
Chiêu số 65: Nếu bạn đang tìm kiếm một loại lan trưng bày trong nhà thì cứ thử trồng cây Hồ-Điệp. Nó sinh ra để trồng trong nhà.



theo hoalanvietnam.org

chợ nông sản

Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.

Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.

Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?

Tham gia ngay

KỸ THUẬT THỦY SẢN

Kỹ thuật nuôi tôm



Phòng & trị bệnh


Kỹ thuật nuôi cá


Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác


Môi trường nước


Nuôi thủy sản theo mùa


Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị


Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn


An toàn thực phẩm thủy hải sản


Các chuyên đề khác

Video clip nông nghiệp, thủy sản
Hỏi - đáp, thảo luận
Tin tức về các kỹ thuật mới
Các cơ quan khuyến nông - ngư
Các cơ sở đào tạo & nghiên cứu
Sách, giáo trình và website

WEBSITE LIÊN KẾT