Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc,
ngày 7/29/2013,
trong mục "
TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: Bón phân cho nhãn
Bón phân cho nhãn
Bón đầy đủ và cân đối các
loại phân bón làm tăng năng suất quả, và khắc phục hiện tượng ra quả cách năm.
Bón lót: cho vào hốc 10-20kg phân chuồng, lấp đất để cho phân
hoai mục sau đó mới trồng cây.
Bón thúc ở giai đoạn cây 1-3 tuổi. Lượng phân sử dụng cho
một cây là: 200g urê; 300-600g lân; 150-300g KCl. Số phân này được
chia thành 3-4 lần bốn trong năm.
Bón thúc ở giai đoạn cây trên 3 tuổi. Lượng phân bón tăng
dần lên theo tuổi cây. Trung bình bón cho một cây là: 400-500g
N; 150-200 P2O5; 400-500g K2O. Lượng phân này chia thành 4 lần
để bón:
- Trước khi ra hoa bón : 1/3N+1/3K2O
- Khi quả lớn 1cm: 1/3N+1/3K2O
- Trước khi thu hoạch 1 tháng: 1/3K2O
- Sau khi thu hoạch 1 tháng: 1/3N và toàn bộ lân.
Phân được bón bằng cách
xẻ rãnh gốc 1m, cho phân vào rồi lấp đất lại. Có thể bón
thêm phân hoai mục vào rãnh để tăng kali và các nguyên tố vi lượng
cho nhãn.
Khuyến nông Việt Nam
www.vietlinh.vn
Đối với các cây nhãn đã ra hoa quả bình thường
Bón thúc lần 1 sau khi thu quả
Bón bổ sung dinh dưỡng sau khi thu hoạch
quả 15 ngày. Đây là đợt bón chủ lực trong năm nhằm cung
cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây ra lộc thu.
Lượng bón gồm: 30 - 40 kg phân chuồng + 2 - 3 kg phân lân +
0,5 - 0,7 kg urê + 0,5 kg kali. Tuỳ tuổi cây dưới 5 năm rút lượng
phân xuống 1/2. Với cây trên 10 năm cần tăng lên 1,5 lần.
Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30
cm rộng 50 cm trộn đều phân chuồng với các loại phân vô cơ
dải đều theo rãnh sau đó lấp đất bằng phẳng.
Bón thúc lần 2:
Vào tháng 2 chủ yếu bằng phân lân và Kali, mỗi cây 0,5 kg
Kali + 2 kg lân Supe nên hoà với nước phân chuồng để tưới
(có thể dùng phân vi lượng giành cho nhãn, vải phun vào thời
kỳ ra hoa).
Bón thúc lần 3:
Mục đích để thúc quả nhanh lớn. Bón vào tháng 4, lượng
bón: 0,5 kg urê + 0,5 - 0,7 kg Kali + 2 kg lân. Bón đúng, bón đủ và
cân đối cây sẽ cho năng suất cao và chất lượng quả ngon.
Đối với cây ra quả cách năm do thiếu dinh dưỡng:
Đối với cây
quá xấu, đất cằn cỗi không có khả năng ra hoa, kết quả
cần bổ sung dinh dưỡng đặc biệt là Kali và lân trộn thêm
xỉ than, tro bếp bón đều quanh gốc, cần xới xào từ gốc đến
hết chiều rộng tán lá rồi mới rải phân lên đó. Sau đó
rải một lớp bùn hoà mỏng, quấy kỹ và lưu ý đắp gờ để
giữ ẩm. Khi bùn dạn chân chim tiến hành tưới nhử rễ, dùng
nước phân chuồng hoặc nước tiểu và phân NPK khoảng 2kg hoà
lẫn tưới đều lên mặt bùn.
Với những cây khi thấy chất lượng quả kém dần thì dùng
phân bón lá phun lên lá vào thời kỳ ra lộc non, kết hợp bón
xung quanh gốc bằng tro bếp + xỉ than + NPK theo chiều rộng tán
ở độ sâu 1 - 3 cm.
KS. Ngô Thuý Trinh - Trung tâm khuyến nông
www.vietlinh.vn
PHÂN BÓN CHO CÂY NHÃN
1- Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh Nhãn là cây có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới. Nhãn là cây có khả năng chịu lạnh và chịu úng. Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 27-300C. Nhãn thích hợp với nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa, đất xám, đất đỏ ferralit...
Xem chi tiết
Chia sẻ bài báo này với bạn bè.