SX cá con rô phi, mè trắng làm thức ăn cho thủy đặc sản
|
|
Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.
Người viết: khachnonghoc,
ngày 7/29/2013,
trong mục "
TIN NÔNG NGHIỆP"
Tóm tắt: SX cá con rô phi, mè trắng làm thức ăn cho thủy đặc sản
SX cá con rô phi, mè trắng làm thức ăn cho thủy đặc sản
Đó là SX cá con rô phi, mè trắng làm thức ăn cho thủy đặc sản như lươn, ếch, ba ba, cá lóc. Trong các loài cá nước ngọt có lẽ cá mè trắng, cá rô phi có sức sinh sản tương đối cao.
Cá rô phi nuôi 3 – 4 tháng đã sinh đẻ, cỡ cá 10cm có 90 – 1000 trứng. Một năm đẻ 8 – 9 lần, thời gian ấp nuôi 15 – 20 ngày, ấp trứng 3 – 4 ngày ở trong miệng rồi nở ra cá con. Nhiệt độ 5 – 110C, trước đây đã thử nghiệm và theo dõi kết quả ở xã Thanh Phương (Hà Tây), lúc đầu nuôi 3kg cá rô phi sau 3 năm thu được 10 tấn, còn ở Rạng Đông (Ninh Bình) từ 25 kg cá rô phi qua 5 năm thu được 130 tấn.
Cá mè trắng 1kg cá bố mẹ cho đẻ theo phương pháp nhân tạo thu được 7,5 – 10 vạn trứng, đem ấp sau 21 ngày nở thành 2 –3 vạn con cá bột (cỡ 7 – 8mm) nuôi tiếp 1 –2 tháng thu được 1 vạn đến 1,5 vạn cá giống. Con cá cái cỡ 4–6kg/con đẻ được 40 – 50 vạn trứng, đã cho đẻ tái phát dục 3 –4 lứa/năm. Cá hương trung bình một ngày lớn tăng 1,2mm, cá mè giống trung bình tăng 5g/ngày.
Như vậy là nuôi cá rô phi, cá mè trắng từ chỗ cho chúng ăn bằng phân hữu cơ, phân vô cơ, lá dầm... bón xuống ao gây sinh vật phù du làm thức ăn cho cá, rồi cho đẻ SX ra cá bột, cá hương, cá giống để làm thức ăn cho các đặc sản nước ngọt.
Hiện nay phong trào nuôi ếch, ba ba, lươn, cá lóc... đang mở rộng, trừ một số gia đình ở các chợ nông thôn hay các bến cá ở vùng ven biển dễ mua cá vụn "đầu thừa đuôi thẹo" của cá làm thức ăn cho các loài đặc sản trên, còn các nơi khác nhiều khi rất bị động về giải quyết nguồn thức ăn bằng động vật tươi cho các loài nuôi.
Ngoài việc nuôi cá rô phi, mè trắng còn phải có kế hoạch nuôi các loại động vật phù du như Daphnia, ấu trùng muỗi, nuôi giun và các loài động vật khác, đồng thời SX thức ăn bằng chế biến tổng hợp. Có như vậy mới chủ động được nguồn thức ăn nuôi các đặc sản nước ngọt và các loài hải sản có giá trị kinh tế cao.
NNVN, 10/10/2003
Sử dụng khoai ngọt làm thức ăn cho cá rô phi
Cá rô phi có thể cho ăn bằng thức ăn tự chế với thành phần bột bắp, bột mì, bột khoai lang, bột gạo 20-30%, cám gạo 10-20%. Theo kết quả nghiên cứu của Khoa Thủy sản-Trường ĐH Cần Thơ thì: Có thể phối chế 60% cám gạo trong khẩu phần của cá rô phi.
Sử dụng khoai ngọt làm thức ăn...
Xem chi tiết
Chia sẻ bài báo này với bạn bè.